KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM VÀ ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG MẦM NON – Tài liệu text – Tốp 10 Dẫn Đầu Bảng Xếp Hạng Tổng Hợp Leading10

KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM VÀ ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.53 KB, 18 trang )

Bạn đang đọc: KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM VÀ ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG MẦM NON – Tài liệu text

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

MÔN: GIÁO DỤC MẦM NON

Chuyên đề:
NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ SƯ PHẠM
TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
SƯ PHẠM VÀ ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
1. Những vấn đề chung về giao tiếp sư phạm
1.1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con
người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lí và được biểu hiện ở các quá trình
thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.
Các đặc trưng cơ bản của giao tiếp được xác định như sau:
– Là quá trình con người ý thức được mục đích, nội dung và những
phương tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác.
– Giao tiếp diễn ra nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới
quan, nhân sinh quan, nhu cầu… của những người tham gia vào quá trình giao
tiếp. Đặc trưng này có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển
nhân cách con người.
– Hoạt động giao tiếp giúp con người nhận thức, hiểu biết lẫn nhau.
– Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện trong giao tiếp giữa con người với
con người.
– Giao tiếp được tiến hành trong một không gian, thời gian và cácđiều
kiện cụ thể.

– Cá nhân trong giao tiếp vừa là chủ thể vừa là khách thể của giao tiếp.
1.2. Khái niệm giao tiếp sư phạm
Giao tiếp của con người diễn ra trong các lĩnh vực khác nhau mang sắc
thái khác nhau. Giao tiếp diễn ra trong hoạt động sư phạm mang những đặc
trưng riêng của hoạt động giáo dục đào tạo con người mà trong đó diễn ra mối
quan hệ liên nhân cách giữa nhiều đối tượng khác nhau, trước hết là giữa nhà
giáo dục với các đối tượng giáo dục, giữa các lực lượng giáo dục và giữa các
nhà giáo dục với nhau. Tuy nhiên, trong nhà trường mầm non, hoạt động sư
phạm là hoạt động điển hình, ở đó giáo viên và trẻ đều là chủ thể của quá trình
giao tiếp và là chủ thể chính hoạt động sư phạm của nhà trường; vì vậy có định
nghĩa sau:
Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc tâm lí giữa giáo viên và học sinh nhằm
truyền đạt và lĩnh hội các tri thức khoa học, các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp,
vốn sống để xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh, trong đó
giáo viên giữ vai trò chủ động điều khiển quá trình giao tiếp nhằm thực hiện
những nhiệm vụ dạy học.
Vì vậy, giao tiếp sư phạm có những đặc trưng sau:
– Giáo viên không chỉ giao tiếp với học sinh qua nội dung bài giảng mà
giáo viên còn là tấm gương sáng mẫu mực về nhân cách.
– Trong giao tiếp sư phạm, người giáo viên dùng các biện pháp giáo dục
tình cảm, thuyết phục, vận động đối với học sinh.
1.3. Mục đích của giao tiếp sư phạm
Giao tiếp sư phạm thực chất là sự tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh
nhằm truyền đạt, lĩnh hội vốn sống kinh nghiệm, những tri thức khoa học, kỹ
năng, kỹ xảo, hành vi phù hợp, từ đó xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện
2

ở học sinh. Đó cũng là mục tiêu đào tạo khái quát của nhà trường phổ thông
trong suốt một thời gian dài, nhiều năm, chia ra nhiều bậc học. Giao tiếp sư

phạm ở các bậc học có những mục đích, nội dung tiếp xúc cụ thể khác nhau.
Giao tiếp sư phạm ở bậc mầm non có nhiều điểm khác biệt so với các bậc học
khác. Bởi vì đối tượng giao tiếp ở đây là những trẻ nhỏ cần sự yêu thương,
chăm sóc cả về thể chất và tinh thần. Mặt khác, hoạt động chủ yếu ở trường
mầm non là hoạt động vui chơi nên trong quá trình giao tiếp cần tạo được bầu
không khí thân thiện, yêu thương, tạo môi trường thuận lợi cho công tác chăm
sóc và giáo dục trẻ.
1.4. Nội dung của giao tiếp sư phạm:
Trong nội dung của giao tiếp nói chung và giao tiếp sư phạm nói riêng
nhiều nhà khoa học tâm lý và tâm lý – giáo dục thường chia làm hai loại: nội
dung tâm lý và nội dung công việc.
1.4.1. Nội dung tâm lý trong giao tiếp sư phạm:
Hiệu quả của hoạt động giao tiếp giữa giáo viên và trẻ là không nhìn thấy
trực tiếp. Kết quả nhận thức của trẻ mang tính trừu tượng, thường đánh giá sản
phẩm của trẻ bằng cách gián tiếp qua bài kiểm tra, bài thi, mà ở bài kiểm tra và
bài thi cũng có thể chưa phản ánh chính xác mức độ nhận thức của các em. Nội
dung tâm lý trong giao tiếp bao gồm các thành phần cơ bản sau:
a. Nhận thức
Ở bất kỳ cuộc tiếp xúc nào giữa con người với con người, giữa giáo viên
với trẻ đều để lại trong chủ thể giao tiếp và đối tượng một sản phẩm nhất định về
nhận thức. Giáo viên tiếp xúc lần đầu với học sinh, chắc chắn các em sẽ trả lời
nếu được hỏi về một số thông tin thầy (cô) giáo mới đến: Thầy cô dáng cao,
nước da trắng nom vẻ thư sinh, thầy nói dễ nghe rõ ràng, thầy đi lại trên lớp
chững chạc. Thầy giảng bài dễ hiểu, hay đặt câu hỏi cho các em…Tương tự như
vậy nếu hỏi thầy giáo cảm nhận đầu tiên về lớp học, thầy sẽ trả lời: Lớp đông
nhưng các em ngoan, trật tự, khi tôi hỏi bài cả lớp giơ tay xin phát biểu, các em
chăm chú nghe giảng… Như vậy có thể thấy nội dung nhận thức trong giao tiếp
sư phạm không chỉ là tri thức khoa học mà còn là sự nhận thức về nhân cách của
thầy và trò.
Nội dung nhận thức có thể xảy ra suốt cả tiến trình giao tiếp hoặc chỉ xảy

ra mạnh mẽ ở thời điểm đầu gặp gỡ. Để hoạt động sư phạm thành công, cô giáo
luôn tạo cho mình những giá trị mới về tinh thần trước các em, để trong giao
tiếp các em luôn nhận thức cái mới tốt đẹp ở người giáo viên, cô giáo của mình,
tự hào về cô dạy mình, đó cũng là một điều kiện cần thiết tạo ra sự hấp dẫn cá
nhân đối với các em vì chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.
b. Cảm xúc
Từ thời điểm bắt đầu, qua diễn biến, rồi lúc kết thúc một quá trình giao
tiếp sư phạm đều biểu hiện một xúc cảm nhất định của chủ thể giao tiếp và đối
tượng giao tiếp. Qua phân tích các thời điểm của một quá trình giao tiếp dễ nhận
ra nội dung xúc cảm cụ thể. Những xúc cảm này ảnh hưởng quan trọng mang
tính định hướng cho quá trình giao tiếp, có thể từ thiện chí qua không thiện chí,
từ thờ ơ lãnh đám sang vồn vã quan tâm, từ không thích thú sang thích thú, hấp
dẫn. Vì vậy, để giao tiếp sư phạm có kết quả, với tư cách là chủ thể tổ chức quá
3

trình giao tiếp, giáo viên cần làm chủ được xúc cảm của mình, đồng thời gợi lên
cho học sinh những xúc cảm tích cực say mê, hứng thú, hồn nhiên và hết sức
thiện cảm, tránh làm cho học sinh ngại ngùng, sợ hãi, căng thẳng. Nhờ những
xúc cảm tích cực này mà tiến trình tiếp xúc chính thức trên lớp, ngoài nhà
trường có hiệu quả cao.
Xúc cảm không chỉ định hướng, nảy sinh trong giao tiếp sư phạm mà thời
điểm kết thúc quá trình giao tiếp sư phạm cũng nảy sinh những xúc cảm mới.
Một xúc cảm dễ chịu, ấm áp rất tình người sau khi tiếp xúc với thầy cô, tăng
thêm nghị lực cho học sinh vượt qua khó khăn tạm thời vươn lên trong học tập.
c. Hành vi
Hành vi giao tiếp sư phạm được hiểu là hệ thống hợp thành từ những vận
động của các bộ phận của cơ thể như đầu, mình, chân, tay, đặc biệt là khuôn mặt
xảy ra trong quá trình giao tiếp sư phạm. Ý nghĩa của những hành vi này là
những nội dung tâm lý nhất định biểu hiện ở những hoàn cảnh cụ thể. Hành vi

