KỸ THUẬT PHỤC HỒI VÀ CHĂM SÓC CÂY VẢI THIỀU SAU KHI THU HOẠCH
Trong suốt quá trình ra hoa, đậu quả và nuôi quả, cây vải thiều đã huy động lượng dinh dưỡng lớn để nuôi hoa, nuôi quả. Sau khi thu hoạch quả, cây thường có biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng. Bởi vậy để cây phục hồi nhanh, kịp thời tích lũy đủ dinh dưỡng, phát triển thân lá khắc phục tình trạng ra hoa, đậu quả cách năm bà con cần nắm được các bước cơ bản chăm sóc cho cây vải thiều thời kỳ sau thu hoạch quả.
Bước 1: Tỉa cành, tạo tán cho cây vải:
– Cây vải thiều sau khi thu hoạch quả xong, cành lá thường lởm xởm. Bà con cần dùng kéo cắt cành hoặc dao phát để tỉa những cành tăm, cành vượt tán, cành bị ớm (không có điều kiện cho quả) và tuỳ từng độ cao của cây vải ta có thể hạ thấp những cành trên ngọn xuống để tiện cho quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch quả sau này.
Đốn tỉa cành sau thu hoạch là biện pháp kỹ thuật cơ bản trong thâm canh vải. Đốn tỉa cành đúng kỹ thuật có tác dụng làm cho cây có tán đẹp, thông thoáng, các cành trong tán cây có thể nhận được đầy đủ ánh sáng giúp cho quá trình quang hợp của cây được đầy đủ, giảm sâu bệnh hại, phát huy hiệu quả của phân bón và thuốc BVTV. Ngay sau khi thu hoạch vải xong phải tiến hành đốn tỉa tán cho cây (càng sớm càng tốt). Đối với những cây năm trước đã được đốn tỉa rồi thì việc đốn tỉa tạo tán cho cây đơn giản hơn những cây chưa áp dụng đốn tỉa tạo tán năm trước.
Ngay sau khi thu hoạch vải xong phải tiến hành đốn tỉa tán cho cây (càng sớm càng tốt). Đối với những cây năm trước đã được đốn tỉa rồi thì việc đốn tỉa tạo tán cho cây đơn giản hơn những cây chưa áp dụng đốn tỉa tạo tán năm trước.
Bước 1: Dùng máy cắt hoặc dao phát toàn bộ mặt tán nhằm làm giảm chiều cao của tán, thu hẹp diện tích tán, tạo cho tán có hình bán cầu đẹp. Tiến hành tỉa những cành la, cành vóng, cành bị sâu bệnh, cành vượt (cành tược) trong tán làm cho lòng tán có hình phễu thông thoáng giúp cho ánh sáng chiếu vào làm giảm độ ẩm trong tán hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của sâu, bệnh hại.
Bước 2: Tiến hành tỉa những cành khung mọc thẳng đứng ở giữa tán, cành mọc xiên xẹo, cành bị sâu bệnh tạo cho lòng tán có khoảng trống hình phễu ở giữa tán, tạo điều kiện cho ánh sáng chiếu vào làm giảm ẩm độ trong tán do vậy hạn chế sâu bệnh hại trú ngụ.
Bước 3: Tỉa cành nhỏ trên bề mặt tán, với những cành khoẻ khoẻ đường kính >1cm, ta để lại 2 nhánh hình ngạnh trê, Những cành yếu, đường kính cành nhỏ <1cm chỉ để một nhánh khoẻ, cắt bỏ các nhánh còn lại, loại bỏ các lá già và các lá bị bệnh.
Đối với các vườn vải đã giao tán hoặc các vườn chưa đốn tỉa các năm trước do chưa nắm được kỹ thuật, họăc không có điều kiện chăm sóc. Dùng máy cắt hoặc dao phát cắt sâu vào tán toàn bộ bề mặt, mục đích để thu hẹp và hạ thấp tán để các cây không giao nhau và thuận lợi cho việc chăm sóc sau này. Cắt tỉa những cành khung mọc xiên, cành mọc thẳng đứng giữa tán, loại bỏ các lá già, các cành sâu bệnh như bước 2 và bước 3.
