KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ SAU THU HOẠCH

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ SAU THU HOẠCH

Sau một năm mang trái, cây cà phê bị mất sức sinh trưởng rất nhiều. Việc thu hoạch quả đồng nghĩa với việc lấy đi một lượng lớn dinh dưỡng trong cây, làm cây ngày càng bị suy kiệt hơn. Do đó, chăm sóc cà phê sau thu hoạch là việc làm quan trọng cần phải thực hiện để giúp cây phục hồi nhanh chóng, tránh tình trạng cây bị suy kiệt.

Bên cạnh đó, mùa khô ở Tây Nguyên thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đây cũng là giai đoạn cây cà phê phân hóa mầm hoa, hình thành và nở hoa, đậu quả, quả non phát triển, là giai đoạn ảnh hưởng quan trọng đến năng suất, chất lượng của cà phê vụ sau.

Để giúp cây cà phê phục hồi nhanh chóng sau thu hoạch, sinh trưởng và phát triển tốt, có năng suất cao, chất lượng tốt và gia tăng thu nhập cho người trồng công ty Thiên An Nông xin chia sẻ đến quý bà con quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cà phê sau thu hoạch.

1. Cắt tỉa cành

Sau khi thu hoạch, nhà vườn cần tiến hành cắt tỉa cành cho vườn cà phê. Công việc này nên thực hiện vào những ngày trời nắng ráo.

Những cành cần cắt bỏ sau mỗi vụ thu hoạch:

– Cành khô, chết, cành không mang lá, cành bị gãy, cành cong…

– Cành có dưới hoặc bằng ba cặp lá ở đầu cành.

– Cành mọc sát hay đụng đất.

– Cắt bỏ cành tăm, các chồi vượt, cành thứ cấp mọc ở những vị trí không thuận lợi như cành nằm sâu trong tán lá, cành mọc ngược, cành mọc thẳng đứng, mọc chen chúc nhiều cành thứ cấp trên cùng một đốt.

– Cành nằm ở vị trí tối rậm rạp, dày cành.

Chú ý: Việc cắt tỉa cành cần tiến hành một cách cẩn thận bằng cưa hay kéo sắc để vết cắt ngọt, không bị xước cành. Khi cắt nên cắt sát, không chừa cành quá dài. Ngoài việc cắt cành, phải thường xuyên kiểm tra và vặt bỏ các chồi vượt. 

Việc cắt tỉa cành sẽ tạo cho cây có bộ tán cân đối, cành quả phân bố đều, làm tiền đề cho việc chăm sóc và hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh. Tạo sự thông thoáng trong vườn, tạo điều kiện cho ánh sáng phân bổ đều trên các cành, bảo đảm tính ra hoa của cây cà phê và tập trung dinh dưỡng nuôi quả để có năng suất cao.

2. Rửa vườn

Sau khi cắt tỉa cành, nhà vườn cần dọn sạch tàn dư tạo sự thông thoáng cho vườn cà phê; đồng thời tiến hành phun rửa vườn nhằm phòng ngừa rong rêu, tảo đỏ, nấm hồng,… đeo bám trên cây làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Để tiến hành công việc này, nhà vườn có thể sử dụng 500ml NANO ĐỒNG TÍM hòa 400 lít nước phun ướt đẫm vườn.

don_vuon_ca_phe

3. Bón phân

 

Sau một năm mang quả, cây cà phê đã tích trữ trong quả, hạt một lượng dinh dưỡng rất lớn. Do vậy, việc thu hoạch quả cũng đồng nghĩa với việc lấy đi một lượng lớn chất hữu cơ và dinh dưỡng trong cây, làm cây bị suy kiệt. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì sẽ giúp cây phục hồi và kích cây ra hoa tốt hơn, đồng thời ra hoa và đậu quả tập trung sẽ dễ dàng để nuôi trái.

