KỸ THUẬT THU HOẠCH MỦ CAO SU

Cây cao su hiện đang được trồng rộng rãi ở Việt Nam có tên gọi là cây cao su ba lá (tên khoa học làHevea brasiliensis). Cây cao su có nguồn gốc ở Bra-xin thuộc châu Mỹ La Tinh, đã được du nhập và trồng tại VN từ cuối thế kỷ 19. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt 2,4 tỉ USD đứng hàng thứ ba trong các loại nông sản xuất khẩu.

I. MỞ ĐẦU

Cây cao su hiện đang được trồng rộng rãi ở Việt Nam có tên gọi là cây cao su ba lá (tên khoa học làHevea brasiliensis). Cây cao su có nguồn gốc ở Bra-xin thuộc châu Mỹ La Tinh, đã được du nhập và trồng tại VN từ cuối thế kỷ 19. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt 2,4 tỉ USD đứng hàng thứ ba trong các loại nông sản xuất khẩu.

Cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời gian chăm sóc cao su từ lúc bắt đầu trồng đến lúc bắt đầu thu hoạch mủ kéo dài từ 5 – 7 năm và thu hoạch liên tục trong nhiều năm. Do thời gian thu hoạch mủ kéo dài trong nhiều năm nên việc  thu hoạch mủ đúng kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo năng suất cao và bền vững trong nhiều năm.

Việc thu hoạch mủ cao su thường kéo dài liên tục 8 – 10 tháng trong năm chứ không theo mùa vụ như các loại cây trồng khác. Để thu hoạch mủ, người ta dùng dao cạo đi một lớp vỏ mỏng trên thân cây để mủ chảy ra và hứng vào chén. Như vậy, muốn thu hoạch mủ ta đã gây ra vết thương cho cây.

II. TỔ CHỨC KHAI THÁC CÂY CAO SU

1. Tiêu chuẩn cây cao su đưa vào cạo mủ

Cây cao su được xem là đủ tiêu chuẩn mở cạo khi bề vòng thân cây đạt từ 50 cm trở lên, đo cách mặt đất 1 m. Cần tránh việc cạo cây quá nhỏ (dưới 40 cm) vì khi bắt đầu mở cạo, sinh trưởng của cây bị chậm lại, cây chậm lớn để cho năng suất lâu dài về sau.

Ngày nay, có nhiều giống cao su sinh trưởng nhanh nhưng vỏ cạo thì mỏng nên khó cạo. Do khi cạo trên lớp vỏ mỏng dễ bị cạo phạm.Vì vậy, một tiêu chuẩn nữa cần xem xét là cây đủ tiêu chuẩn cạo khi độ dầy vỏ trên 6 mm. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho vỏ tái sinh.

2. Số cây trên một phần cạo (số cây một người có thể cạo trong ngày)

Tùy theo địa hình, tuổi cây cạo và sức khỏe của người công nhân cạo mủ. Một người có sức khỏe bình thường có thể cạo miệng ngửa được 400 – 500 cây/ngày.

Trong trường hợp cạo hai miệng úp và ngửa thì số cây cạo chỉ trong khoảng 320 – 380 cây/ngày.

– Tay trái để ngửa cầm phía trên cán dao để điều chỉnh thăng bằng.

– Vị trí của 2 tay trên cán dao tùy thuộc vào độ cao miệng cạo và lưu ý tránh nâng khuỷu tay phải quá cao dễ gây mỏi tay và vai.

– Khi bắt đầu cạo, đứng trước miệng tiền, trọng lượng phân bổ đều trên hai chân, hai bàn chân cách nhau khoảng 25 – 30 cm, góc giữa 2 bàn chân ≈ 900, chân trái đặt hơi chếch về phía thân cây.

 

2. Lấy vuông tiền

Đặt mũi dao ngay miệng tiền, lưỡi dao song song với đường miệng cạo, nhấc nhẹ tay phải lên, khẽ nhấn mũi dao vào vỏ để bấm vuông tiền.

3. Thao tác cạo và di chuyển

– Sau khi bấm vuông tiền, hạ cánh tay phải xuống để lưỡi dao trở lại song song với đường miệng cạo. Điều chỉnh cánh tay phải để cắt một lớp dăm đúng độ dày quy định (1,5 – 2,0 mm).

– Đẩy lưỡi dao dần từ dưới lên để cắt vỏ cạo.

– Trong khi cạo, má dao hướng dẫn phải hơi nghiêng tạo thành một góc khoảng 100 với mặt vỏ tái sinh, sống dao phải luôn tựa vào đáy lòng máng để duy trì độ sâu và độ dày dăm. Để đạt được điều này, chân cần phải di chuyển nhịp nhàng với tay cạo để thân người lúc nào cũng ngang với mũi dao.

– Trước tiên trọng tâm dồn trên hai chân, sau đó theo sự di chuyển của mũi dao, trọng tâm từ từ chuyển sang chân trái. Để di chuyển thân người, bước chéo chân phải về phía sau chân trái, từ từ dồn trọng tâm từ chân trái sang chân phải. Khi trọng tâm hoàn toàn dồn trên chân phải, bước chân trái sang ngang vừa tầm như tư thế bắt đầu cạo. Cứ như thế di chuyển cho đến khi mũi dao đạt đến miệng hậu. Khi di chuyển luôn giữ đều khoảng cách giữa người và thân cây.

– Trong trường hợp miệng cạo còn thấp, hơi khuỵu gối, hạ thấp thân người, mắt luôn nhìn phía trong lòng máng để kiểm soát đường cạo.

 

4. Thu dao (lấy vuông hậu)

Khi mũi dao đến miệng hậu, hơi nâng tay phải lên và lắc dao ra phía ngoài để lấy vuông hậu.

Th. S. Đỗ Kim Thành,

Trưởng bộ môn, Sinh lý Khai thác, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam ĐT: 0917 566 740

Email: [email protected]