Sau khi đốn tỉa xong tiến hành bón thúc ngay cho cây. Nếu trời không mưa, khô hạn phải tưới nước giúp cho cây nhanh phục hồi lại và phát lộc hè được thuận lợi. Sau khi đợt lộc đầu thành thục (gồm lộc đầu cành và các lộc trong tán) phải tiến hành tỉa lộc định cành. Nếu cành lộc sinh trưởng khoẻ thì mỗi đầu cành chỉ để lại 2 cành lộc, các cành yếu để lại 1 cành. Những cành lộc trong tán ta cũng tỉa thưa hợp lý, không để rậm rạp quá (sau này các cành lộc trong tán này cũng sẽ cho quả).
Đối với cây vải khoẻ trên 5 năm tuổi, cần chăm sóc tốt để vải ra được 3 đợt lộc (2 đợt lộc Hè và 1 đợt lộc Thu), đợt lộc thứ 3 cần kết thúc trong tháng 10 tạo điều kiện hình thành cành quả cho năm sau được thuận lợi, chống hiện tượng ra quả cách năm. Sau khi cây vải có đợt lộc thứ 3 thành thục ta lại tiến hành cắt tỉa cành thêm 1 lần nữa, loại bỏ bớt những cành tăm, cành sâu bệnh, cành gối nhau, giúp cho vải chuần bị bước sang giai đoạn phân hoá mầm hoa được thuận lợi.
Bước 2: Vệ sinh vườn :
– Cùng với biện pháp tỉa cành, bà con nông dân cần thực hiện ngay việc rọn rác dưới gốc vải thiều. Dùng chổi hoặc cào để rọn sạch những cành lá vải rụng dưới gốc, đem thu gom vào một góc vườn rồi đốt đi nhằm hạn chế mần sâu bệnh phát triển.
– Đối với những vườn vải thiều ở dưới thấp, bà còn cần tạo lại các rãnh thoát nước trong vườn vải, bảo đảm cho nước dốc, tránh tình trạng cho cây vải bị chết rút.
– Tiến hành xử lý nấm bệnh bằng các dòng rửa vườn (Bà con tham khảo Chế Phẩm Nano đồng Rửa vườn HLC).
Bước 3: Bón phân cho cây vải:
– Cây vải sau khi cho thu hoạch quả đã mất đi một lượng dinh dưỡng khá cao tập trung vào nuôi quả vải. Bởi vậy sau khi thực hiện việc tỉa cành tạo tán xong, chúng ta cần bón phân cho cây để bù đắp lượng dinh dưỡng đó, bảo đảm cho cây vải có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất (phát sinh được ba đợt lộc tính từ khi thu hoạch quả đến lúc ra hoa).
– Kỹ thuật bón phân cho cây vải:
Bà con dùng quốc tạo rãnh vùng quanh tán cây vải. Rãnh rộng từ 20 – 30 cm, sâu khoảng 15 cm. Sau đó rắc phân vào và lấp rãnh lại, bảo đảm cho phân bón phát huy hiệu quả cao nhất. Phân bón cho cây vải thời kỳ này, dùng các loại phân NPK có hàm lượng đạm cao hoặc phân đơn đạm – lân – kali (Hàm lượng phân đạm bón cho cây ở thời kỳ này bằng 50% tổng lượng đạm bón cho cây trong suốt quá trình chăm sóc, tương tự lượng kali bằng 13% và phân lân bằng 20%).
Tùy từng độ tuổi của cây vải và năng suất quả vừa thu hoạch để quyết định lượng phân bón hợp lý. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng các loại phân chuồng đã qua xử lý bằng chế phẩm sinh học (ủ mục) để bón cho cây vải, giúp cho đất tơi xốp và cây vải phát triển bền đẹp.
Bước 4: Phòng trừ sâu bệnh:
Cây vải thiều sau khi đã được tỉa cành, tạo tán và bón phân xong, chờ một khoảng thời gian ngắn sau sẽ phát sinh đợt lộc đầu tiên. Trong khoảng thời gian cây phát sinh lộc, bà con cần thường xuyên theo dõi vườn vải nhằm sớm phát hiện các đối tượng sâu bệnh gây hại. Tuỳ từng đối tượng sâu bệnh gây hại, ta có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau để phòng trừ hiệu quả.
Nguồn: https://tanyen.bacgiang.gov.vn/ ; http://www.truyenhinhlucngan.vn/