KỸ THUẬT TRỒNG BƯỞI ĐỎ TÂN LẠC THEO PHƯƠNG PHÁP HỮU CƠ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự liên kết trong phát triển sản xuất, giống Bưởi đỏ Tân Lạc đã được người tiêu dùng trong cả nước biết đến và quan tâm ưa chuộng bởi màu hồng đỏ bắt mắt của múi bưởi khi chín, kết hợp với vị ngọt dịu, giòn giòn thơm đặc trưng. Diện tích gây trồng bưởi Đỏ đã được mở rộng không chỉ trên địa bàn huyện Tân Lạc mà còn được mở rộng ở nhiều huyện khác trong tỉnh Hòa Bình, đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho bà con nông dân. Đặc biệt, gây trồng bưởi Đỏ theo phương pháp hữu cơ đang là một hướng đi được ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình, nhằm tạo ra một sản phẩm bưởi Đỏ đảm bảo chất lượng, mang đậm hương vị đặc trưng riêng của giống bưởi Đỏ Tân Lạc, đồng thời bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Sau đây xin giới thiệu với bà con kỹ thuật gây trồng giống bưởi Đỏ Tân Lạc thep phương pháp hữu cơ đang được áp dụng có hiệu quả trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Vườn Bưởi Đỏ Tân Lạc tại HTX Bưởi hữu cơ và Dịch vụ Nông nghiệp Tân Đông, Tân Lạc, Hòa Bình
1
. Chọn giống
Chọn cây sinh trưởng khỏe, lá xanh đậm, có từ 1 đến 3 cành cấp 1, không sâu bệnh.
Với cây gốc ghép: Chiều cao cây tính từ mặt bầu đạt >60cm; đường kính gốc ghép >0,8cm; đường kính cành ghép (Đo trên vết ghép) >0,7cm. Chiều dài cành ghép >40cm.
Với cây giống từ cành chiết: chọn cây có đường kính từ 1,5-2cm, có 2-3 cành cấp 1, sinh trưởng tốt, lá xanh đậm, có bộ rễ phát triển khỏe mạnh.
2.
Chọn đất xử lý thực bì, cuốc hố
:
2.1. Lựa chọn đất trồng:
Đật trồng Bưởi Đỏ Tân Lạc thích hợp trên đất đồi hoặc đất phù sa, nên chọn những nơi đất thoát nước tốt, có tầng canh tác đầy từ 0,5 – 1 m, pH thích hợp từ 5,5 – 6,5.
Trong canh tác hữu cơ, đất trồng phải được phân tích đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn của sản xuất Nông nghiệp hữu cơ.
2.2. Phát dọn thực bì:
Đất được phát dọn, làm sạch cỏ dại trước khi làm đất 1 – 2 tháng, thực bì không được đốt mà sử dụng làm vật liệu che phủ, giảm tình trạng gây xói mòn, rửa trôi đất đặc biệt là ở vùng đồi dốc.
2.3. Cuốc hố:
Đào hố có kích thước 60x60x60cm, hố cách hố 6-7m m, hàng cách hàng 6-7 m.
Với đất dốc, nên đào hố theo đường đồng mức từ phía trên đỉnh đồi xuống, khi cuốc để phần đất tơi xốp trên mặt riêng một bên.
Ở nơi đất trũng nên thiết kế rãnh thoát nước. để tránh úng ngập gây chết cây.
3
. Thời vụ và cách trồng
3.1. Thời vụ trồng:
Trồng vào vụ Xuân hoặc vụ Thu, khi trời râm mát.
3.3. Cách trồng:
Xé bỏ vỏ bầu, đặt cây thẳng giữa hố, với cây giống từ cành chiết đặt nghiêng 1 góc 45 độ theo chiều dốc, lấp đất giữ chặt cây nén chặt xung quanh, tưới ẩm cho cây. Cắm cọc cố định cây buộc bằng dây nilon để tránh cây bị lay gốc. Có thể tủ thêm rơm rạ, cỏ khô để tủ gốc, giữ ẩm cho cây.
4. Chăm sóc:
4.1. Tưới nước:
Nước dùng để tưới cho canh tác hữu cơ phải được phân tích để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn trong NNHC
Từ sau trồng đến khi cây bén rễ, ra lộc khoảng 1-3 tháng, tuỳ tình hình thời tiết tiến hành tưới nước 1- 2 lần/1 tuần. Khi trời khô hạn có thể tưới thường xuyên hơn.
