KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM TÔM CÀNG XANH

KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM TÔM CÀNG XANH

Ths. Lê Văn Trúc
Phân viện Nghiên cứu Thuỷ sản Nam Sông Hậu
Liên hệ: ĐT: 0901080202
 Email: [email protected]

 

I. Nuôi quảng canh cải tiến

I.1. Chuẩn bị ao nuôi

Hình thức nuôi này khá đơn giản, được thực hiện trong các ao nuôi  có diện tích lớn ( 5000 – 20.000 m2). Các ao nuôi được đắp bờ chống tràn, chống thất thoát tôm nuôi. Bờ ao có thể được rào lưới hoặc không. Để chủ động trong việc thay và điều chỉnh độ mặn của nước ao nuôi tốt nhất nên xây dựng ao nuôi gần các kênh cấp nơi có cả nguuonf nước ngọt và nước mặn.
Trong ao được thiết kế thành các mương và trảng xen kẽ nhau,hoặc mương chạy xung quanh ao. Thông thường mương được thiết kế có bề rộng 5-6m, độ sâu mực nước 1,2m. Trảng có độ sâu mực nước 30 -40 cm, trên bề mặt trảng có thể trồng lúa ở vùng nước ngọt hoàn toàn hoặc trồng cây lác (cói ) hoặc lúa bắp. Ở vùng mà độ mặn không thích hợp với sự phát triển của cây lúa  (≥ 5‰). Trong một số trường hợp, mặt trảng có thể trồng rong đuôi chồn hoặc để cho các loài cỏ nước mặn mọc tự nhiên.
Trước khi thả giống trong mô hình này cần phải cải tạo ao thật kỹ. Đầu tiên bơm cạn, rải vôi liều lượng 7- 10kg/100m2 để nâng cao pH khử trùng.Thời gian phơi ao phụ thuộc vào độ phèn của đất, đối với đất phèn nên phơi ao lâu để phòng xì. Nước được cấp vào ap qua túi lọc để ngăn địch hại, gây màu diệt cá tạp như tôm nuôi thông thường.

I.2. Chọn mùa vụ nuôi

Ấu trùng tôm càng phát triển tốt trong nước có độ mặn 10 -13‰. Trong quá trình phát triển tự nhiên , tôm sẽ di chuyển dần vào vừng nước lợ nhạt hoặc ngọt hoàn toàn. Do đó , mùa vụ nuôi tôm cũng nên tính toán sao cho phù hợp với sự phát triển bình thường  của tôm. Ở những vùng có độ mặn thay đổi theo chu kỳ trong năm phải tính toán hợp lý để mùa vụ nuôi nằm lọt trong giai đoạn có độ mặn thích hợp nhất ≤ 12‰


Hình 1. Mô tả  khung mùa vụ thích hợp khi độ mặn và nhiệt độ thay đổi trong năm

I.3. Xử lý nước

Bảng 1. Yêu cầu một số chỉ tiêu cơ bản của chất lượng nước:
 

STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Giá trị thích hợp

1
pH
 
7.8 – 8.5

2
Độ mặn

12 – 13

3
Độ kiềm
mg CaCO3/l
80 – 120

4
NH3 trong điều kiện pH=8 và nhiệt độ=200C
mg/l
≤ 0,1

5
Oxy hòa tan
mg/l 
≥ 5

 

I.4. Thả giống

Bảng 1. Yêu cầu một số chỉ tiêu cơ bản của chất lượng nước:

Sau khi gây màu nước thì tiến hành thả giống, mật độ thả phù hợp là 3-5 con/m2
Cần phải kiểm tra chất lượng nước trước khi thả tôm. Cách tốt nhất là lấy tôm thả vào nhau có chứa nước trong ao và quan sát hoạt động của chúng sau 6 -12 giờ. Trong trường hợp không có mẫu tôm để thử thì cần đo độ mặn của nước ao nuôi và thông báo cho trại sản xuất giống để có phương án thuần thích hợp, tránh hao hụt sao khi thả. 

