KỸ THUẬT CHĂM SÓC THANH LONG ĐỎ SAU THU HOẠCH

Tỉa cành, tạo cành cho cây thanh long

– Cây thanh long ruột đỏ sau khi thu hoạch cần tiến hành cắt tỉa cành, loại bỏ những cành già,cành răm, cành vô hiệu mang ra khỏi vườn để tiêu hủy.

+ Việc tỉa cành cho cây thanh long nhằm tạo độ thông thoáng cho cành, giúp cây tạo độ thông thoáng, mà còn hạn chế được mầm bệnh gây hại trên cây thanh long.

– Việc cắt tỉa cành còn giúp cây tập chung dinh dưỡng để nuôi cây, giúp cây nhanh phục hồi và đủ dinh dưỡng cho cây nuôi cành mới. Thực hiện cắt tỉa cành theo các hướng sau:

+ Tỉa đầu:

Cắt toàn bộ những cành già, cành khuất tán, cành bị nhiễm sâu bệnh, cành yếu cùng một lúc. Sử dụng kéo cắt cành, dao hoặc liềm để cắt cành. Cắt 3/4 chiều dài của cành già phía dưới, các cành có tược non mọc ra từ gốc thì để lại, tuy nhiên cũng chỉ nên để 1-2 chồi non khỏe. Trên mỗi cây thanh long nên để lại 50 cành trên đầu trụ.

+ Tỉa lựa:

Bà con cần lựa những cành càn tốn tỉa sau đó dùng liềm cán dài cắt đứt từ trên ra khỏi cây. Biện pháp này giúp bà con tạo được độ thông thoáng cho cây và qua nhiều năm cành không bị độn lên cao, giúp cây luôn được trẻ hóa.

– Sau khi tỉa cành cho cây thanh long, bà con cũng cần thường xuyên sắp xếp các cành đều về các hướng để các cành có thể đón ánh nắng tốt hơn, tránh mọc lệch, tập trung về một phía.

Kỹ thuật bón phân cho cây thanh long

– Sau khi thực hiện kỹ thuật cắt tỉa cành xong cũng là thời điểm bà con cần bón phân, để giúp hồi phục sức khỏe của cây suốt thời gian cây nuôi hoa và nuôi quả. Tuy nhiên, để bón phân cho cây thanh long theo quy trình VietGap bà con nên sử dụng phân gà ủ hoai mục để bón phân cho cây.

– Kỹ thuật bón phân cho cây thanh long cần bón đúng và đủ liều lượng cho cây.

– Trung bình một cây thanh long bà con nên bón 20-30 kg phân gà ủ hoai mục. Hàng tháng, tùy thuộc vào sự phát triển của cây và giai đoạn của phát triển mà có thể bón bổ sung thêm lượng phân bón NPK theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất. Bình quân nếu bón bổ sung phân NPK hàng tháng bà con chỉ nên bón 150g/cây.

Cách phòng và điều trị sâu bệnh hại

– Nếu vườn cây thanh long được tạo độ thông thoáng, bón phân đầy đủ, canh tác hợp lý thì cây ít bị sâu bệnh hại.

Vào những ngày lạnh của mùa đông, sương muối thường làm ảnh hưởng tới các cành non mới mọc. Lúc này nên sử dụng nước sạch để kịp thời rửa cành vào thời tiết khô ráo.

– Vào mùa đông là thời điểm cây đâm chồi mới, là thời điểm cho sâu khoang suất hiện ăn cành non. Chính vì vậy bà con nên phòng sâu bệnh hại trước khi cây bị nhiễm bệnh bằng biện pháp rắc vôi bột.

– Sử dụng vôi bột để khử trùng vườn và rắc toàn bộ vôi bột lên tất cả các trụ cây thanh long để phòng bệnh xâm nhập.

Nguồn bài viết: tại đây

xem thêm một số bài kỹ thuật tại đây.