 Bón phân hữu cơ: Phân chuồng đã ủ hoai mục với  vi nấm  TRICHODERMA (liều dùng 10-15 kg/cây) là một lựa chọn tối ưu. Nếu không có phân chuồng ủ hoai có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 3-5kg/cây. Việc cung cấp phân hữu cơ hàng năm nhằm tăng tính đệm cho đất, ổn định độ pH đất, cải tạo đất, tăng hàm lượng keo đất, tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng, giúp cây chịu hạn tốt và giảm thiểu tối đa việc thất thoát dinh dưỡng.

Bón gốc:  NPK kết hợp với TOKYO hoặc HUMIC 90 USA cung cấp dinh dưỡng cho cây, bón phân NPK cùng với humic giúp cây giữ dinh dưỡng tốt hơn.

Đổ gốc: Dùng ĐẠM CÁ OMEGA GROW hoặc Siêu lân đỏ + 2 kg HUMIC 90 USA pha 1000 lít nước đổ gốc (250 gốc), các sản phẩm hữu cơ sẽ phục hồi bộ rễ, kích ra rễ mới, tăng khả năng hấp thụ phân bón, phục hồi nhanh chóng.

Phun lá: Với đặc tính của cây cà phê, vào cuối vụ thu hoạch, cây bắt đầu diễn ra quá trình phân hóa mầm hoa. Vì vậy, sau khi thu hoạch cắt tỉa cành để cho cây cà phê phân hóa mầm hoa. Để giúp cây phân hóa mầm hoa đồng loạt nên sử dụng 500ml Lân 79 pha 400 lít nước, phun đều qua lá.

4. Tưới nước

Tưới nước có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn này, nó ảnh hưởng đến sự phân hóa mầm hoa, khi cây phân hóa mầm hoa hoàn chỉnh (mầm hóa dạng mỏ sẻ, hay đầu nụ bạc trắng) thì tiến hành tưới nước. Lần tưới nước này rất quan trọng, giúp cây cà phê ra hoa đồng loạt. Tưới lại lần 2 cách lần tưới thứ nhất từ 25 đến 30 ngày, lưu ý không nên tưới sớm hơn. Mục đích của việc tưới nước lần 2 này là để tiếp tục ép những hoa non còn lại nở hết vào đợt 2,  giúp cho hoa ra tập trung (không phân tán thành nhiều đợt) ở những năm tiếp theo. Đợt 2 nên tưới nhiều nước hơn đợt 1, tưới đẫm để đảm bảo độ ẩm trong đất cao giúp cho cây dưỡng trái non. Để giảm hiện tượng rụng trái non sinh lý ở cây bà con sử dụng Bộ Sữa pha trong 400l nước xịt đều cho cây, trồng Bò Sữa có tới 16% bo ở dạng sữa nên cây dễ dàng hấp thụ, bù lại lượng bộ thiếu hụt cho cây.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Cần chú ý phòng bệnh rỉ sắt, đốm mắt cua, thán thư,… để phòng trừ hiệu quả bà con nên thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời, sử dụng các thuốc đặc trị nấm bệnh của Thiên An Nông: Hexa 99, Pro 339 để diệt nấm bệnh.

Phòng trừ rệp sáp, rệp vẩy, bọ xít, đặc biệt chú ý đến rệp sáp. Sau vụ thu hoạch cà phê là mùa khô, đây cũng là thời điểm rệp sáp gây hại nặng nhất, do đó bà con cần phải theo dõi thường xuyên để phun ngay khi phát hiện có rệp, tránh để tình trạng rệp sáp phát triển mạnh. Sử dụng MODERN 600EC pha 400l nước phun đều, đẫm, Modern 600EC có khả năng diệt trứng và chống lột xác, giúp diệt triệt để, lâu có sâu rầy lại.

 

 

Trên đây là quy trình kỹ thuật hướng dẫn chăm sóc phục hồi cây cà phê sau thu hoạch cùng với bộ sản phẩm của công ty Thiên An Nông. Kính chúc quý bà con được mùa bội thu!

Thiên An Nông- Luôn luôn tốt hơn