I.5. Cho ăn và quản lý ao nuôi

Trong tháng nuôi đầu tiên 4 – 5 % trọng lượng thân, lượng thức ăn được rải đều dọc theo các mương. Do tôm có tập tính hoạt động mạnh về đêm nên cho ăn ngày 02 lần vào lúc 5-6 giờ sáng (40%)và 17- 19 giờ chiều (60%). Từ tháng thứ 2 có thể cho tôm ăn bằng nhá để dễ dàng kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn. Cho tôm ăn bằng thwucs ăn công nghiệp (tôm thẻ) có hàm lượng đạm 30 – 40 %, và thức ăn tự chế như cua, ốc, cá vụn, sắn, đậu tương hoặc gạo nức, tỷ lệ thức ăn công nghiệp 50% và thức ăn khác là 50% . Lúc mới thả cho đến 1 tháng nuôi cho ăn mỗi ngày với lượng :5 6% tổng trọng lượng đàn nuôi. Tuy nhiên trong quá trình cho ăm nên quan sát xem lượng thức ăn thừa hay thiếu mà ta điều chỉnh cho phù hợp. Chú ý nên bổ sung vitamin C và Premix để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm nhất là vào ban đêm, xem màu nước ao để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp không nên cho ăn quá thừa dễ làm hư thối nước. Định kỳ thay nước để nước đảm bảo tốt cho tôm phát triển và lột xác nhanh lớn. Hàng ngày nên kiểm tra bờ ao, cống bọng, tránh tôm bị thất thoát.
Bảng 2. Tính lượng thức ăn sử dụng (dùng thức ăn viên công nghiệp):

Trọng lượng tôm (g/con)
Lượng thức ăn 
(%)

2,5 – 3
6,5

4 – 5
5,5

6 – 9
4,2 – 4,5

10 – 13
3,7 – 4,0

14 – 20
3,0 – 3,5

20 – 50
2,5 -3,0

≥ 50
2,0

Một số lưu ý:
– Tôm càng khác với tôm thẻ và tôm sú, việc cho ăn bằng nhá là không chính xác, do vậy cần phải cân kiểm tra trong lượng tôm và ước lượng tỷ lệ sống để tính toán lượng thức ăn cho hợp lý.
-Tôm càng là loài ham mồi , khi cho ăn bằng gạp lức hoặc các loại ngũ cốc cần phải ngâm qua đêm trước khi cho ăn.
-Khi muốn cho ăn thêm thức ăn là các loại hạt ngũ cốc thì phải cho ăn xen kẽ (một ngày hạt, một ngày thức ăn công nghiệp) không trộn lẫn hai thứ với nhau

II. Hình thức nuôi công nghiệp

II.1. Chọn, xây dựng và chuẩn bị ao hồ

Khâu này làm giống như nuôi tôm sú và thẻ công nghiệp, chỉ khác địa điểm ao nuôi phải có nguồn nước, độ mặn dao động trong khoảng  2 -12 ‰ trong suốt vụ nuôi để đảm bảo tôm được nuôi ở độ mặn thích hợp nhất cho sự tăng trưởng.
Các thiết bị phụ trợ như quạt, máy thổi khí bố trí nhưu ao nuôi tôm thẻ nhưng tổng công suất máy chỉ khoản 40% so với nuôi tôm thẻ ( nuôi mật độ 100con/m2).
Các khâu chuẩn bị nước, xử lý,gây màu như đối với nuôi tôm công nghiệp thông thường. Độ mặn lúc thả tốt nhất khoảng 8 -10‰ sau đó giảm dần xuống 3 -4 ‰ trước lúc thu hoạch.

 


Hình 2. Ao nuôi tôm càng xanh công nghiệp

II.2. Nguồn giống và phương pháp thả tôm giống

Để đạt hiệu quả kinh tế cao, các mô hình nuôi tôm càng xanh công nghiệp nên nuôi bằng toàn giống đực. Hiện nay bằng kỹ thuật tiên tiến, viện Thủy sản II đã tạo ra đàn tôm cái giả ( bản thân là tôm đực nhưng có ngoại hình giống caon cái, tôm này có khả năng mang trứng, sinh sản bình thường) để đưa vào sản xuất đại trà tạo ra con giống toàn đực phực vụ cho các mô hình nuôi tôm thương phẩm.
Để có con giống tốt, nên lựa chon các trại giống uy tín, quy trình sản xuất an toàn không hoặc sử dụng rất ít kháng sinh.
 Lựa chọ các bể giống đồng đều có kích cỡ từ 11 – 13 mm
Mật độ thả giống: 10 – 15 con/m2
Thả giống vào lúc trời mát, thuần độ mặn và nhiệt độ nếu thấy cần thiết

