KỸ THUẬT NUÔI ỐC NHỒI (ỐC BƯƠU ĐEN) THƯƠNG PHẨM
Ốc nhồi hay còn gọi là ốc bươu đen đang là loại thực phẩm rất được ưa chuộng vì Nuôi ốc nhồi đang là một hướng phát triển kinh tế mới, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ mô hình chăn nuôi này. Kỹ thuật nuôi ốc nhồi được đánh giá là khá đơn giản, cách chăm sóc không quá phức tạp.
Tập tính sinh trưởng của ốc nhồi (ốc bươu đen)
Nhiệt độ
Ôc bươu đen phân bố ở khu vực nhiệt đới, có khi hậu nóng độ ẩm cao, mưa nhiều… Phân bố hầu hết các quốc gia Đông Nam Á và Nam Mỹ.
Điều kiện nhiệt độ nước thích hợp để ốc sinh trưởng tốt nhất là từ 22 – 30 độ C. Nhiệt độ từ 15 – 20 độ C ốc sẽ ít ăn và có xu hướng chui bùn hoặc chui và rễ bèo, phát triển chậm và không sinh sản. Dưới 15 độ ốc sẽ có hiện tượng chết hàng loạt. Từ 30 đến 35 độ ốc sẽ ít ăn và chui bùn hoặc vào rễ bèo, ốc chậm lớn và không sinh sản. Trên 35 độ ốc sẽ chết hàng loạt.
Mực nước
Ốc có tập tính kiếm ăn trên mặt nước và cả tầng đấy nên ốc sẽ có xu hướng tập trung ở nơi có mực nước từ 30 – 1 mét là ốc bươu hoạt động nhiều. Nếu mực nước dưới 30 thì thường nóng ban ngày và ban để dễ các loài chim chuột, các loài thiên định bắt nên ốc ít phân bố. Nếu dưới 1 mét thì lượng Oxi trong nước thấm và có nhiều khi độc nên ốc ít hoạt động.
Điều kiện ánh sáng
Ốc sẽ có xu hướng tập trung nơi có anh sáng tốt tầm 50 – 70% nơi có anh nắng và bóng râm. Anh sáng là điều kiện khá quan trong cho con ốc, nó kích thích quá trình tổng hợp tế bào ốc giúp ốc phát triển nhanh và giúp ốc tổng hợp nhưng loại vitamin D cho ốc. Vậy nên những vùng kín ít ánh nắng thì ốc sẽ ít tập trung. Cần phải nắm rõ kỹ thuật để tạo điều kiện ánh sánh tốt cho ốc bươu đen, ốc nhồi.
Cây thuỷ sinh là nơi trú ẩn cho ốc.
Khi ốc tìm kiếm thức ăn ốc sẽ có xu hướng tập trung nơi có cây thuỷ sinh phát triển tốt chiếm từ 30 – 40% điện tích khu vực ốc sinh sống để ăn và làm nơi trú ẩn khi, điều kiên sinh sống bất lợi, nhiệt độ thay đổi cũng như thiên địch. Cây thuỷ sinh trong môi trường tự nhiên rất nhiều loại, tiêu biểu như bèo cám, bèo tai tượng, bông súng, rong đôi chồn và các loại cây thuỷ sinh khác….
Chu kỳ sinh trưởng
Thông thường trứng ốc từ lúc mới đẻ đến khi nở thì trung bình từ 13 đến 20 ngày. Nếu nhiệt độ từ 27 đến 30 độ C thì trung bình nở tầm 13 đến 15 ngày. Nhiệt độ từ 22 – 26 thì 15 ngày đến 20. Nếu cao hơn hoặc thấp hơn thì trứng ốc có thể không nở hoặc nở tỉ lệ rất thấp. Lưu ý cần giữa độ ẩm phù hợp thì tỉ lệ nở sẽ cao hơn tránh trường hợp trứng ốc quá khô hoặc quá ướt. Ốc bươu con từ khi mới nở nếu môi trường điều kiện sinh sống tốt thì ốc sẽ đạt kích thước trưởng thành từ 30 – 40 con/ 1 kg. Trong đó có tầm 20% ốc sẽ lớn vượt trội từ 20 – 30 con 1 kg và có 20% ốc sẽ nhỏ hơn 40 con 1 kí. Tuỳ vào điều kiện chăm sóc, thời tiết, chất lượng giống nên tốc độ sinh trưởng sẽ nhanh hơn có thể là 3 tháng đến 3,5 tháng hoặc 5, 6 tháng sẽ đạt kích thước trưởng thành..
Chuẩn bị ao
Đối với ao đất
Trước khi tiến hành thả ốc giống bươu, ao hồ nuôi cần được nạo vét sạch. Đồng thời cũng cần bón vôi bột để trung hòa lượng pH từ 7 đến 8,5.
Bước chuẩn bị này rất quan trọng, do góp phần loại bỏ các loại có thể ăn ốc như cá trắm đen, cá chép hay baba.
Xung quanh bờ ao cần phát quang bụi rậm. Tránh chuột làm tổ xung quanh bờ và cũng tiện cho việc thu hoạch về sau. Ngoài ra ao cần trồng thêm các loài thực vật như rau rút, bông súng, rong tảo để tăng độ mát cho ao cũng như tạo nhiều chỗ bám cho ốc
Đồng thời cần sử dụng các biện pháp che nắng che mưa cho ốc để tránh những rủi ro đáng tiết.
Nếu như ao nuôi chỉ thả ốc bươu, ốc nhồi, thì mực nước lý tưởng là 0,3 – 1 m. Đối với những vùng chiêm trũng, bà con có thể kết hợp trồng lúa và nuôi ốc nhồi. Lưu ý là đợi đến khi cây lúa bắt đầu sinh trường tốt mới thả ốc giống.
Trong trường hợp nuôi kết hợp trồng lúa, bà con cần cân đối lượng nước vừa phải để cây lúa có thể phát triển tốt. Do cây lúa có thể che chắn ánh nắng mặt trời cho ốc, nên lượng nước cũng không cần quá nhiều.
Cách kết hợp nuôi này khá tốt, do ốc có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có khi cải tạo đất trồng lúa. ( Ốc rất mẩn cảm với thuốc bảo vệ thực vật, thuốc sâu nên không nên phun thuốc trị sâu bọ).
Đặc tính của ốc là không phân bố đều, chúng thường tập trung ở một số khu vực nhất định trong ao.
Cũng vì lý do đó, bạn nên tạo ra địa hình có độ nông sâu khác nhau để đa dạng môi trường sống. Mục đích chính là để dễ dàng theo dõi cũng như chăm sóc ốc bươu đen hiệu quả.
Đối với ao nổi
Hình chữ nhất hoặc hình vuông, đáy phẳng, nghiên về ống xả nước 2 – 3 độ để cho dễ dàng vệ sinh. Nếu làm bể bạt sau khi làm xong nên ngâm nước tầm 2-3 hôm, sử dụng cây chuối và tầm 2-3 kg vôi để vệ sinh khử độc cho bạc. Sau 2 -3 hôm thì tháo nước vệ sinh sạch sẽ lại. Nếu ao xi măng thì ngâm nước ít nhất 10 -15 ngày để cho xi măng ổn định rồi mới tiến hành thả ốc giống. Tạo màu nước cho bể bạt 50 mét vuông nuôi ốc nhồi, ốc bươu đen. Sau khi ngầm nước xong thì tiếng hành kỹ thuật tạo màu nước nuôi ốc bươu đen, ốc nhồi trên bể bạt, bể xi măng như sau:
Sử dụng 1 kg vôi khoáng dolomite ( Hoặc các loại vôi thuỷ sản sử dụng cho tôm, cua, cá…) trộn với 1 kg bột khoáng chuyên cho ốc bươu đen, ốc nhồi sau đó pha loãng với 30 lít nước. Sau đó tạt điều mặt ao 50 mét vuông mặt nước. Lấy 5 kg phân bò khô sau cho vào 2 bao lưới nhỏ rồi thả đều trong ao. Tuỳ theo tích ao bạt mà anh chị có thể điều chỉnh lượng vôi canxi, khoáng, phân bò khô…
Cách nuôi ốc bươu đen trên bể bạt hay xi măng để thành công thì việc tạo màu nước là điều quan trọng vô cùng, đặt biệt là sử dụng nước giếng khoan.
Xây dựng hệ thống thủy sinh làm thức ăn cho ốc bươu
Ốc nhồi là loại ăn tạp thiên về thực vật như: thực vật thủy sinh, lá môn, bèo tấm, rau muống. Vì vậy khi nuôi ốc bươu đen, bà con thường trồng kèm với các loại bèo nổi như lục bình, bèo tấm, Bèo cái, rau muống… vừa là chỗ trú ẩn cho ốc vừa làm nguồn thức ăn tự nhiên trong ao.
Việc xây dựng hệ thống cây thủy sinh rất quan trọng đối với ốc Bươu đen, đây cũng là yếu tố quyết định việc nuôi ốc thành công hay thất bại vì khi xây dựng tốt cây thủy sinh trong ao nuôi ốc thì con ốc gần như không bị bệnh tật và nguồn thức ăn của ốc bươu luôn được đảm bảo.
Các loại thủy sinh thường gặp:
Lục bình
Lục bình hay còn gọi là bèo tây, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ 20. Nuôi lục bình trong ao ốc có tác dụng che mát cho ốc vào những ngày nắng, cung cấp thức ăn tự nhiên cho ốc ngoài ra lục bình còn có công dụng lọc nước rất tốt. Rễ lục bình có thể hấp thụ các kim loại nặng, độc như chì, thủy ngân và strontium… đây cũng là một trong những công dụng nổi bật nhất của bèo Lục bình khi dùng trong ao ốc. Ngoài ra đối với miền bắc có khí hậu mua đông lạnh, bèo lục bình cũng có tác dụng giữ ấm cho ao ốc rất tốt.
Bèo cái
Bèo cái (còn được gọi là bèo tai tượng) là loại Bèo sống nổi trên mặt nước trong khi rễ của bèo cái chìm dưới nước gần các đám lá trôi nổi. Đây là một trong những loại bèo mà ốc bưu thích ăn nhất. Ốc Bươu thích chui vào tán bèo cái, ăn lá bèo cái… Bèo cái là cây ưa bóng vì thế hãy tạo bóng râm cho ao nuôi bèo. Bạn có thể dùng lưới che nắng, giàn mướp để tạo bóng cho bèo.
Kỹ thuật nuôi ốc bươu thương phẩm chuẩn nhất
Chọn và thả giống
Hướng dẫn Chọn giống
Chọn giống: Ốc nhồi giống được chọn cần đảm bảo khỏe mạnh, chất lượng tốt. Phần vỏ không bị sứt, dập cũng như phần đỉnh vỏ cần có màu tươi sáng. Kích thước con giống ≥ 1cm.
Vận chuyển con giống sử dụng phương pháp giữ ẩm, không được đóng kín túi bọc con giống, cần tạo độ thông thoáng với môi trường bên ngoài.
Thả giống: Không nên thả ốc xuống ao nuôi luôn. Cần thả ốc vào chậu sau đó cho từ từ nước vào chậu để ốc thích nghi với môi trường nước mới. Khoảng 30 – 45 phút sau mới thả ốc xuống ao. Thời điểm thả ốc giống khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Và cần thu hoạch ốc trước mùa lạnh để giảm thiểu rủi ro.
Hướng dẫn vận chuyển ốc giống
Nguyên lý để có thể vẫn chuyển ốc đi xa là cho ốc vào trạng thái ngủ đông. Khi ngủ đông, ốc sẽ giảm thiểu tiết nước. Chậm lại quá trình trao đổi chất trong ốc. Các bước để bạn có thể vận chuyển ốc bươu giống đi xa.
Bước 1: chuẩn bị: Thùng xốp có đục lỗ ở thành, một ít bèo cái (hoặc rong đuôi chó), Khăn ẩm.
Bước 2: cho ốc giống vào nước đá từ 1-2p để đưa ốc vào trạng thái ngủ đông.
Bước 3: cho ốc vào thùng xốp đã chuẩn bị trước.
với cách làm này, ốc có thể sống được từ 3-4 ngày. Trong suốt quá trình vận chuyển hãy đi cẩn thận, tránh các ổ gà trên đường vì vỏ ốc khá dễ vỡ…
Thả Ốc giống
Ốc bươu giống sau khi vận chuyển đến ao nuôi thì tiến hành thả. Thời điểm thích hợp để thả ốc bươu giống là vào lúc có nắng dịu, sáng sớm (5h-6h), hoặc chiều tối (5-6h) để ốc có thể thích nghi với môi trường mới một cách tốt nhất
Thức ăn cho ốc
Ốc bươu là loài ở dơ nhưng ăn sạch, Các loại thức ăn phổ biến cho ốc là:
Nguồn thức ăn tự nhiên
Nguồn thức ăn tự nhiên của ốc bươu bao gồm các loại cây thủy sinh, rong rêu trong hồ. Ốc bươu đen là loài ăn tạp chúng ăn hầu hết các loại rau lá và củ quả. Hồ nuôi ốc bươu đen phải có 1 hệ thủy sinh như đã nói ở phần trước, vừa cung cấp nguồn thức ăn vừa là chỗ che mát cho ốc.
Ngoài ra hồ ốc bươu cũng cần bổ sung thêm rau củ quả, tốt nhất nên trồng tại nhà, nếu mua bên ngoài cần gọt vỏ và rửa sạch bằng nước muối để tránh trường hợp trong rau, trái còn tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật ốc ăn sẽ chết.
Nguồn thức ăn bổ sung
Ngoài nguồn thức ăn tự nhiên, ốc bươu cũng cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng ở bên ngoài từ thức ăn tinh, Bao gồm các loại ngũ cốc như: Cám gạo, bột bắp, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn công nghiệp…có hàm lượng dinh dưỡng rất cao giúp ốc nhanh lớn hơn… Khi cho thức ăn này cần chú ý cho ăn từ 0.5 đến 1% tổng trọng lượng ốc, mỗi tuần cho ăn 2 – 3 bữa kèm thêm để tránh trường hợp ốc ăn nhiều sẽ bị tắt đường ruột làm hệ tiêu hoá có vấn đề và sinh bệnh, đặt biệt lượng thức ăn tinh dư thừa sẽ gây ô nhiễm nguồn nước rất lớn. Nêu cần chú ý quan sát để thay nước kịp thời.
Cách chăm sóc ốc sinh sản
Trung bình sau khi nuôi được 7 tháng ốc sẽ bắt đầu đẻ rộ với số lượng lớn. Tuy nhiên khi 4 đến 5 tháng tuổi có 10 – 20% ốc bươu trong ao bắt đầu đẻ. Thường khi ốc đẻ 1 đến 2 lứa đầu thì trướng ốc sẽ nhỏ hơn do kích thước ốc còn nhỏ, những lứa tiếp theo trướng sẽ lớn hơn.
Thời gian giữa các lần đẻ của ốc trung bình từ 25 đến 40 ngày, tuỳ vào điều kiện chăm sóc ốc, nếu chăm sóc kĩ cho thức ăn điều đảm bảo dưỡng chất thì tầm 25 đến 30 ngày thì đẻ 1 lần nếu thiếu thức ăn thì và khoáng thì ốc sẽ chậm hoặc thậm chí là không đẻ
Ốc bươu sống trong nước nhưng lại đẻ trứng trên cạn vì thế ao nuôi phải có bờ bằng đất, bờ ao thoáng, không rậm rạp, cao hơn mức nước cao nhất trong ao 0,5 m, độ sâu mức nước trong ao 0,5 – 1 m. Chất lượng nước tốt, không ô nhiễm, pH 6,5 – 8, hàm lượng ôxy > 1mg/l.
Ao được tháo cạn, cào sạch bùn, cày, bừa, phơi đáy. Tạo độ dốc về phía cống, tu sửa cống. Làm hàng rào lưới ngăn ốc trong khu vực nuôi, để tránh ốc bò ra ngoài và sinh vật khác xâm nhập hại ốc. Diệt tạp và ngăn ngừa sinh vật khác vào ao hại ốc. Để tạo mùn bã hữu cơ làm nguồn thức ăn tự nhiên cho ốc, trước khi thả ốc nên bón rơm, dạ băm nhỏ khắp đáy ao với liều lượng 10 – 15 kg/100m2 và phân chuồng đã được ủ hoai với vôi bột, liều lượng 7 – 10 kg/100 m2. Bón trước khi thả ốc 7 – 10 ngày (khi thấy nước ao sủi bọt thì thả ốc).
Nước cấp vào ao phải được lọc qua lưới để chắn các sinh vật khác vào hại ốc. Thả bèo lục bình làm vật bám cho ốc, diện tích thả bèo chiếm 1/4 diện tích ao nuôi. Làm khung ngăn bèo không để bèo phát triển lan ra quá diện tích cần thả bèo.
Chọn ốc bố mẹ
Ốc bố mẹ được chọn là những con to ( > 30 g/con), màu sắc sáng, không đóng rong rêu, tỷ lệ đực : cái là 1:1. Đến mùa sinh sản, ốc cái nhìn qua lớp vỏ ngoài của vòng xoắn thứ 3, thứ 4 tính từ đỉnh vỏ xuống ta có thể nhìn thấy buồng trứng màu vàng rất rõ nhất là ở những con cái đã thành thục. Ốc đực có tháp vỏ (đỉnh vỏ) nhọn hơn ốc cái.
Chăm sóc ốc bố mẹ
Mỗi ngày cho ốc ăn 1 lần vào buổi chiều. Thức ăn gồm hai loại: Thức ăn xanh là các loại lá cây không đắng, không độc như lá sắn, lá dọc mùng, bèo, các loại rau (rau muống, mùng tơi, rau ngót, rau bắp cải,…). Thức ăn xanh để nguyên cả lá, bèo để nguyên cả cây rắc quanh bờ ao. Thức ăn tinh là các loại ngũ cốc (bột đậu tương, cám gạo, bột sắn). Lượng thức ăn tinh mỗi ngày cho ăn 0,5 – 1% lượng ốc trong ao.
Ốc đẻ trứng trên bờ ao vì vậy phải dọn sạch bờ ao, không để cây cỏ rậm rạp, nhưng cũng không quá trơ trụi mà phải có cây cỏ thưa vì ốc có tập tính làm tổ dấu trứng dưới các cây cỏ.
Thu và ấp trứng
Trứng ốc nhồi sau khi được đẻ ra trong thời gian rất ngắn (15 – 20 phút) là trứng đã cứng ta phải tiến hành thu ngay. Thu các chùm trứng cho vào khay nhựa, không để chồng các chùm trứng lên nhau, cũng không để quá sát vào nhau sẽ làm dập trứng.
Ấp trứng có thể ấp vào khay nhựa, đặt khay nhựa chứa trứng trên mặt nước trong bể xi măng, mỗi ngày phun nước cho trứng một lần để giữ độ ẩm cho trứng. Thời gian ấp từ 13 – 20 ngày trứng ốc sẽ nở ra ốc con, tùy thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ thích hợp để ấp nở là 25 – 300C. Căn cứ vào thời gian đưa trứng vào ấp và màu sắc của chùm trứng ta có thể biết được trứng sắp nở để chuẩn bị ao (bể), thức ăn ương nuôi ốc con lên ốc giống. Trứng ốc mới đẻ ra có màu trắng sau đó chuyển dần sang màu xám, khi trứng sắp nở trứng có màu xám đen, sờ vào chùm trứng ta thấy mềm nhũn, nhìn qua lớp vỏ trứng ta thấy rõ được cả ốc con đang vận động trong lớp vỏ.
Ốc con sau khi nở ra đã có hình dáng giống với ốc trưởng thành. Ốc con mới nở ra đã có khả năng vận động mạnh, bò tìm nơi có nước và tìm vật bám. Ốc con dễ dàng bò ra khỏi khay ấp xuống bể xi măng, ta có thể ương nuôi ốc con lên ốc giống ngay trong bể ấp.Ta cũng có thể ấp trứng trong giai mắc trong ao đất, chú ý phải che giai tránh để ánh nắng trực tiếp chiếu vào trứng, cũng không để trứng bị nước mưa vào sẽ làm ung trứng. Để giữ độ ẩm cho trứng nên dải một lớp rễ bèo tây lên trên trứng (rễ bèo tây phải được khử trùng bằng thuốc tím KMnO4).
Ương nuôi ốc con lên ốc giống
Có thể ương trong bể xi măng hoặc ương trong giai mắc trong ao đất đều cho tỷ lệ sống cao.
Ương trong bể xi măng: Diện tích bể không nên quá to vì ốc ương nuôi được ở mật độ cao, bể nhỏ dễ chăm sóc quản lý hơn (bể nên có hình chữ nhật, diện tích 2 – 4 m2). Bể trước khi ương phải được dọn sạch, khử trùng bằng thuốc tím KMnO4. Nếu là bể mới phải ngâm thời gian ít nhất là 20 ngày trước khi sử dụng. Nước lấy vào bể ương là nước ao hay nước giếng khoan đều được.
Ương trong giai (Giai được mắc trong ao): Giai ương bằng lưới cước dày như giai ương tôm giống, cá giống đảm bảo thức ăn và ốc con không lọt ra ngoài, diện tích giai không nên quá rộng để dễ làm vệ sinh thường từ 2 – 4 m2 là vừa. Mực nước trong bể ương không cần quá sâu, chỉ cần 30 – 50 cm. Mật độ thả 5.000con/m2. Thả bèo ván làm vật bám cho ốc (thả 1/3 diện tích nuôi).
Thức ăn và chế độ chăm sóc
Ốc con mới nở ra đã có tính ăn như ốc trưởng thành, có thể sử dụng các loại thức ăn như sau: Thức ăn xanh là lá sắn, bèo (bèo tấm, bèo ván ), lá mùng trắng. Thức ăn tinh là cám gạo, bột đậu tương, bột cá nhạt, bột ngô, bột sắn, phối trộn theo tỷ lệ (30% cám gạo, 50% bột đậu tương, 30% bột sắn).
Đối với thức ăn xanh không nên thái nhỏ mà để cả lá, bèo thì để nguyên cả cây, để ốc con dễ bám vào ăn và hạn chế làm bẩn nước. Thức ăn tinh dải trên mặt nước không cần nấu chín (trừ bột đậu tương là phải rang chín trước khi nghiền thành bột). Ốc nghiêng về thức ăn thực vật hơn nên cho ốc ăn thức ăn xanh là chính, thức ăn tinh chỉ cho ăn thêm với lượng 1 – 1,5 % trọng lượng ốc.
Kiểm tra lượng thức ăn cho ăn hàng ngày xem thừa hay thiếu. Ở trong bể xi măng cũng như trong giai đều rất dễ kiểm tra, quan sát có thể thấy được lượng thức ăn thừa trong bể (giai) để giảm lượng thức ăn, vớt bỏ các cọng thức ăn xanh thừa, cứng ốc không ăn hết.
Các loại bệnh thường gặp trên ốc
Bệnh sưng vòi
Triệu chứng:
Ốc giảm ăn, chậm di chuyển, ốc khép mài nhưng không sát vỏ và nổi lơ lửng trên mặt nước, vòi nhả ra nhiều nhớt trắng, ốc có mùi hôi. Vòi sưng lên, lở loét làm cho ốc không ăn được, ốc sẽ chết kiệt sức và chết đói đây là bệnh nguy hiểm nhất và gây chết hàng loạt.
Nguyên nhân:
Môi trường nước nuôi bị dơ bẩn, nhiễm khuẩn do thức ăn thừa, vật chất hữu cơ lắng đọng dưới đáy ao lâu ngày không được xử lý. Đặc biệt giai đoạn khi ốc tầm 2 đến 3 tháng tuổi lượng thức ăn thừa và vật chất hữu cơ ngày càng nhiều tích tụ dưới đáy ao, đồng thời đáy ao là nơi tập trung nhiều vi khuẩn, mầm bệnh gây hại. Ốc bươu đen hút thức ăn bằng vòi, mà vòi là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên khi tiếp xúc hoặc hút trúng các thức ăn bị ô nhiễm vòi của ốc sẽ sưng lên, lở loét.
Giải pháp:
Ngưng cho ốc ăn trong thời gian xử lý
Cách ly những con ốc bị bệnh ra riêng để điều trị, tắm ốc bị bệnh với nước muối loãng khoảng 5 phút, rồi ngâm lại nước trong ao nuôi. Khi ốc được điều trị khỏe mạnh mới thả lại môi trường ao nuôi.
Lưu ý không để ốc chết trong ao, ốc chết chảy nhớt sẽ lây sang toàn bộ ao nuôi
Khi phát hiện ốc có biểu hiện bệnh cần giảm lượng thức ăn trong quá trình xử lý, điều trị bệnh.
Thay nước 20-30% mỗi ngày (nếu có điều kiện, có nguồn nước sạch), trong 3 – 5 ngày là nguồn nước mới đã được cấp vào ao.
Phòng bệnh:
- Cho ốc ăn lượng thức ăn vừa phải không nên cho ăn quá nhiều
- Thức ăn sau khi ốc ăn không hết cần vớt ra, để tránh tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp ốc phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng
- Cải thiện chất lượng môi trường nước bằng cách định kỳ 5-7 ngày bồ sung chế phẩm vi sinh EM Aqua giúp xử lý chất hữu cơ, thức ăn thừa của ốc, xử lý đáy ao phân hủy chất thải, cung cấp vi sinh có lợi lấn ác vi khuẩn gây hại, tăng cường sức đề kháng cho ốc.
Bệnh nghiêng mình
Triệu chứng:
- Ốc nổi nghiêng mình (đơ) trên mặt nước, ít di chuyển
Nguyên nhân:
- Môi trường nước bị ô nhiễm do lượng thức ăn dư thừa, vật chất hữu cơ tích tụ trong ao
Giải pháp:
- Cách ly những con ốc bị bệnh ra riêng để điều trị. Tránh để những con ốc bị bệnh nhả ra nhiều nhớt trắng trong ao, chúng sẽ lây lan bệnh khắp cả ao.
- Tắm ốc bị bệnh với nước muối loãng khoảng 5 phút. Rồi ngâm lại nước trong ao nuôi
- Thay nước 20-30% mỗi ngày (nếu có điều kiện, có nguồn nước sạch), trong 3 – 5 ngày là nguồn nước mới đã được cấp vào ao.
Bệnh ký sinh trùng
Nguyên nhân:
- Môi trường ô nhiễm, chứa sẵn các các loại ký sinh trùng gây bệnh. Trứng, ấu trùng hoặc bào nang của ký sinh theo nguồn nước hoặc thức ăn xâm nhập vào, chúng sẽ ký sinh trong các cơ quan nội tạng, cơ như: sán lá, giun tròn…. Chúng gây hại ở hầu hết các giai đoạn của ốc.
Triệu chứng:
- Ốc ăn kém, tiêu thụ ít thức ăn hơn bình thường, ăn chậm lớn, hoạt động chậm chạp, ốc chết rải rác
Giải pháp:
- Cách ly những con ốc bị bệnh ra riêng để điều trị.
- Thay nước 20-30% mỗi ngày (nếu có điều kiện, có nguồn nước sạch), trong 3 – 5 ngày là nguồn nước mới đã được cấp vào ao.
- Bổ sung vitamin C tạt vào ao nuôi tăng sức đề kháng cho ốc
Phòng bệnh:
- Thường xuyên theo dõi tốc độ tăng trưởng của ốc
- Bổ sung vitamin C và khoáng tăng cường sức đề kháng cho ốc
Thị trường ốc bươu đen năm 2022