KỸ THUÂT TRỒNG CÂY BƠ

KỸ THUÂT TRỒNG CÂY BƠ

Cây bơ có khả năng thích nghi rộng và có thể chống chịu tốt với các tác động bất lợi của môi trường như hạn hán, gió hay đất nghèo chất dinh dưỡng.

Tưới nhỏ giọt cho cây bơ

 

Ngoài yếu tố giống thì kỹ thuật trồng cây bơ cùng các biện pháp chăm sóc là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất và chất lượng, đem lại nguồn lợi kinh tế cao.

Kỹ thuật trồng cây bơ:

– Cây bơ nên được trồng với khoảng cách 8m x 7m hay 9m x 6m, có thể tiến hành trồng xen kết hợp che bóng và chắn gió cho cà phê với khoảng cách 9m x 9m hoặc 9m x 12m.

–  Hố đào để trồng cây có kích thước. Trước khi trồng cần bón lót cho mỗi hố 15 – 20 kg phân chuồng hoai cùng 0,5kg lân Ninh Bình, và rải 0,3 -0,5kg vôi.

 

– Cách trồng: sử dụng dao rạch vòng tròn để bỏ đáy túi nylon, rồi cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, sau đó rạch dọc từ đáy lên 10cm, tiếp đó đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất khoảng 5 cm, để ngọn quay về hướng có gió và lấp đất khoảng 1/2 bầu cây. Sau đó, rút túi nylon ra từ từ và kết hợp lấp, nén đất vào xung quanh bầu đất.

Tùy theo từng loại đất và giống để điều chỉnh khoảng cách trồng cho phù hợp. Đối với đất có độ phì thấp thì nên trồng với khoảng cách 7m x 7m (tương đương 200 cây/ha), hoặc 7m x 8m (tương đương178 cây/ha). Đối với những giống bơ lai được trồng trên nền đất có độ phì nhiêu cao thì cần được trồng với khoảng cách thưa hơn là 8 m x 8 m (tương đương 156 cây/ha).

Cách chăm sóc cây bơ

  • Tiến hành tưới nước 

    ngay sau khi trồng. Nếu 

    trồng bơ

     trong mùa khô cần phải tưới nước ít nhất 1 tháng đầu.

  • Việc cắt tỉa cành

     trong năm đầu giúp cho cây có được hình dáng khỏe mạnh, cành lá tỏa đều quanh cây. Nên bấm ngọn ở độ cao 60 cm đến 70 cm sau khi trồng. Sau đó tiến hành cắt tỉa những chồi vượt, những cành cong queo, mọc chồng chéo nhau hoặc những cành sâu bệnh,…

Tưới nhỏ giọt cây bơ

– Bón phân: để cung cấp các chất dinh dưỡng vi lượng, nâng cao độ phì, tăng khả năng giữ nước cho cây cần bón phân hữu cơ, còn muốn tăng hiệu suất thì nên sử dụng phân bón khoáng NPK.

+ Bón phân năm 1: sau khi trồng 20 ngày cần bón cho cây phân NPK(15-15-15) hoặc NPK(16-16-8) với lượng 100-150g/gốc. Sau đó 1 tháng lại bón lần 2 với lượng phân như lần 1. Khi cây bơ còn nhỏ nên phun thêm phân bón lá kết hợp với các loại thuốc trừ sâu rầy để phòng trừ sâu bệnh và bổ sung thêm được dinh dưỡng cho cây với định kỳ 1-2 tháng.

+ Ở năm thứ 2: bón 0,5-1 kg NPK và chia làm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.

+ Đến năm thứ 3 và năm thứ 4: khi cây bắt đầu cho quả nên bón cho mỗi gốc 2-3 kg NPK và chia làm 3 lần bón: lần 1 vào sau khi thu hoạch, lần 2 là trước ra hoa, và lần 3 bón sau khi quả đậu khoảng1 tháng. Khi cây đã cho quả ổn định thì mỗi năm cần bón 4-5 kg NPK, mỗi gốc bón thêm 0,5-1kg phân kali (K2SO4), bón vào thời điểm trước thu hoạch khoảng 1 tháng để tăng chất lượng cho quả.

  • Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây bơ

+ Sâu cuốn lá là loại sâu nhả tơ cuốn lá lại để làm tổ, sâu có độ dài khoảng 10mm, có màu xanh và trên mình sâu xuất hiện những lằn ngang không rõ rệt. Để phòng trừ sâu cuốn là cần dùng các loại thuốc trừ sâu nội hấp để phun.

+ Đối với rầy bông: chúng thường xuất hiện vào mùa mưa, rầy bông chích hút nhựa lá và đọt non cùng quả non làm cho cây giảm đi sức tăng trưởng. Cần dùng các loại supracide, suprathion hoặc bassa,… để phun trừ rầy.

 

 

+ Bệnh thối rễ ở cây bơ do nấm Phytophthora cinnamoni gây ra. Cây bị bệnh có hiện tượng tán lá xơ xác, lá đổi từ màu xanh sang màu nhạt rồi rụng. Cành cây bị chết dần từ ngọn xuống đến thân chính. Để phòng trừ bệnh thối rễ cần: vệ sinh vườn ươm sạch sẽ; trồng cây bơ các loại đất có kết cấu tơi xốp; khi phát hiện những vết thối trên thân cây cần cạo sạch chúng và quét sulfate đồng hoặc vôi đặc.

Trồng bơ bao lâu được thu hoạch?

Cây bơ được ươm bằng hạt sẽ bắt đầu cho quả sau khi được trồng 5-7 năm. Đối với cây ghép sẽ cho quả bói sau khi trồng 1-2 năm. Tùy theo giống bơ mà năng suất biến động từ 8-20 tấn/ha/năm.

Chúc bà con đạt được năng suất và chất lượng tốt khi áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây bơ.

Tin tức khác