 


Hình 3. Thả tôm giống trong ao nuôi công nghiệp

Một số lưu ý:- Tôm càng khác với tôm thẻ và tôm sú, việc cho ăn bằng nhá là không chính xác, do vậy cần phải cân kiểm tra trong lượng tôm và ước lượng tỷ lệ sống để tính toán lượng thức ăn cho hợp lý.-Tôm càng là loài ham mồi , khi cho ăn bằng gạp lức hoặc các loại ngũ cốc cần phải ngâm qua đêm trước khi cho ăn.-Khi muốn cho ăn thêm thức ăn là các loại hạt ngũ cốc thì phải cho ăn xen kẽ (một ngày hạt, một ngày thức ăn công nghiệp) không trộn lẫn hai thứ với nhau

II.3. Chăm sóc quản lý ao nuôi

Làm tương tự như các loại tôm khác

Làm tương tự như các loại tôm khác

II.3.1. Cho ăn
Tháng nuôi đầu tiên nên cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, sau đó xen kẽ cho ăn thức ăn viên và thức ăn có nguồn gốc thực vật khác như gạo lứt, hạt bắp hoặc đậu tương.
Với thức ăn công nghiệp cho ăn như sau:
Ngày đầu tiên cho ăn 2,5 kg/100.000 PL
Ngày 2 – 7 mỗi ngày tăng lên 250 g
Ngày 8 – 15 mỗi ngày tăng 150 g
Ngày 16 – 23 mỗi ngày tăng 100 g
Sau cân tôm, ước tính tỷ lệ sống và cho ăn theo bảng trên


Hình 4. Kiểm tra tôm bằng chài

II.3.2. Quản lý ao nuôi

Quản lý tốt các yếu tố độ mặn và độ kiềm, điều chỉnh nếu vượt quá ngưỡng phù hợp. Độ mặn thích hợp là ≤ 12 %, và độ kiềm 90 – 100 mg CaCO3/L
Bổ sung khoáng đa lượng giúp tôm lột xác tốt và phòng chống bệnh đục cơ

 

II.3.3. Sang ao

Sau 3 tháng nuôi cần chuyển tôm sang ao mới. Phân cỡ, bẻ càng và san thưa cũng được thực hiện trong lúc này.
Việc phân cỡ và bẻ càng tôm tốn nhiều nhân công và thời gian nhưng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn vì có thể tiết kiệm được thức ăn và nâng giá trị thương phẩm của tôm (tôm đạt không bị loại do càng sào).
Sang/chuyển ao ở giai đoạn này cũng giúp đánh giá được chính xác số lượng tôm còn lại  trong ao sau 3 tháng nuôi, phân cỡ tô, vào các ao để thu hoạch đạt hiệu quả kinh tế. 


Hình 5. Bẻ càng tôm càng xanh

II.4. Thu hoạch

Khi tôm đến cỡ thu hoạc (10 -20 con/kg ). Bà con nên căn cứ vào giá cả thị trường mà quyết định thời điểm thu hoạch sao cho có lời cao nhất.

Có nhiều cách thu hoạch áp dụng cho các mô hình nuôi khác nhau:
Với nuôi công nghiệp, đáy ao phẳng, bà con có thể dùng lwois kéo bớt, sau đó bơm cạn nước để bắt bằng tay.
Với nuôi quảnh canh, đáy ao không bằng phẳng,có nhiều gốc cây, mương , trảng thì việc thu tôm sẽ khó khăn hơn.