Giai đoạn cây sinh trưởng ổn định tưới nước 1-2 lần/tháng.
4.2. Bón phân:
Căn cứ vào tuổi cây, tình hình sinh trưởng và khả năng cho năng suất của cây có thể bón phân cho cây theo từng giai đoạn như sau:
+ Bón lót khi trồng: 30-50kg phân ủ hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục + 0,5kg phân lân nung chảy. Tiến hành bón lót khi đào hố, trước trồng khoảng 15-20 ngày.
+ Các năm tiếp theo: Bón 20-30kg phân chuồng hoai mục+0,5-1kg phân lân nung chảy/gốc.
Ngoài ra từ năm thứ tư trở đi có thể tưới bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng từ đậu tương và cá trong giai đoạn cây ra quả đến trước khi thu hoạch khoảng 15-30 ngày. Việc bón thúc bằng cách này có thể thực hiện 2 – 4 lần/năm với tổng liều lượng 2-3kg đậu tương/gốc/năm, và 0,5kg cá/gốc/năm.
4.4. Làm cỏ:
Tiến hành làm cỏ thường xuyên để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây, và giảm sâu bệnh hại. Chỉ sử dụng các biện pháp thủ công như: nhổ cỏ, xới xáo hoặc dùng máy cắt cỏ, không được sử dụng hóa chất diệt cỏ trong canh tác hữu cơ.
4
.
5. Cắt tỉa cành
Tiến hành cắt tỉa cành để tạo hình tạo tán ở thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Trong quá trình chăm sóc hàng năm, chú ý cắt tỉa cành vượt, cành tăm và mở thoáng tán cây thời kỳ kinh doanh giúp tăng số cành mang quả hữu hiệu, phòng trừ dịch bệnh.
5. Phòng trừ sâu bệnh hại
Trong sản xuất hữu cơ chỉ nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học hoặc thuốc thảo mộc trong danh mục cho phép để phòng và trị bệnh, kết hợp sử dụng các biện pháp thủ công như bắt bẫy, bả,… không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Ưu tiên phòng bệnh hơn trị bệnh.
Áp dụng một số biện pháp tổng hợp để phòng trừ sâu bệnh hại
:
-
Trồng các cây trồng xen dưới tán như: Gừng, Ớt, Sả, Địa liền… hoặc Ổi để xua đuổi Rầy chổng cánh
-
Sử dụng dung dịch Boóc – đô 1 % (vôi pha với đồng ôxít) hoặc nước vôi quét vào gốc cây
-
Cắt bỏ, tiêu hủy cành lá, quả bị bệnh
-
Dùng thuốc trừ sâu, bệnh thảo mộc, sinh học
-
Dùng bả để bẫy côn trùng và một số động vật gây hại (có thể dùng bả “sinh học dẫn dụ”, hoặc bả vật lý (miếng dính côn trùng, chuột…), bẫy ánh sáng,…
Sử dụng dung dịch thuốc thảo mộc từ gừng, tỏi, ớt với liều lượng 120cc/bình phun 18 lít, tiến hành phun thường xuyên định kỳ 2-3 lần/tháng có tác dụng rất tốt trong việc phòng, trừ sâu bệnh hại trên cây.
6. Thu hái và bảo quản
Thu hái khi quả bắt đầu chín vỏ quả chuyển màu vàng, ruột có màu đỏ hồng. Nên thu hoạch vào ngày khô ráo. Quả thu hái xong nếu muốn bảo quản được lâu, có thể sử dụng màng bao PE để quấn quanh quả hoặc xếp quả vào nơi khô thoáng. Có thể bôi vôi đã hòa tan vào cuống quả sẽ bảo quản được bưởi trong vài tháng.
Thu hoạch bưởi Đỏ Tân Lạc tại HTX Tân Đông, Tân Lạc, Hòa Bình
Ông Trần Hồng Năng – Giám đốc HTX Bưởi hữu cơ và DVNN Tân Đông bên vườn bưởi Đỏ hữu cơ
Sản phẩm bưởi Đỏ hữu cơ của HTX Tân Đông, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình