KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY BƠ

Cây bơ là một loại cây dễ trồng. Có tính thích nghi cao và chống chịu khá tốt với môi trường khí hậu như hạn hán, gió hay đất nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên, bà con cần nắm rõ các quy trình chăm sóc cũng như phòng trừ sâu bệnh cây bơ để chăm cây cho năng suất tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao.

1.Bón phân cho cây Bơ

Năm thứ nhất: Sau khi trồng khoảng 20 ngày. Cần tiến hành bón thúc cho cây Bơ.Sử dụng phân NPK 20-20-15. Mỗi hố từ 0,1 kg (100g). Khi bón cần tưới nước để phân tan nhanh và thấm đều xuống đất. Sau đó tiếp tục bón liều lượng như trên nhưng giãn khoảng cách ra 30 ngày 1 lần.

Năm thứ 2: Tiếp tục bón NPK 20-20-15 nhưng tăng lượng phân mỗi gốc lên 200-300g. Mỗi năm bón 6 lần, 3 lần vào mùa mưa, 3 lần vào mùa khô. Khi bón mùa khô cần tưới nước khi bón.

Năm thứ 3 trở đi: Nếu là bơ ghép thì bắt đầu từ năm thứ 3 bắt đầu ra quả bói. Nên để lại số lượng quả tùy theo sức của cây. Thông thường là 1-3 quả/cành. Khi quả được 1 tháng đến khi thu hoạch (5-6 tháng) tiến hành bón 3 đợt phân. Mỗi đợt 2kg phân NPK 20-8-20. Sau khi thu hoặc bón bổ sung 1-2kg Ure và cắt tỉa cành cây bơ yếu để cây nhanh chóng hồi phục.

Lưu ý: khi cây ra hoa không nên tưới nước, bón phân mà nên chờ đến khi hoa đậu thành quả. Để tránh rụng quả cần bổ sung thêm phân Kali

Bơ trồng xen cà phê, từ năm thứ 3 có thể giảm lượng phân xuống một nửa vì cây đã được thừa hưởng lượng phân từ cà phê.

2.Tưới nước cho cây Bơ

Năm đầu: Khi trồng xong cần tiến hành ngay, nếu trồng mùa khô sau trồng 3-5 ngày phải tưới lại kết hợp với phủ gốc bằng rơm, cỏ khô, trấu…Sau đó cứ 10-15 ngày tưới 1 lần. Nếu đánh bồn 1x1m để tiện cho việc tưới nước.

Năm thứ 2: Bộ rễ đã ăn sâu nhưng vẫn thường xuyên tưới bổ sung trong mùa khô, thường khoảng 4-5 đợt, mỗi đợt cách nhau 15-20 ngày, không cần tưới quá đẫm hay đầy bồn, kết hợp bón 2 lần phân trong

mùa khô. Việc tưới quá đẫm, sau đó để đất khô nứt sẽ làm đứt rể non, cây không phát triển hoặc chết.

Năm thứ 3 trở đi: Nếu trồng xen cà phê thì không cần phải tưới nước. Chỉ cần tưới cà phê, bơ sẽ dùng chung lượng nước này với cà phê. Còn trồng thuần thì khoảng 20-25 ngày tưới một đợt. Tránh tuois

nước vào thời điểm cây đang ra hoa phải chờ đến khi hoa đậu quả mới tưới.

3.Cắt tỉa cành tạo tán cho cây Bơ

Người nông dân cần tiến hành tỉa lá từ 2 -3 lần/năm hoặc 1 lần sau thu hoạch, chú ý tỉa chồi của gốc ghép, tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi

lệch về hướng gió lớn. Ngoài ra, bà con nên bỏ hoa ra trong năm đầu để cây đủ sức phát triển. Khi cây còn nhỏ, chưa ổn định, điều kiện chăm kém, thiếu nước, tỉa không hợp lý sẽ khiến cây ra lệch mùa so với

đặc tính giống.câ

4.Các bệnh thường gặp và biện pháp phòng trừ sâu bệnh cây bơ

 

4.1.Phòng trừ sâu bệnh cây bơ –

Bệnh đốm lá do Cerocospora purpurea

Triệu chứng và tác hại

Bệnh đốm lá thường xuất hiện ở những lá thành thục có màu sắc và kích thước gần tương đương nhau. Ban đầu đầu nấm bệnh sẽ xuất hiện trên lá, sau đó sẽ xuất hiện trên quả và gây hại nghiêm trọng.

Đầu tiên ở góc mép lá sẽ xuất hiện những đốm vàng hoặc hơi nâu, những đốm này sẽ xuất hiện dần và ngày càng lan rộng khiến lá bị khô, héo và rụng nhiều.

Nếu bệnh xuất hiện trên trái sẽ có những nốt mụt lồi khoảng 5 mm và cũng có màu nâu nhạt, sau đó đậm dần. Trái bị bệnh sẽ mất đi vẻ đẹp bên ngoài và cũng ảnh hưởng nhiều chất lượng bên trong.

Biện pháp phòng trừ

Trong quá trình chăm sóc bạn cần chú ý tỉa thưa cành để tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây.

Loại bỏ ngay những lá cây bị bệnh ra khỏi vườn và tiêu hủy ngay.

Chú ý bón phân và tưới nước hợp lý.

Phun thuốc bảo vệ trừ nấm theo đúng liều lượng và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Bệnh héo rũ do Verticilliumalbo-atrum.

4.2.Phòng trừ sâu bệnh cây bơ –

Sâu bệnh hại lá bơ

Triệu chứng

Đây là một trong những bệnh hại nguy hiểm gây chết cây và mất năng suất nhiều nhất trên cây bơ. Khi cây bị nhiễm nấm sẽ bị héo lá ở một phần thân hoặc trên toàn bộ cây. Lá bị nhiễm nấm sẽ đổi sang màu

vàng, chết nhanh và trở thành những lá khô rụng. Khi cây bị nhiễm nấm thì phần tiếp giáp giữa vỏ và gỗ sẽ xuất hiện những đường sọc màu nâu, chỉ cần lột vỏ cành hoặc rễ cây bị nhiễm bệnh sẽ thấy rõ.

Cây bị ảnh hưởng năng nề, có thể chết rất nhanh. Tuy nhiên sau vài tháng sẽ thấy những mầm non phát sinh ở những cành chưa bị chết và trong vòng một, hai năm cây lại sinh trưởng bình thường. Tuy nhiên

những phần đã bị bệnh sẽ không thể cho trái lại được.

Nấm bệnh sẽ rơi rụng và nằm trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ lại tiếp tục gây bệnh cho cây bơ hoặc bất kỳ loại thực vật nào tiếp xúc phải.

Biện pháp phòng trừ

Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, không nên trồng xen canh hoặc luân canh cây bơ với các cây họ cà.

Không trồng bơ trên những vùng đất kém thông thoát, không thể thoát nước hoặc ẩm thấp vì đây sẽ là nơi trú ngụ của các loại nấm bệnh.

Không sử dụng những cành của cây bị bệnh để nhân giống.

Nên sử dụng các giống bơ thuộc chủng Mexico vì khả năng kháng bệnh cao.

Khi phát hiện cây bơ có triệu chứng của bệnh, cần nhanh chóng cắt bỏ những cành nhiễm bệnh, cành chết để bệnh không lây lan.

Sử dụng ngay các thuốc hóa học như Anvil, Daconil và Aliette để bôi vào vết cắt và phun định kỳ theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật hoặc hướng dẫn trên bao bì.

Bệnh hại trên lá cây bơ thường dễ dàng quan sát và phát hiện, chính vì vậy bạn nên thăm vườn thường xuyên và loại bỏ ngay những cành cây bị bệnh để tiêu hủy kịp thời để giúp vườn bơ (bơ bút) luôn được

khỏe mạnh và cho năng suất cao.

 

4.3.Phòng trừ sâu bệnh cây bơ – bệnh thối rễ

Một trong những bệnh hại nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng chính là bệnh thối rễ do Phytophthora cinnamomi. 

Tác hại

Bệnh thối rễ do nấm Phytophthora Cinnamomi gây nên.

Bệnh thối rễ là một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất trên cây bơ, bệnh có thể lây lan nhanh qua các vùng đất ẩm và thoát nước kém.

Bất kì ở độ tuổi nào của cây cũng có thể bị nhiễm bệnh.

Các mầm bệnh nằm sâu dưới đất và bắt đầu xâm nhập vào rễ cọc.Sau đó sẽ lây lan sang các rễ con khiến cây không thể hút nước và chất dinh dưỡng. Khi bệnh hại nghiêm trọng lá trên cây sẽ bị héo, đổi từ màu xanh đậm sang màu xanh nhạt rồi bắt đầu chết dần từ trên ngọn xuống dưới thân chính.

Có hàng ngàn kí chủ nấm tồn tại trong đất.Nhất là  đất trong vườn ươm nên bệnh dễ dàng lây lan. Hạt giống lấy từ quả rụng trên đất có mầm bệnh cũng là tác nhân di truyền bệnh. Dụng cụ, giày dép của người và gia súc tiếp xúc với mầm bệnh rồi di chuyển ra bên ngoài sẽ khiến bệnh nhanh chóng phát triển.

4.4 Phòng trừ

sâu bệnh  cây bơ

Triệu chứng

Khi cây bị nhiễm bệnh, các tán lá sẽ thưa dần, không có lá mới mọc và cành nhỏ trên ngọn bị héo chết.

Lá nhỏ, từ màu xanh đậm sang màu xanh nhạt hoặc vàng, một thời gian sau thì bị héo rũ rồi úa nâu.

Cây vẫn cho quả nhưng quả không có kích thước như ban đầu. Kích cỡ quả nhỏ và năng suất thấp.

Rễ nhiễm bệnh thối rễ thường có màu đen, dễ gãy và khô. Cây nhiễm bệnh không ra rễ tơ.

Tùy vào sự tiến triển của bệnh mà cây có thể chết nhanh hoặc hết chậm.

Vườn bơ được chăm sóc tốt tránh được bệnh thối rễ sẽ cho năng suất cao.

Biện pháp phòng trừ

Trước khi trồng cây làm đất sạch sẽ, tiêu hủy những cây có bệnh. Những vườn cây có bệnh nặng trước đó thì không nên trồng bơ.

Đất trồng cần có khả năng thoát nước tốt, chủ động tạo mương rãnh thoát nước. Vun gốc và trồng cây trên luống cao để tránh cây bị ngậm úng, dễ dàng bị nấm xâm hại. Không trồng cây quá thấp.

Chọn giống kỹ lưỡng, không sử dụng những giống có nguy cơ có mầm bệnh. Hạt rụng tại những vùng đang bị nhiễm bệnh hoặc gốc ghép có bệnh thì không nên dùng.

Tưới nước vừa đủ, không dùng nguồn nước tại những nơi đang có cây bị bệnh.

Trong quá trình chăm sóc cần bón thêm nhiều phân hữu cơ thô, xác bã thực vật. Bón thạch cao cho cây. Mỗi cây khoảng 10 kg. Bón phân chuồng, đạm vừa đủ.

Cần quan sát cây bơ thường xuyên, nếu phát hiện cây có dấu hiệu bị bệnh cần sử dụng các loại thuốc hóa học nhóm phosphite để giúp cây phục hồi. Các loại thuốc trừ nấm có hiệu quả được bà con nông dân

sử dụng chủ yếu như: Aliette, Agri-fos, Fosphite và Ridomil Gold. Tùy vào triệu chứng của bệnh bạn có thể thay đổi liều lượng cho phù hợp. Sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì và cán bộ kỹ thuật.