Trước khi thu hoạch cần phải tháo bớt nước, dồn tôm xuống các mương sâu. Sau đó có thể dùng chài, để bắt bớt. Tiếp tục bơm cho cạn nước và bắt bằng tay.
Cách phổ biến được áp dụng cho các ao nuôi quảng canh ở khu vực Vĩnh Thuận – Kiêng Giang như sau: Trước khi thu xả bớt nước để tôm dồn xuống các mương , sau đó dùng phà có gắn chân vịt để quấy đảo nước trong mương. Khi bị sục bùn, tôm sẽ bị ngợp, nổi lên mặt nước, dùng vợt bắt tôm hoặc bắt tôm bằng tay. Đưa tôm lên các xuồng và chuyển vào khu vực phân cỡ, cân và vận chuyển đi tiêu thụ. Thông thường các thương lái đến tận ao để thu mua, do vậy khâu kỹ thuật vận chuyển do họ đảm nhận.




                             Hình 6. Thu hoạch tôm càng xanh toàn đực

III. Các loại bệnh thường gặp


III.1. Bệnh đóng rong

Tôm mắc bệnh khi môi trường nước xấu, tảo phát triển nhiều, tôm bỏ ăn hoặc ding dưỡng không đầy đủ làm tôm chậm lột xác. Khi tôm bệnh nhìn bên ngoài sẽ thấy lớp tảo, rong bám khắp mình tôm. Tôm bị bệnh sẽ khó lột xác, hô hấp khó khăn khi có ký sinh  mang và dễ chết khi hàm lượng ôxy thấp.
Để phòng bệnh đóng rong cần giữ môi trường nước ao nuôi tốt, tránh sự tích tụ nhiều chất hữu cơ ở lớp bùn đáy, cho tôm ăn các loại thức ăn đảm bảo chất lượng không cho ăn dư. khi tôm bệnh dùng đồng sulphat (CuSO4) 300g/1000m3 nước hay formol với liều lượng 25 lít/1000m3 nước để xử lý tôm bệnh.

III.2. Bệnh đốm đen

 Do tôm bị sốc hay tổn thường do tác động bên ngoài làm tôm suy yếu, các vi khuẩn hay nấm (Vibrio, Pseudomonas) tấn công lên cơ thể tôm dẫn đễnuất hiện những vết thương màu nâu đen, nổi thành gờ trên vỏ tôm hay các phụ bộ.
Khi tôm bệnh cần phải cải thiện môi trường ao nuôi bằng cách thay nước, có thể dùng kháng sinh BayMet3 -5g/1kg thức ăn liên tục trong 3 ngày. Đồng thời dùng các sản phẩm có hoạt chất lodine tạt xuống ao nuôi.
Sau 2 ngày sử dụng vi sinh( loại dùng cho tôm lúa) và khoáng để tôm mau cứng vỏ dễ lột xác.

III.3. Bệnh khác

Bệnh phồng mang so ký sinh , đen mang, đỏ đuôi,mềm vỏ… nếu phát hiện trên 10% đàn tôm nhiễm bệnh cẫn xử lý. Vệ sinh môi trường nước ao nuôi tốt, thay nước kịp thời. Dùng sản phẩm có hoạt chất lodine tạt đều khắp ao nuôi, kết hợp sử dụng đồng suphat300g/1000m3 nước . Có thể sử dụng thêm các loại vi sinh và vitamin trộn vào thức ăn để tăng cường khae năng tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho tôm.

 

 

Hình 6. Thu hoạch tôm càng xanh toàn đựcTôm mắc bệnh khi môi trường nước xấu, tảo phát triển nhiều, tôm bỏ ăn hoặc ding dưỡng không đầy đủ làm tôm chậm lột xác. Khi tôm bệnh nhìn bên ngoài sẽ thấy lớp tảo, rong bám khắp mình tôm. Tôm bị bệnh sẽ khó lột xác, hô hấp khó khăn khi có ký sinh mang và dễ chết khi hàm lượng ôxy thấp.Để phòng bệnh đóng rong cần giữ môi trường nước ao nuôi tốt, tránh sự tích tụ nhiều chất hữu cơ ở lớp bùn đáy, cho tôm ăn các loại thức ăn đảm bảo chất lượng không cho ăn dư. khi tôm bệnh dùng đồng sulphat (CuSO) 300g/1000mnước hay formol với liều lượng 25 lít/1000mnước để xử lý tôm bệnh.