giao tiếp sư phạm là một thứ “ngôn ngữ đặc biệt”, ngôn ngữ của thái độ cá nhân,
của thế giới nội tâm, đôi khi nó không chịu sự kiểm soát của ý thức nên chân
thực. Vì vậy, trong quá trình giao tiếp, các chủ thể có thể thông qua hành vi để
hiểu nhau hơn là thông qua ngôn ngữ nói.
Sự biểu hiện của các hành vi giao tiếp sư phạm, phụ thuộc vào mối quan
hệ giữa các chủ thể, đó là mối quan hệ giữa thầy và trò. Mặt khác hành vi giao
tiếp của người thầy giáo còn được học sinh nhập tâm bắt chước.
1.4.2. Nội dung công việc trong giao tiếp sư phạm:
Nội dung công việc trong giao tiếp sư phạm chỉ tính chất mối quan hệ xã
hội. Bất kỳ một tiếp xúc nào giữa giáo viên và học sinh đều tìm thấy một nội
dung nhất định. Ngay trong nội dung công việc cũng phải có nội dung tâm lý
biểu hiện; công việc là sự biểu hiện bên ngoài, công việc được thực hiện tốt hay
không tốt được các nội dung tâm lý hướng dẫn kích thích như là động lực thúc
đẩy hoặc kìm hãm trực tiếp. Có những lúc qua công việc để giáo viên, học sinh
đánh giá nội dung tâm lý tiềm ẩn ở đối tượng giao tiếp của mình, không ít
trường hợp qua công việc được giao giáo viên muốn rèn luyện, sửa chữa một
phẩm chất tâm lý nào đó ở học sinh.
Tất cả những công việc trong nhà trường bao giờ cũng chứa đựng một nội
dung giáo dục rèn luyện nhân cách học sinh nhất định. Nội dung của giáo dục,
rèn luyện nhân cách không phải chỉ bằng những bài giảng, bài học, lời nói ngọt
ngào, êm dịu mà còn bằng cách giao tiếp ứng xử của giáo viên đối với các em.
1.5. Phương tiện ngôn ngữ trong giao tiếp sư phạm
1.5.1. Phương tiện ngôn ngữ trong giao tiếp sư phạm
a. Ngôn ngữ nói: là phương tiện được sử dụng nhiều nhất, hiệu quả nhất
trong quá trình giao tiếp sư phạm, đặc biệt trên lớp học. Có hai hình thức sử
dụng:
– Ngôn ngữ độc thoại: là hình thức nói của một người, nhưng người khác
chỉ nghe, đó là hình thức giáo viên giảng bài, học sinh nghe. Để giao tiếp sư
phạm trên lớp có hiệu quả, ngôn ngữ nói của giáo viên cần đạt được những yêu
cầu sau:

4

+ Dễ hiểu, mach lạc, rõ ràng, dễ nhớ.
+ Lời giảng súc tích, có nhiều thông tin hữu ích.
+ Đảm bảo tính hợp lý, khoa học, hệ thống trong bài giảng và phù
hợp với trẻ.
+ Cách nói của cô truyền cảm, lịch sự hấp dẫn trẻ.
+ Phải có kỹ năng làm chủ lời nói của mình. Muốn vậy giáo viên
phải lưu ý: Nắm vững nội dung bài giảng một cách nhuần nhuyễn; Được luyện
tập, rèn luyện nói nhiều lần; Nói phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
– Ngôn ngữ đối thoại: là hình thức thầy cô hỏi, học sinh trả lời hoặc
ngược lại. Đặc điểm của ngôn ngữ đối thoại:
+ Ngắn gọn, dễ hiểu.
+ Nằm trong văn cảnh, hoàn cảnh cụ thể.
+ Có nội dung cụ thể.
+ Rút gọn, khái quát cao.
b. Ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ viết trên bảng cần phải đủ to, rõ ràng, trình bày bảng một cách
khoa học để trẻ dễ hiểu bài, dễ viết theo và có thể theo dõi bài. Tuy nhiên đối với
trường mầm non thì ngôn ngữ viết này được sử dụng không nhiều và chủ yếu là
khi dạy chữ cho trẻ và minh họa cụ thể cho bài dạy bằng hình ảnh.
1.5.2. Phương tiện phi ngôn ngữ:
Phương tiện phi ngôn ngữ như điệu bộ, cử chỉ, tư thế, dáng đi, đứng, ánh
mắt, nụ cười… của chủ thể giao tiếp. Đây là phương tiện giao tiếp thường xuyên
giữa cô giáo và trẻ mầm non. Trong hoạt động của mình giáo viên mầm non phải
chú ý loại ngôn ngữ này sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp:
– Chuẩn mực về hành vi, cử chỉ… phù hợp với nhân cách mẫu mực của
người giáo viên.
– Sự phối hợp các thành phần phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, tư thế,…)

phải hài hòa, có nhịp điệu, phù hợp với đối tượng, tình huống, nội dung, nhiệm
vụ và mục đích giao tiếp.
– Sử dụng các thành phần của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phải tự
nhiên, chân thật, như đúng với bản chất của mình.
– Việc thay đổi tư thế, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười rất cần thiết – là
tín hiệu giao tiếp sống động và đánh giá, khích lệ, khen chê của cô với trẻ.
– Cùng với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, các đồ dùng dạy học,
phương tiện kỹ thuật cũng có ý nghĩa giao tiếp nhất định, nên cần đưa vào đúng
lúc, đúng chỗ, phù hợp.
– Trang phục của cô giáo cần được sử dụng hợp kiểu cách, màu sắc…
cũng góp phần tăng hiệu quả của quá trình giao tiếp sư phạm.
1.6. Những nguyên tắc giao tiếp sư phạm
Giống như mọi quá trình giao tiếp khác, giao tiếp sư phạm muốn đạt được
kết quả tốt phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, mang tính chất đặc trưng
của giao tiếp nghề nghiệp.

5

1.6.1. Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp
Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp tức là phải coi học sinh là một cá
nhân, một con người với đầy đủ các quyền được vui chơi, học tập, nhận thức…
với những đặc điểm tâm lý riêng, bình đẳng với mọi người trong các quan hệ xã
hội.
Học sinh đang hình thành và phát triển nhân cách, các em là chủ thể hoạt
động tích cực, có đặc điểm nhận thức, thái độ và kiểu hành vi ứng xử riêng (chịu
ảnh hưởng của giáo dục gia đình) – giáo viên không nên áp đặt, ép buộc thái quá
các em phải tuân theo ý kiến thầy cô một cách máy móc, duy ý chí.
Tôn trọng nhân cách học sinh được biểu hiện rất phong phú và đa dạng ở
các tình huống giao tiếp sư phạm khác nhau.

Tôn trọng nhân cách học sinh, có thể quan sát ở các biểu hiện:
– Biết lắng nghe học sinh nói chuyện, trình bày diễn đạt ý muốn, nhu cầu
nguyện vọng của mình… không nên ngắt lời bằng các cử chỉ, điệu bộ như phẩy
tay, xem đồng hồ hoặc ngoảnh mặt đi chỗ khác với vẻ mặt khó chịu khi học sinh
trình bày, thường các em khó nói, khó diễn đạt, nên gợi ý nhẹ nhàng nếu thấy
cần thiết hoặc biểu hiện thái độ khích lệ, động viên các em nói được suy nghĩ,
mong muốn của mình.
– Tôn trọng nhân cách của các em, thể hiện rõ nhất qua hành vi, ngôn ngữ.
Bất luận trong trường hợp nào, cũng không nên dùng những từ, câu xúc phạm
đến nhân cách các em (ngay cả lúc bực tức hoặc các em có sai lầm khuyết điểm
trầm trọng) nhất là trước lớp học, nơi đông người, ví dụ sỉ vả, mắng là ngu,
dốt…
– Tôn trọng các em còn thể hiện ở trang phục gọn gàng, sạch sẽ đúng kiểu
cách. Quần áo lôi thôi, luộm thuộm không sạch sẽ cũng là biểu hiện thiếu tôn
trọng các em.
1.6.2. Đảm bảo tính mô phạm trong giao tiếp
Dạy học là một nghề đặc biệt, sản phẩm lao động của người giáo viên là
những nhân cách phát triển toàn diện ở thế hệ trẻ. Công cụ lao động quan trọng
tạo nên sản phẩm ấy lại chính là nhân cách của người giáo viên. Đó là những
phẩm chất chính trị, ý thức nghề nghiệp, lòng yêu nghề, mến trẻ, năng lực
chuyên môn, kỹ năng giao tiếp… Người giáo viên trực tiếp dùng nhân cách của
mình để tác động đến trẻ.
Đối với xã hội, nhà trường là trung tâm văn hóa, mỗi giáo viên là đại diện,
là điểm sáng của nền văn hóa. Không những thế nhân cách mẫu mực còn là yếu
tố tạo nên uy tín của người giáo viên. Với những đặc trưng nghề nghiệp của
mình đòi hỏi mỗi giáo viên phải thường xuyên tự rèn luyện mình, trong quan hệ
giao tiếp với trẻ phải đảm bảo tính mô phạm.
Đảm bảo tính mô phạm trong giao tiếp sư phạm có nghĩa là nhân cách của
người giáo viên luôn luôn phải mẫu mực, có sự thống nhất giữa lời nói và hành
động. Thể hiện:

− Ngôn ngữ, hành vi, cử chỉ, điệu bộ, trang phục của giáo viên thể hiện sự
chuẩn mực, làm gương sáng cho học sinh noi theo ở mọi lúc, mọi nơi.
− Lời nói và hành động luôn thống nhất với nhau.

− Để thể hiện được tính mô phạm trong giao tiếp mỗi giáo viên phải ý thức
rõ được vị trí, trách nhiệm của mình trong nghề nghiệp, tích cực phấn đấu toàn
diện về chuyên môn và lối sống, luôn làm chủ được bản thân mình.
1.6.3. Có thiện ý trong giao tiếp
Tình cảm là nội dung, là điều kiện và là phương pháp giáo dục đạo đức
trẻ. Khi giáo viên thực sự yêu thương, tin tưởng, mọi tác động giáo dục trong
quan hệ ứng xử của giáo viên sẽ luôn hướng tới quyền lợi của các em.
Thiện ý trong giao tiếp sư phạm là ý tốt của cô giáo đối với trẻ, thể hiện ở
sự yêu thương, tin tưởng các em, tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích các
em tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ trong học tập và trong các hoạt động khác.
Thiện ý của giáo viên với trẻ thể hiện:
− Trong giao tiếp giáo viên luôn đặt quyền lợi của trẻ lên trên hết, chuẩn bị
kỹ giáo án, hướng dẫn các em tiếp thu tri thức bằng tất cả khả năng và lòng nhiệt
tình của mình.
− Tin tưởng vào trẻ, khích lệ động viên các em. Không được định kiến với
bất cứ trẻ nào. Cho dù trẻ có yếu kém thực sự về năng lực hay đạo đức thì cũng
luôn nghĩ đó là tính cách chưa hoàn thiện, được yêu thương giúp đỡ, nhất định
các em sẽ hoàn thiện hơn.
− Đánh giá, nhận xét về các em phải thực sự công bằng, khách quan, khích
lệ động viên để các em vươn lên, cố gắng hết sức.
− Tùy tình huống, hoàn cảnh, khả năng của từng em để giao những công
việc phù hợp. Tuyệt đối không nhạo báng, giễu cợt, chê bai trước những thất bại
của các em.
− Mỗi khi giải quyết mâu thuẫn, sự việc bất tường xảy ra trong lớp cô giáo
phải phân xử công minh “hướng thiện và hành thiện”. Mọi hình thức xử phạt

đều xuất phát từ ý tốt, mong muốn các em tiến bộ, sao cho tất cả các em đều hài
lòng, đồng tình với cách giải quyết của giáo viên.
1.6.4. Đồng cảm trong giao tiếp
J.J Rutxo (Pháp) từ thế kỷ XVIII đã khẳng định: “Trẻ em là trẻ em, trẻ em
không phải là người lớn thu nhỏ. Trẻ em có cách suy nghĩ riêng không giống với
người lớn”. Hơn nữa mỗi trẻ em lại có hoàn cảnh gia đình riêng. Trong quá trình
giao tiếp, nếu giáo viên không đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu được những
suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của trẻ, khó có thể đạt được sự thành công.
Đồng cảm với học sinh trong giao tiếp có nghĩa là giáo viên phải đặt mình
vào vị trí của học sinh, để hiểu được những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của các
em, từ đó mới có những hành vi ứng xử phù hợp.
Để đồng cảm với học sinh trong giao tiếp, giáo viên phải chú ý:
− Nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi trẻ mầm non.
− Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và đặc điểm tâm lý riêng của từng em, trên
cơ sở đó phác thảo được chính xác chân dung tâm lý của đối tượng giao tiếp.
− Đặt mình vào vị trí của các em trong những tình huống giao tiếp cụ thể,
biết gợi lên những điều trẻ muốn nói mà không dám nói và tạo điều kiện để thỏa
mãn nguyện vọng chính đáng của các em.

Cũng nhờ có sự đồng cảm, giáo viên mới có các biện pháp giảng dạy,
giáo dục có hiệu quả khi uốn nắn, sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm của các
em. Đồng cảm tạo ra sự gần gũi, thân mật, tạo ra cảm giác an toàn nơi trẻ. Đồng
cảm là cơ sở hình thành mọi hành vi ứng xử nhân hậu, độ lượng, khoan dung.
Ngược lại với sự đồng cảm là cách giải quyết cứng nhắc, duy ý chí cứ nội quy
học sinh mà thực hiện; bài kém thì cho điểm kém, không tìm hiểu gia đình, bản
thân các em.
Những nguyên tắc giao tiếp sư phạm phân tích trên đây bao giờ cũng
thống nhất với nhau trong quá trình giải quyết tình huống sư phạm cụ thể, chúng
tác động qua lại biện chứng cho nhau. Vì vậy để giao tiếp với học sinh thành

công, mỗi giáo viên phải luôn thực hiện triệt để các nguyên tắc trên.
1.7. Phong cách giao tiếp sư phạm
1.7.1. Khái niệm chung về phong cách giao tiếp sư phạm
Khái niệm: Đó là toàn bộ hệ thống những phương pháp thủ thuật tiếp
nhận, phản ứng, hành động tương đối bền vững, ổn định của giáo viên và học
sinh trong quá trình tiếp xúc nhằm truyền đạt, lĩnh hội tri thức khoa học, vốn
sống kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân
cách toàn diện ở học sinh.
Giao tiếp sư phạm của giáo viên và học sinh, không chỉ dừng lại ở phong
cách mà còn là toàn bộ nhân cách của con người giáo viên, nghĩa là tất cả những
gì các em tri giác được. Cũng như thế giới nội tâm của thầy cô thông qua hành
vi ứng xử, cử chỉ, điệu bộ, cách diễn đạt, vận động, phản ứng trong quá trình
tiếp xúc. Tuy nhiên phần phong cách thể hiện khá rõ nét những nội dung của
nhân cách. Vì ở phong cách giao tiếp sư phạm bộc lộ những nguyên tắc, mục
đích, nội dung giao tiếp.
1.7.2. Các loại phong cách giao tiếp giao tiếp sư phạm
a. Phong cách dân chủ
Thực chất phong cách dân chủ trong tiếp xúc với học sinh là giáo viên coi
trọng những đặc điểm tâm lý cá nhân, vốn sống kinh nghiệm, trình độ nhận
thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú và các mức độ tích cực nhận thức của học sinh.
Giáo viên ý thức được điều đó và hành động, ứng xử cũng theo nội dung trên.
Nhờ đó mà dự đoán đúng, chính xác các mực độ phản ứng hành động của học
sinh trong và sau quá trình giao tiếp.
Phong cách dân chủ còn thể hiện sự lắng nghe nguyện vọng, ý kiến của
học sinh, tôn trọng nhân cách của các em được giáo viên đáp ứng kịp thời về
hành động hoặc có lời giải thích rõ ràng. Luôn luôn gần gũi thân mật với các
em, có biện pháp kịp thời giải quyết đúng, chính xác với những vướng mắc
trong quan hệ học tập, sinh hoạt; tạo ra một niềm tin kính trọng ở các em đối với
giáo viên.
Phong cách dân chủ tạo ra ở các em học sinh tính độc lập, sáng tạo, sự

Xem thêm: Top 10 kỹ năng quan trọng nhất đối với giáo viên mầm non

ham mê hiểu biết, kích thích hoạt động nhận thức của các em thấy rõ vị trí, vai
trò cá nhân của mình trong học tập trong các nhóm bạn bè. Ý thức rõ được trách
nhiệm, bổn phận của mình là tiền đề cho tự ý thức, tự giáo dục, tự rèn luyện
mình để nhân cách càng phát triển và hoàn thiện từng bước theo yêu cầu của xã
hội.

Tuy nhiên khi giáo viên sử dụng phong cách này cần lưu ý:
– Phong cách dân chủ trong tiếp xúc với học sinh không có nghĩa là nuông
chiều thả mặc, không tính đến những yêu cầu ngày càng nâng cao của nhiệm vụ
học tập, rèn luyện tư tưởng và các phẩm chất đạo đức, theo mục tiêu đào tạo của
bậc học theo từng độ tuổi.
– Dân chủ cũng không có nghĩa là quá đề cao cá nhân hoặc theo đuổi
những đòi hỏi không xuất phát từ lợi ích chung của học sinh, của lớp, của
trường.
– Dân chủ không phải là xóa đi ranh giới giữa thầy và trò, “cá mè một
lứa”, dân chủ lại càng phải “tôn sư trọng đạo”.
Đối với giáo viên phong cách dân chủ càng thể hiện tấm gương sáng sống
động một mẫu hình nhân cách – theo đó mà học sinh noi theo. Nhiều thực
nghiệm khoa học và quan sát nghề nghiệp, chứng minh rằng phong cách dân chủ
trong giao tiếp sư phạm có hiệu quả cao trong dạy học và giáo dục.
Như vậy, phong cách dân chủ là loại phong cách đặc trưng và được giáo
viên sử dụng thường xuyên nhất trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh
bởi nó thể hiện được khá đầy đủ các nguyên tắc trong giao tiếp. Nhưng nếu quá
lạm dụng phong cách này thì đôi khi sẽ không đảm bảo được yêu cầu giáo dục
đặt ra, bởi có những tình huống bất ngờ, phức tạp, cần giải quyết nhanh chóng
trong thời gian ngắn, khi đó đòi hỏi người giáo viên phải cứng rắn, có tính quyết
đoán cao để đảm bảo thời gian.
b. Phong cách độc đoán
Nội dung của phong cách này xuất phát từ nội dung công việc học tập

hoặc hoạt động xã hội. Giáo viên thường xem thường những đặc điểm riêng về
nhận thức, cá tính, nhu cầu, động cơ, hứng thú của các em, do đặt mục đích giao
tiếp sư phạm thường xuyên xuất phát từ công việc và giới hạn thời gian thực
hiện một cách “cứng nhắc”. Do hiểu công việc quá mạnh mẽ, vì vậy làm mờ
nhạt những biểu tượng về những đặc điểm tâm lý cá nhân học sinh (mặc dù
trong ý thức của giáo viên vẫn có lúc hướng tới những đặc điểm tâm sinh lý lứa
tuổi cá biệt giáo viên có những đòi hỏi “xa lạ”, những đòi hỏi không thể nào
thực hiện đạt được trong hoạt động.
Phong cách độc đoán cũng có những tác dụng nhất định, đối với những
công việc đòi hỏi trong thời gian ngắn, có tính chất lễ hội, phong trào. Nếu
không có phong cách dứt khoát, kiên quyết, cứng rắn… thì không thể hoàn
thành được công việc trong thời gian ngắn ngủi đó.
Tuy nhiên không nên lạm dụng phong cách này bởi phong cách này
thường thể hiện cách đánh giá và hành vi ứng xử đơn phương, một chiều của
giáo viên; làm mất đi sự tự do, kiềm chế sự sáng tạo, tự chủ của học sinh, đôi
khi khiến học sinh có cảm giác không an toàn, sợ hãi trước giáo viên. Tính
thuyết phục, giáo dục bằng tình cảm trở nên mờ nhạt ở phong cách này.
c. Phong cách tự do (không can thiệp vào tự do cá nhân của học sinh)
Bản chất của phong cách này là thái độ hành vị cử chỉ, điệu bộ ứng xử của
giáo viên đối với học sinh dễ dàng thay đổi trong những tình huống, hoàn cảnh
giao tiếp khác nhau. Phong cách tự do, thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt đôi khi

xen lẫn khéo léo đối xử sư phạm. Cũng có những trường hợp biểu hiện như là
giao tiếp ngẫu nhiên.
Phong cách tự do, có ưu thế là phát huy được tính tích cực hoạt động nhận
thức ở học sinh; kích thích tư duy độc lập sáng tạo ở các em – vì nó được xây
dựng trên nền tảng tôn trọng nhân cách học sinh. Khi giao việc giáo viên chỉ
kiểm tra kết quả, sản phẩm, mà ít khi quan tâm kiểm tra xem bằng cách nào học
sinh lại có sản phẩm, kết quả đó. Phong cách tự do kích thích được học sinh tự

giác trong học tập, nhất là các em học giỏi.
– Những đặc trưng cơ bản của phong cách tự do:
Một là: Dễ dàng thay đổi mục đích, nội dung và đối tượng giao.
Hai là: Giáo viên trong nhiều trường hợp không làm chủ được cảm xúc
của mình; tâm trí của giáo viên, những quy định pháp lí về quan hệ thầy – trò
thường bị coi nhẹ. Ví dụ giáo viên dễ dàng nâng điểm, hoặc muốn nghỉ lao động
giáo viên cho phép ngay, không cần nói lý do chính đáng. Trong lúc tiếp xúc với
học sinh nhiều lúc tỏ ra dễ dãi có lúc, có nơi, có em thiếu đứng đắn bình đẳng
“cá mè một lứa”.
Phạm vi giao tiếp của phong cách tự do rộng rãi, mức độ nông cạn, hời
hợt, ấn tượng không sâu sắc; thường để lại ấn tượng coi thường nhân cách của
giáo viên trong học sinh; phương tiện giao tiếp được nhắc đi nhắc lại nhiều lần
điệu bộ, cách nói năng…xã giao đơn điệu, nhàm chán.
Ba loại nhân cách tiếp xúc sư phạm, nhân cách trên đều có những mặt
mạnh, mặt yếu nhất định. Xuất phát từ nguyên tắc của quá trình giao tiếp sư
phạm, đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên thực hiện phong cách dân chủ. Tuy
nhiên, người giáo viên trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh nên vận
dụng một cách linh hoạt pha trộn cả ba loại hình phong cách trên phù hợp với
từng hoàn cảnh, mục đích giao tiếp cụ thể … Việc tổ chức quá trình giáo dục và
dạy học ở nhà trường không thể phù hợp hoàn toàn với một phong cách giao tiếp
nào, mà chỉ phù hợp với từng loại công việc của lớp của trường khi giáo viên
giao việc, hướng dẫn, tổ chức học tập, lao động… cho học sinh. Điều này thể
hiện rõ nghệ thuật giao tiếp sư phạm của từng giáo viên. Trong thực tế, có giáo
viên quá lợi dụng phong cách này hoặc phong cách khác, trong tiếp xúc với học
sinh, nên đã gây tâm lý sợ hãi, hoặc coi thường giáo viên.
2. Những vấn đề về kỹ năng giao tiếp sư phạm
2.1. Khái niệm kỹ năng giao tiếp sư phạm
Theo tác giả Ngô Công Hoàn và Hoàng Anh: “Kỹ năng giao tiếp sư phạm
là hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi (kể cả hành vi ngôn ngữ)
phối hợp hài hòa, hợp lý của giáo viên, nhằm đảm bảo cho sự tiếp xúc với học

sinh đạt kết quả cao trong dạy học và giáo dục, với sự tiêu hao năng lượng tinh
thần và cơ bắp ít nhất trong những điều kiện thay đổi”.
Kỹ năng giao tiếp sư phạm thực chất là sự phối hợp phức tạp giữa những
chuẩn mực hành vi xã hội cá nhân với sự vận động của cơ mặt, ánh mắt, nụ cười,
tư thế của đầu, cổ, vai, tay, chân, đồng thời với ngôn ngữ của người giáo viên. Sự
phối hợp hài hòa, hợp lý giữa các vận động đều mang một nội dung tâm lý nhất
định phù hợp với những mục đích, ngôn ngữ, nhiệm vụ giao tiếp cần đạt mà giáo
viên là chủ thể.

– Kỹ năng giao tiếp sư phạm là nhận thức nhanh chóng những biểu hiện
bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của học sinh và bản thân, đồng
thời sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ
chức, đều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích giáo
dục.
– Kỹ năng giao tiếp sư phạm được hình thành qua các con đường:
+ Những thói quen ứng xử được xây dựng từ gia đình, quan hệ xã hội.
+ Do vốn sống kinh nghiệm cá nhân qua tiếp xúc với mọi người.
+ Rèn luyện trong môi trường sư phạm qua các lần thực hành, thực tập
giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm tiếp xúc với học sinh (thâm niên nghề càng
cao thì kỹ năng giao tiếp sư phạm càng hợp lý).
Kỹ năng giao tiếp sư phạm là sự kết hợp của nhiều nhóm kỹ năng khác
nhau. Hiện nay có nhiều cách phân chia các nhóm kỹ năng theo tiêu chí (cơ sở
khoa học) khác nhau.
2.2. Các nhóm kĩ năng giao tiếp sư phạm
2.2.1. Nhóm các kỹ năng định hướng giao tiếp
Kỹ năng này được biểu hiện ở khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài như
sắc thái biểu cảm ngữ điệu, thanh điệu của nội dung, cử chỉ, điệu bộ, động tác…
mà phán đoán chính xác những trang thái tâm lý bên trong của chủ thể giao tiếp
(giáo viên) và đối tượng giao tiếp (học sinh).

Nhóm kỹ năng này được phân chia nhỏ hơn gồm các kỹ năng đọc trên nét
mặt, cử chỉ, hành động, lời nói và kỹ năng chuyển từ tri giác cái bên ngoài đến
cái bên trong của nhân cách người học sinh.
– Kỹ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói: nhờ tri giác tinh tế nhạy
bén các trang thái tâm lý qua nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu của lời nói mà chủ thể
giao tiếp (giáo viên) phát hiện chính xác và đầy đủ thái độ của đối tượng. Ngôn
ngữ diễn tả tình cảm hay còn gọi là ngôn ngữ biểu cảm rất phong phú. Nó thể
hiện tính cách, trí tuệ, tình cảm, ý chí của con người. Tính chủ động hay thụ
động, tính chân thành hay giả dối, tính tin tưởng hay hoài nghi.
– Kỹ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bên trong của
nhân cách. Sự biểu hiện các trạng thái tâm lý của con người qua ngôn ngữ và
điệu bộ là rất phức tạp vì cùng chung một trạng thái xúc cảm lại có thể được bộc
lộ ra bên ngoài bằng ngôn ngữ và điệu bộ khác nhau. Ngược lại sự biểu hiện ra
bên ngoài như nhau lại là vẻ ngoài của các tâm trạng khác nhau.
Nhóm kỹ năng định hướng có thể chia thành hai giai đoạn là định hướng
trước khi tiếp xúc giao tiếp và định hướng trong quá trình giao tiếp với học sinh,
tập thể học sinh hoặc phụ huynh học sinh.
– Định hướng trước khi tiếp xúc: Trước khi tiếp xúc, cần có thông tin về
đối tượng, sau đó xây dựng mô hình tâm lý, dự đoán phản ứng có thể xảy ra.
Giáo viên cần có thái độ thiện cảm, tự tin, tạo cảm giác an toàn cho trẻ để trẻ
bộc lộ trung thực đặc điểm tâm lý của mình.
– Định hướng trong quá trình giao tiếp sư phạm: Là sự thành lập các thao
tác trí tuệ, tư duy liê tưởng vốn sống, kinh nghiệm của cá nhân một cách cơ
động, linh hoạt, mềm dẻo…, đồng thời thể hiện ra bên ngoài bằng phản ứng,
hành vi, điệu bộ, cách nói năng… ở giáo viên phù hợp với những thay đổi liên

tục về thái độ, hành vi, cử chỉ, nội dung ngôn ngữ mà trẻ phản ứng trong quá
trình giao tiếp.
Như vậy, kỹ năng định hướng giao tiếp sư phạm có ý nghĩa rất quan trọng,

nó quyết định thái độ và hành vi giáo viên tiếp xúc với học sinh. “Mô hình nhân
cách học sinh giả định” (định hướng trước khi giao tiếp). “Mô hình nhân cách
học sinh thực” (định hướng bắt đấu tiếp xúc). “Mô hình nhân cách học sinh
chính xác, đúng” (định hướng suốt cả quá trình tiếp xúc).
2.2.2. Kỹ năng định vị
Một điều quan trọng để hiểu biết lẫn nhau trong quá trình giao tiếp là sự
đồng cảm giữa chủ thể và đối tượng. Do đó, một kỹ năng đảm bảo sự đồng cảm
là kỹ năng định vị.
Kỹ năng này là kỹ năng biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí
của mình vào vị trí của đối tượng để có thể “thương người như thể thương thân”
và biết tạo ra điều kiện để đối tượng chủ động giao tiếp với mình. Kỹ năng định
vị của giáo viên còn thể hiện ở chỗ biết xác định đúng không gian và thời gian
giao tiếp. Công trình nghiên cứu của một số nhà tâm lý học Mỹ đã chỉ rõ:
Khoảng cách giữa mọi người trong quá trình giao tiếp không phải ngẫu nhiên mà
được xác định bởi mục đích, nội dung và nói lên mức độ tinh thấn của chủ thể
và đối tượng giao tiếp. Biết chọn thời điểm mở đầu, ngừng, tiếp tục và kết thúc.
Để làm được những điều này, giáo viên cần phải:
– Rèn luyện nhiều trong giao tiếp
– Biết đặt vị trí của mình vào vị trí của trẻ trong giao tiếp.
– Tiếp xúc nhiều với đối tượng giao tiếp
– Bổ sung, tích lũy tri thức, vốn sống, vốn kinh nghiệm trong giao tiếp
– Nhập vai chân thực, không giả dối.
2.2.3. Kỹ năng điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp sư phạm
Là khả năng biết thu hút đối tượng, tìm ra đề tài giao tiếp, duy trì nó và xác
định được nguyện vọng, hứng thú của đối tượng giao tiếp, biết làm chủ trạng
thái xúc cảm của bản thân, biết sử dụng các phương tiện giao tiếp.
Điều khiển quá trình giao tiếp rất phức tạp, vì nó gồm nhiều thành phần
tâm lý tham gia. Trước hết là nhận thức, cùng với nhận thức là hệ thống thái độ
và sự biểu lộ nhận thức, thái độ qua hành vi, hành động ứng xử. Sự phối hợp
nhận thức, thái độ và hành động không phải lúc nào cũng đồng nhất.

Trong nhóm kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp gồm các thành phần
sau:
– Kỹ năng quan sát: Là khả năng biết phát hiện (bằng mắt quan sát) những
thay đổi trên nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…, sự vận động của toàn cơ thể của đối
tượng giao tiếp.
– Kỹ năng nghe ngôn ngữ nói: Biết lắng nghe – nghĩa là biết tập trung chú
ý, hướng hoạt động, ý thức của chủ thể giao tiếp để lắng nghe đối tượng giao
tiếp nói, phát âm, để hiểu nội dung ngôn ngữ nói.
– Kỹ năng xử lý thông tin: thông thường ngay trong khi nhìn, nghe, tiếp
nhận các thông tin từ học sinh, ở giáo viên luôn có quá trình sàng lọc, thu nhận,
đối chiếu, so sánh. Các thông tin vốn có trong kinh nghiệm của mình trong đầu
óc.

– Kỹ năng điều khiển, điều chỉnh: nghĩa là có hành vi ứng xử phù hợp,
khoa học, đúng với nhu cầu, mong muốn.
2.2.4. Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp
Phương tiện giao tiếp đặc trưng của con người là lời nói (ngôn ngữ). Trong
Tâm lí học người ta khẳng định rằng: Nếu nội dung của lời nói tác động vào ý
thức thì ngữ điệu của nó tác động mạnh mẽ đến tình cảm con người. Việc lựa
chọn các từ ngữ một cách có văn hóa, có giáo dục và quan trọng là phải biết
dùng khi nào trong giao tiếp. Do đó, trong quá trình giao tiếp lựa chọn những từ
“đắt” và biểu hiện ngữ điệu. Có thể với giọng nói dịu dàng, nghiêm khắc, mệnh
lệnh hay phẫn nộ…nhưng phải phù hợp với những tình huống giao tiếp nhất
định.
Ngoài ngôn ngữ diễn đạt, những phương tiện ngoài ngôn ngữ như hành vi,
cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, ánh mắt… và trang phục có thể bổ sung, hỗ trợ
cho thái độ của người giáo viên trong quan hệ tiếp xúc với học sinh.
3. Ứng xử sư phạm
3.1. Khái niệm ứng xử

Ứng xử là sự tiếp nhận kích thích và ứng phó lại trong hoàn cảnh, tình
huống nào đó. Trong khái niệm ứng xử này, hành vi là mức độ thể hiện thực tế,
hiện thực nhất của ứng xử, để cho việc ứng xử hiệu quả.
Ứng xử có những đặc điểm sau:
– Ứng xử được thực hiện bởi những cá nhân cụ thể, mỗi cá nhân có điều
kiện sinh học khác nhau, đặc điểm các giác quan khác nhau, thao tác hành vi
phản ứng theo những tốc độ, cường độ, nhịp độ khác nhau.
– Ứng xử bao giờ cũng được thực hiện trong các mối quan hệ xă hội nhất
định – chịu sự chế ước của các chuẩn mực, khuôn mẫu của các quan hệ đó.
– Ứng xử của cá nhân là sự giao thoa có tính nghệ thuật giữa cái tự nhiên
và cái xã hội trong bản chất con người. Điều này thể hiện tính văn hóa trong
việc ứng xử của của con người.
– Trong ứng xử người ta chú ý đến nội dung tâm lý hơn là nội dung công
việc. Như vậy, thước đo của giao tiếp là hiệu quả công việc, còn thước đo của
ứng xử là thái độ của cá nhân và những thuật biểu hiện thái độ đó qua hành vi
giao tiếp.
– Ứng xử mang tính chất tình huống còn giao tiếp là một quá trình. Trong
giao tiếp xảy ra hàng loạt các tình huống khác nhau buộc chủ thể phải ứng xử
với các kích thích trong đó.
3.2. Những nguyên tắc ứng xử sư phạm của giáo viên mầm non
3.2.1. Yêu thương trẻ như con, em của mình
Trẻ sống, hoạt động, vui chơi, ăn, ngủ ở nhà trẻ, lớp mẫu giáo chiếm 7080% số thời gian của trẻ trong ngày. Vì vậy cô giáo ở trường mầm non phải
thường xuyên tổ chức các hoạt động để phát triển thể chất và giúp trẻ tiếp thu
các tri thức, hình thành kĩ năng, thái độ và hành vi phù hợp cho trẻ. Để hoàn
thành tốt các nhiệm vụ này thì trước hết cô giáo phải yêu thương các cháu như
con, em mình. Cụ thể cô giáo mầm non phải thực hiện các yêu cầu sau:
– Tiếp xúc của cô giáo mầm non với trẻ bằng chính tình thương yêu của
người “ruột thịt”. Tuy nhiên những hành vi tiếp xúc của cô giáo vẫn nhằm mục

đích thỏa mãn hợp lý các nhu cầu của trẻ. Cô giáo phải chia đều tình thương yêu
cho tất cả các cháu.
– Vì trẻ nhận thức còn đang hình thành và phát triển, vốn kinh nghiệm còn
quá ít nên cô giáo phải luôn bên cạnh cháu, uốn nắn cháu từng hành vi thích hợp
bằng tình cảm của một người mẹ hiền.
– Phải tận tụy, luôn khéo léo và dịu dàng trong chăm sóc và giáo dục trẻ.
– Cô giáo phải chăm sóc từng cháu, luôn dành tình thương yêu riêng cho
từng cháu một. Điều này đòi hỏi sự nhạy cảm, tinh tế ở cô giáo.
– Tổ chức cho các cháu sinh hoạt chung, tạo bầu không khí ấm cúng như
trong gia đình.
3.2.2. Giao tiếp ứng xử với trẻ bằng sự thành tâm thiện ý của cô
giáo
.
– Lấy thành tâm, thiện ý làm gốc cho hành vi ứng xử của mình.
– Sự thành tâm, thiện ý của cô được trẻ “đồng nhất, nhập tâm” qua quá
trình xã hội hóa, khi tiếp xúc với cô.
– Cái “thiện ý” của riêng cô nằm trong các hành vi ứng xử mà trẻ rất nhạy
cảm nên có thể nhận ra được.
– Đến với trẻ, dành mọi suy nghĩ, hành động ưu ái cho trẻ, vì trẻ, đảm bảo
cho trẻ phát triển tối đa những tiềm năng vốn có, theo khoa học, theo mục tiêu
đào tạo của ngành giáo dục mầm non.
– Trong giao tiếp với trẻ thành tâm thiện ý còn có nghĩa “khen nhiều, chê
ít”.
3.2.3. Hãy thỏa mãn hợp lý những nhu cầu cơ bản của trẻ
– Trẻ có nhiều nhu cầu, những nhu cầu này phân phối không đều trong
ngày. Thỏa mãn hợp lý các nhu cầu cho trẻ chỉ có thể thực hiện trong trường
mầm non.
– Cần thỏa mãn hợp lý các nhu cầu cơ bản cho cả lớp theo tiêu chuẩn quy
định và thỏa mãn hợp lý những nhu cầu cho từng cháu, đây là yêu cầu đòi hỏi cô
giáo thực hiện tỉ mỉ.

– Hợp lý có nghĩa là điều độ, hạn độ việc thỏa mãn nhu cầu cho trẻ, tránh
việc thỏa mãn quá giới hạn gây ra sự mất cân bằng về phát triển tâm sinh lý của
trẻ.
– Thỏa mãn hợp lý các nhu cầu của trẻ còn chú ý phù hợp về đối tượng,
phương thức, thời gian thỏa mãn.
3.2.4. Giao tiếp ứng xử với trẻ bằng những hành vi cử chỉ diệu
hiền, nhẹ nhàng, cởi mở, vui tươi.
– Nguyên tắc này thể hiện nghệ thuật giao tiếp ứng xử của cô đối với trẻ,
qua đó tạo cho trẻ cảm giác an toàn, dễ chịu khi đến trường.
– Cô giáo luôn lấy xúc cảm chân thực của chính mình khi tiếp xúc với
trẻ;xúc cảm chân thực nhưng thiên về tình thương, sự nhẹ nhàng mà vui tươi,
cởi mở phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, gieo vào lòng trẻ những sắc thái cảm
xúc tích cực của con người.
3.2.5. Nguyên tắc dạy – dỗ
– Cô giáo mầm non vừa che chở, bảo vệ, nuôi dưỡng, vừa dạy trẻ nên
người.

– Cô giáo dạy mẫu hành vi cho trẻ bằng nhiều cách: theo mẫu của cô, theo
mẫu của bạn cùng lớp, theo mẫu các hành vi của các nhân vật trong truyện kể,
phim ảnh…, những mẫu người tốt, bạn tốt.
– Dạy cho trẻ có thói quen, nề nếp ổn định trong các hành vi ứng xử hằng
ngày với mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc.
– Dạy trẻ không thể tách rời khỏi “dỗ dành” trẻ, với mục đích dỗ dành để
tập cho trẻ thói quen hành vi tốt nào đó, thông qua dỗ dành mà dạy trẻ. Đây là
nguyên tắc giao tiếp đặc thù chỉ có ngành giáo dục mầm non mới có.

Phần 2. NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CHO
GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG MẦM NON

1. Sự cần thiết phải nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm cho giáo
viên trong trường mầm non
Dựa trên việc quan sát thực tiễn về kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm của
giáo viên các trường mầm non hiện nay cho thấy nếu việc giao tiếp, ứng xử sư
phạm đều dựa trên những kinh nghiệm chỉ mang tính chất ngẫu nhiên thì chưa
thể hiện được tính khoa học, hệ thống trong quá trình vận dụng các tri thức đã có
về kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm vào thực tiễn. Điều này ảnh hưởng không
nhỏ đến kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Hơn nữa, hoạt động giao tiếp và cách thức ứng xử của giáo viên mầm
non với trẻ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân
cách cho trẻ. Đứa trẻ thông qua giao tiếp với cô giáo ở trường mầm non, với
những đặc trưng vốn có, sẽ càng phát triển khả năng giao tiếp của mình, kích
thích sự phát triển hoạt động nhận thức, đồng thời qua đó giúp trẻ hình thành các
hành vi, thói quen theo đúng chuẩn mực để từ đó có thể tham gia vào các mối
quan hệ xã hội một cách dễ dàng.
2. Một số yêu cầu để giao tiếp, ứng xử sư phạm hiệu quả trong trường mầm
non
Quá trình giao tiếp với trẻ ở trường mầm non thường gặp những khó
khăn ban đầu và trong quá trình giao tiếp. Vì vậy muốn giao tiếp hiệu quả thì
phải đặc biệt lưu ý những yêu cầu cần thực hiện của các giai đoạn này mà đồng
thời không quên đến nhiệm vụ tác động để giáo dục, uốn nắn, điều chỉnh trẻ một
cách phù hợp.
2.1. Những yêu cầu để thiết lập quan hệ ban đầu trong giao tiếp sư
phạm
– Nét mặt vui tươi, rạng rỡ, mỉm cười thiện cảm
– Cởi mở, tự nhiên trong cách nói và hành vi
– Cử chỉ, điệu bộ đúng mực, chậm rãi, lời nói nhẹ nhàng, ôn tồn
– Quan tâm đến đối tượng giao tiếp một cách chân thật
– Thực sự chú ý đến nhu cầu, nguyện vọng của trẻ
– Nếu tiếp xúc với một trẻ thì hãy nên biết tên của trẻ đó và dùng tên đó

trong khi trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
– Chăm chú nghe và khuyến khích trẻ nói thật lòng mình.
2.2. Những yêu cầu để trong quá trình giao tiếp đạt hiệu quả
– Cởi mở, vui tươi, dễ mến, dễ gần
– Công bằng, thẳng thắn, trung thực
– Dễ thông cảm với người khác
– Có chí vươn lên trong chuyên môn, trong công tác.
– Khiêm tốn, giản dị
– Thận trọng trong suy nghĩ, lời nói và việc làm
– Biết lôi kéo trẻ vào các hoạt động
– Độc lập, sáng tạo

– Có khả năng tập hợp, đoàn kết trẻ trong lớp học
2.3. Những yêu cầu tác động tích cực trong quá trình giao tiếp với
trẻ.
– Trò chuyện và khuyến khích trẻ nói ra các sở thích của mình.
– Lắng nghe, khích lệ và động viên trẻ nói ra những nhu cầu, mong muốn
của mình.
– Khen ngợi một cách chân thành những ưu điểm của trẻ.
– Tránh việc quát mắng, xử phạt trẻ
– Tạo bầu không khí tiếp xúc thoải mái, tin cậy yêu thương ở các em và
để lại ấn tượng tốt đẹp trong suốt quá trình tiếp xúc
3. Các yêu cầu về nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm cho giáo viên
trong trường mầm non
3.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên
Trước hết giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng giao
tiếp, ứng xử sư phạm của giáo viên trong môi trường sư phạm và có đầy đủ kiến
thức về vấn đề này. Các kiến thức này hầu hết khi ngồi trên giảng đường các
trường cao đẳng, đại học người giáo viên đã được lĩnh hội, nhưng phải có sự cập

Xem thêm: Module bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học

nhập, bổ sung thường xuyên cho phù hợp với bối cảnh và điều kiện thực tế.
Chính vì lẽ đó việc củng cố kiến thức kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm bao
gồm cả việc củng cố các kiến thức cũ và bổ sung cập nhật các kiến thức mới cho
giáo viên là vô cùng quan trọng.
Nhà trường có thể củng cố kiến thức về kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm
cho đội ngũ giáo viên bằng rất nhiều hình thức đa dạng như: tổ chức các buổi
thảo luận trao đổi kinh nghiệm, hội thảo… có sự hỗ trợ của các chuyên gia về
tâm lý học, giáo dục học….. Thông qua các hình thức này, giáo viên có cơ hội
tiếp cận với những tri thức mới về kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm, đồng thời
củng cố những kiến thức cũ dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia. Giáo viên cũng
có thể tự trao đổi với nhau các kinh nghiệm, thảo luận những vấn đề khó khăn
mà mình gặp liên quan đến việc giao tiếp, ứng xử với trẻ.
3.2. Nâng cao một số phẩm chất nhân cách chủ yếu trong giao tiếp của
cô giáo mầm non
Phẩm chất nhân cách của người giáo viên mầm non bao gồm các phẩm
chất đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp. Các phẩm chất này chi phối hoạt động
của người giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Vì vậy nhất
thiết họ phải rèn luyện chúng ngày càng hoàn thiện hơn để nâng cao kết quả
giao tiếp ở trường mầm non.
3.2.1. Phẩm chất đạo đức
– Cô giáo mầm non trước hết phải thực hiện đúng những hành vi ứng xử
của người công dân trong xã hội, sau đó là thực hiện việc chăm sóc và giáo dục
trẻ theo phương thức “cô giáo như mẹ hiền”.
– Các phẩm chất đạo đức của cô giáo mầm non được biểu hiện cụ thể qua
ánh mắt, nụ cười, điệu bộ, hành vi và lời nói của họ trong hoạt động giáo dục.
– Các biểu hiện này phải phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội và
nguyên tắc ứng xử của người giáo viên, đồng thời mang tính giáo dục và đảm
bảo cho việc thực hiện các yêu cầu, nội dung giáo dục trẻ ở trường mầm non.

3.2.2. Phẩm chất nghề nghiệp
Người giáo viên mầm non cần rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp, vì
đây vừa là động lực thúc đẩy họ đạt được kết quả cao trong lao động sư phạm
vừa là hệ quả tất yếu có được từ trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Các
phẩm chất đó chỉ có thể được bồi đắp thông qua hoạt động ở trường mầm non
mà họ tham gia. Bao gồm các phẩm chất cụ thể:
– Say mê, hứng thú với nghề của mình một cách đích thực.
– Kiên trì, nhẫn nại, tận tụy hy sinh cho sự nghiệp chăm sóc giáo dục trẻ
thơ vì mục tiêu của ngành học.
– Nhanh trí ứng xử hợp lí với các tình huống khó khăn, mới xuất hiện
trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
– Chân thành, trung thực, nhân hậu trong nhận thức, giao tiếp với bè bạn,
đồng nghiệp, với trẻ và phụ huynh của trẻ.
– Có óc quan sát nhạy bén, chính xác những thay đổi về phản ứng hành vi
của trẻ.
– Sáng tạo trong những tình huống giao tiếp ứng xử với trẻ.
– Tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
– Cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ trong chăm sóc và giáo dục trẻ.
– Có kế hoạch, chương trình, mục đích rõ ràng trong các tháng, quý, học
kỳ, cả năm trong chăm sóc và giáo dục trẻ.
– Luôn luôn rèn luyện sức khỏe để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của
cô giáo mầm non.
– Cởi mở, vui tươi, dễ gần, dễ mến đối với trẻ.
Ngoài những phẩm chất cần thiết trên thì bản thân mỗi giáo viên phải
không ngừng tích cực rèn luyện thêm những yếu tố khác, đặc biệt là tác phong,
thái độ trong giao tiếp với trẻ, vốn không tụ nhiên mà có hay có ở tất cả giáo
viên, như:
+ Vui tươi, hồn nhiên, dễ gần và co sức hấp dẫn đối với trẻ.
+ Nhanh nhẹn, tháo vát, đi đứng nhẹ nhàng.
+ Nói năng lưu loát.

Việc giao tiếp, ứng xử khéo léo được xem như một thành phần quan trọng
trong năng lực sư phạm của người giáo viên hay nói cách khác đó là “nghệ thuật
sư phạm” của họ. Tuy nhiên, năng lực sư phạm này không phải tự nhiên mà
hoàn thiện, nhất thiết phải có sự học hỏi, rèn luyện thường xuyên trong hoạt
động, trong cuộc sống và trong giao tiếp hàng ngày. Để rèn luyện chúng có hiệu
quả thì giáo viên cần huy động toàn bộ tri thức và tình cảm, phẩm chất nhân
cách của mình.

– Cá nhân trong giao tiếp vừa là chủ thể vừa là khách thể của giao tiếp. 1.2. Khái niệm giao tiếp sư phạmGiao tiếp của con người diễn ra trong những nghành nghề dịch vụ khác nhau mang sắcthái khác nhau. Giao tiếp diễn ra trong hoạt động giải trí sư phạm mang những đặctrưng riêng của hoạt động giải trí giáo dục đào tạo và giảng dạy con người mà trong đó diễn ra mốiquan hệ liên nhân cách giữa nhiều đối tượng người tiêu dùng khác nhau, trước hết là giữa nhàgiáo dục với những đối tượng người tiêu dùng giáo dục, giữa những lực lượng giáo dục và giữa cácnhà giáo dục với nhau. Tuy nhiên, trong nhà trường mầm non, hoạt động giải trí sưphạm là hoạt động giải trí nổi bật, ở đó giáo viên và trẻ đều là chủ thể của quá trìnhgiao tiếp và là chủ thể chính hoạt động giải trí sư phạm của nhà trường ; vì thế có địnhnghĩa sau : Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc tâm lí giữa giáo viên và học viên nhằmtruyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, vốn sống để kiến thiết xây dựng và tăng trưởng nhân cách tổng lực của học viên, trong đógiáo viên giữ vai trò dữ thế chủ động tinh chỉnh và điều khiển quy trình giao tiếp nhằm mục đích thực hiệnnhững trách nhiệm dạy học. Vì vậy, giao tiếp sư phạm có những đặc trưng sau : – Giáo viên không chỉ giao tiếp với học viên qua nội dung bài giảng màgiáo viên còn là tấm gương sáng mẫu mực về nhân cách. – Trong giao tiếp sư phạm, người giáo viên dùng những giải pháp giáo dụctình cảm, thuyết phục, hoạt động so với học viên. 1.3. Mục đích của giao tiếp sư phạmGiao tiếp sư phạm thực ra là sự tiếp xúc giữa giáo viên và học sinhnhằm truyền đạt, lĩnh hội vốn sống kinh nghiệm tay nghề, những tri thức khoa học, kỹnăng, kỹ xảo, hành vi tương thích, từ đó thiết kế xây dựng và tăng trưởng nhân cách toàn diệnở học viên. Đó cũng là tiềm năng giảng dạy khái quát của nhà trường phổ thôngtrong suốt một thời hạn dài, nhiều năm, chia ra nhiều bậc học. Giao tiếp sưphạm ở những bậc học có những mục tiêu, nội dung tiếp xúc đơn cử khác nhau. Giao tiếp sư phạm ở bậc mầm non có nhiều điểm độc lạ so với những bậc họckhác. Bởi vì đối tượng người dùng giao tiếp ở đây là những trẻ nhỏ cần sự yêu thương, chăm nom cả về sức khỏe thể chất và ý thức. Mặt khác, hoạt động giải trí đa phần ở trườngmầm non là hoạt động giải trí đi dạo nên trong quy trình giao tiếp cần tạo được bầukhông khí thân thiện, yêu thương, tạo môi trường tự nhiên thuận tiện cho công tác làm việc chămsóc và giáo dục trẻ. 1.4. Nội dung của giao tiếp sư phạm : Trong nội dung của giao tiếp nói chung và giao tiếp sư phạm nói riêngnhiều nhà khoa học tâm ý và tâm ý – giáo dục thường chia làm hai loại : nộidung tâm ý và nội dung việc làm. 1.4.1. Nội dung tâm ý trong giao tiếp sư phạm : Hiệu quả của hoạt động giải trí giao tiếp giữa giáo viên và trẻ là không nhìn thấytrực tiếp. Kết quả nhận thức của trẻ mang tính trừu tượng, thường nhìn nhận sảnphẩm của trẻ bằng cách gián tiếp qua bài kiểm tra, bài thi, mà ở bài kiểm tra vàbài thi cũng hoàn toàn có thể chưa phản ánh đúng chuẩn mức độ nhận thức của những em. Nộidung tâm ý trong giao tiếp gồm có những thành phần cơ bản sau : a. Nhận thứcỞ bất kể cuộc tiếp xúc nào giữa con người với con người, giữa giáo viênvới trẻ đều để lại trong chủ thể giao tiếp và đối tượng người tiêu dùng một loại sản phẩm nhất định vềnhận thức. Giáo viên tiếp xúc lần đầu với học viên, chắc như đinh những em sẽ trả lờinếu được hỏi về một số ít thông tin thầy ( cô ) giáo mới đến : Thầy cô dáng cao, nước da trắng nom vẻ thư sinh, thầy nói dễ nghe rõ ràng, thầy đi lại trên lớpchững chạc. Thầy giảng bài dễ hiểu, hay đặt câu hỏi cho những em … Tương tự nhưvậy nếu hỏi thầy giáo cảm nhận tiên phong về lớp học, thầy sẽ vấn đáp : Lớp đôngnhưng những em ngoan, trật tự, khi tôi hỏi bài cả lớp giơ tay xin phát biểu, những emchăm chú nghe giảng … Như vậy hoàn toàn có thể thấy nội dung nhận thức trong giao tiếpsư phạm không chỉ là tri thức khoa học mà còn là sự nhận thức về nhân cách củathầy và trò. Nội dung nhận thức hoàn toàn có thể xảy ra suốt cả tiến trình giao tiếp hoặc chỉ xảyra can đảm và mạnh mẽ ở thời gian đầu gặp gỡ. Để hoạt động giải trí sư phạm thành công xuất sắc, cô giáoluôn tạo cho mình những giá trị mới về ý thức trước những em, để trong giaotiếp những em luôn nhận thức cái mới tốt đẹp ở người giáo viên, cô giáo của mình, tự hào về cô dạy mình, đó cũng là một điều kiện kèm theo thiết yếu tạo ra sự mê hoặc cánhân so với những em vì chất lượng và hiệu suất cao của quy trình giáo dục. b. Cảm xúcTừ thời gian khởi đầu, qua diễn biến, rồi lúc kết thúc một quy trình giaotiếp sư phạm đều biểu lộ một xúc cảm nhất định của chủ thể giao tiếp và đốitượng giao tiếp. Qua nghiên cứu và phân tích những thời gian của một quy trình giao tiếp dễ nhậnra nội dung xúc cảm đơn cử. Những xúc cảm này tác động ảnh hưởng quan trọng mangtính xu thế cho quy trình giao tiếp, hoàn toàn có thể từ thiện chí qua không thiện chí, từ lạnh nhạt lãnh đám sang vồn vã chăm sóc, từ không thú vị sang thú vị, hấpdẫn. Vì vậy, để giao tiếp sư phạm có hiệu quả, với tư cách là chủ thể tổ chức triển khai quátrình giao tiếp, giáo viên cần làm chủ được xúc cảm của mình, đồng thời gợi lêncho học viên những xúc cảm tích cực mê hồn, hứng thú, hồn nhiên và hết sứcthiện cảm, tránh làm cho học viên ngại ngùng, sợ hãi, stress. Nhờ nhữngxúc cảm tích cực này mà tiến trình tiếp xúc chính thức trên lớp, ngoài nhàtrường có hiệu suất cao cao. Xúc cảm không chỉ khuynh hướng, phát sinh trong giao tiếp sư phạm mà thờiđiểm kết thúc quy trình giao tiếp sư phạm cũng phát sinh những xúc cảm mới. Một xúc cảm thoải mái và dễ chịu, ấm cúng rất tình người sau khi tiếp xúc với thầy cô, tăngthêm nghị lực cho học viên vượt qua khó khăn vất vả trong thời điểm tạm thời vươn lên trong học tập. c. Hành viHành vi giao tiếp sư phạm được hiểu là mạng lưới hệ thống hợp thành từ những vậnđộng của những bộ phận của khung hình như đầu, mình, chân, tay, đặc biệt quan trọng là khuôn mặtxảy ra trong quy trình giao tiếp sư phạm. Ý nghĩa của những hành vi này lànhững nội dung tâm ý nhất định bộc lộ ở những thực trạng đơn cử. Hành vigiao tiếp sư phạm là một thứ “ ngôn từ đặc biệt quan trọng ”, ngôn từ của thái độ cá thể, của quốc tế nội tâm, đôi lúc nó không chịu sự trấn áp của ý thức nên chânthực. Vì vậy, trong quy trình giao tiếp, những chủ thể hoàn toàn có thể trải qua hành vi đểhiểu nhau hơn là trải qua ngôn từ nói. Sự bộc lộ của những hành vi giao tiếp sư phạm, nhờ vào vào mối quanhệ giữa những chủ thể, đó là mối quan hệ giữa thầy và trò. Mặt khác hành vi giaotiếp của người thầy giáo còn được học viên nhập tâm bắt chước. 1.4.2. Nội dung việc làm trong giao tiếp sư phạm : Nội dung việc làm trong giao tiếp sư phạm chỉ đặc thù mối quan hệ xãhội. Bất kỳ một tiếp xúc nào giữa giáo viên và học viên đều tìm thấy một nộidung nhất định. Ngay trong nội dung việc làm cũng phải có nội dung tâm lýbiểu hiện ; việc làm là sự bộc lộ bên ngoài, việc làm được triển khai tốt haykhông tốt được những nội dung tâm ý hướng dẫn kích thích như là động lực thúcđẩy hoặc ngưng trệ trực tiếp. Có những lúc qua việc làm để giáo viên, học sinhđánh giá nội dung tâm ý tiềm ẩn ở đối tượng người dùng giao tiếp của mình, không íttrường hợp qua việc làm được giao giáo viên muốn rèn luyện, thay thế sửa chữa mộtphẩm chất tâm ý nào đó ở học viên. Tất cả những việc làm trong nhà trường khi nào cũng tiềm ẩn một nộidung giáo dục rèn luyện nhân cách học viên nhất định. Nội dung của giáo dục, rèn luyện nhân cách không phải chỉ bằng những bài giảng, bài học kinh nghiệm, lời nói ngọtngào, êm dịu mà còn bằng cách giao tiếp ứng xử của giáo viên so với những em. 1.5. Phương tiện ngôn từ trong giao tiếp sư phạm1. 5.1. Phương tiện ngôn từ trong giao tiếp sư phạma. Ngôn ngữ nói : là phương tiện đi lại được sử dụng nhiều nhất, hiệu suất cao nhấttrong quy trình giao tiếp sư phạm, đặc biệt quan trọng trên lớp học. Có hai hình thức sửdụng : – Ngôn ngữ độc thoại : là hình thức nói của một người, nhưng người khácchỉ nghe, đó là hình thức giáo viên giảng bài, học viên nghe. Để giao tiếp sưphạm trên lớp có hiệu suất cao, ngôn từ nói của giáo viên cần đạt được những yêucầu sau : + Dễ hiểu, mach lạc, rõ ràng, dễ nhớ. + Lời giảng súc tích, có nhiều thông tin có ích. + Đảm bảo tính hài hòa và hợp lý, khoa học, mạng lưới hệ thống trong bài giảng và phùhợp với trẻ. + Cách nói của cô truyền cảm, lịch sự và trang nhã mê hoặc trẻ. + Phải có kỹ năng làm chủ lời nói của mình. Muốn vậy giáo viênphải quan tâm : Nắm vững nội dung bài giảng một cách thuần thục ; Được luyệntập, rèn luyện nói nhiều lần ; Nói phải tương thích với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. – Ngôn ngữ đối thoại : là hình thức thầy cô hỏi, học viên vấn đáp hoặcngược lại. Đặc điểm của ngôn từ đối thoại : + Ngắn gọn, dễ hiểu. + Nằm trong văn cảnh, thực trạng đơn cử. + Có nội dung đơn cử. + Rút gọn, khái quát cao. b. Ngôn ngữ viếtNgôn ngữ viết trên bảng cần phải đủ to, rõ ràng, trình diễn bảng một cáchkhoa học để trẻ dễ hiểu bài, dễ viết theo và hoàn toàn có thể theo dõi bài. Tuy nhiên đối vớitrường mầm non thì ngôn từ viết này được sử dụng không nhiều và hầu hết làkhi dạy chữ cho trẻ và minh họa đơn cử cho bài dạy bằng hình ảnh. 1.5.2. Phương tiện phi ngôn từ : Phương tiện phi ngôn từ như điệu bộ, cử chỉ, tư thế, dáng đi, đứng, ánhmắt, nụ cười … của chủ thể giao tiếp. Đây là phương tiện đi lại giao tiếp thường xuyêngiữa cô giáo và trẻ mầm non. Trong hoạt động giải trí của mình giáo viên mầm non phảichú ý loại ngôn từ này sao cho đạt hiệu suất cao cao nhất trong giao tiếp : – Chuẩn mực về hành vi, cử chỉ … tương thích với nhân cách mẫu mực củangười giáo viên. – Sự phối hợp những thành phần phi ngôn từ ( điệu bộ, cử chỉ, tư thế, … ) phải hài hòa, có nhịp điệu, tương thích với đối tượng người tiêu dùng, trường hợp, nội dung, nhiệmvụ và mục tiêu giao tiếp. – Sử dụng những thành phần của phương tiện đi lại giao tiếp phi ngôn từ phải tựnhiên, chân thực, như đúng với thực chất của mình. – Việc đổi khác tư thế, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười rất thiết yếu – làtín hiệu giao tiếp sôi động và nhìn nhận, khuyến khích, khen chê của cô với trẻ. – Cùng với phương tiện đi lại giao tiếp phi ngôn từ, những vật dụng dạy học, phương tiện kỹ thuật cũng có ý nghĩa giao tiếp nhất định, nên cần đưa vào đúnglúc, đúng chỗ, tương thích. – Trang phục của cô giáo cần được sử dụng hợp phong thái, sắc tố … cũng góp thêm phần tăng hiệu suất cao của quy trình giao tiếp sư phạm. 1.6. Những nguyên tắc giao tiếp sư phạmGiống như mọi quy trình giao tiếp khác, giao tiếp sư phạm muốn đạt đượckết quả tốt phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, mang đặc thù đặc trưngcủa giao tiếp nghề nghiệp. 1.6.1. Tôn trọng nhân cách đối tượng người dùng giao tiếpTôn trọng nhân cách đối tượng người dùng giao tiếp tức là phải coi học viên là một cánhân, một con người với rất đầy đủ những quyền được đi dạo, học tập, nhận thức … với những đặc thù tâm ý riêng, bình đẳng với mọi người trong những quan hệ xãhội. Học sinh đang hình thành và tăng trưởng nhân cách, những em là chủ thể hoạtđộng tích cực, có đặc thù nhận thức, thái độ và kiểu hành vi ứng xử riêng ( chịuảnh hưởng của giáo dục mái ấm gia đình ) – giáo viên không nên áp đặt, ép buộc thái quácác em phải tuân theo quan điểm thầy cô một cách máy móc, duy ý chí. Tôn trọng nhân cách học viên được bộc lộ rất đa dạng chủng loại và phong phú ởcác trường hợp giao tiếp sư phạm khác nhau. Tôn trọng nhân cách học viên, hoàn toàn có thể quan sát ở những biểu lộ : – Biết lắng nghe học viên trò chuyện, trình diễn diễn đạt ý muốn, nhu cầunguyện vọng của mình … không nên ngắt lời bằng những cử chỉ, điệu bộ như phẩytay, xem đồng hồ đeo tay hoặc ngoảnh mặt đi chỗ khác với vẻ mặt không dễ chịu khi học sinhtrình bày, thường những em khó nói, khó diễn đạt, nên gợi ý nhẹ nhàng nếu thấycần thiết hoặc bộc lộ thái độ khuyến khích, động viên những em nói được tâm lý, mong ước của mình. – Tôn trọng nhân cách của những em, biểu lộ rõ nhất qua hành vi, ngôn từ. Bất luận trong trường hợp nào, cũng không nên dùng những từ, câu xúc phạmđến nhân cách những em ( ngay cả lúc bực tức hoặc những em có sai lầm đáng tiếc khuyết điểmtrầm trọng ) nhất là trước lớp học, nơi đông người, ví dụ sỉ vả, mắng là ngu, dốt … – Tôn trọng những em còn bộc lộ ở phục trang ngăn nắp, thật sạch đúng kiểucách. Quần áo lôi thôi, luộm thuộm không thật sạch cũng là bộc lộ thiếu tôntrọng những em. 1.6.2. Đảm bảo tính mô phạm trong giao tiếpDạy học là một nghề đặc biệt quan trọng, loại sản phẩm lao động của người giáo viên lànhững nhân cách tăng trưởng tổng lực ở thế hệ trẻ. Công cụ lao động quan trọngtạo nên mẫu sản phẩm ấy lại chính là nhân cách của người giáo viên. Đó là nhữngphẩm chất chính trị, ý thức nghề nghiệp, lòng yêu nghề, mến trẻ, năng lựcchuyên môn, kỹ năng giao tiếp … Người giáo viên trực tiếp dùng nhân cách củamình để ảnh hưởng tác động đến trẻ. Đối với xã hội, nhà trường là TT văn hóa truyền thống, mỗi giáo viên là đại diện thay mặt, là điểm sáng của nền văn hóa truyền thống. Không những thế nhân cách mẫu mực còn là yếutố tạo nên uy tín của người giáo viên. Với những đặc trưng nghề nghiệp củamình yên cầu mỗi giáo viên phải tiếp tục tự rèn luyện mình, trong quan hệgiao tiếp với trẻ phải bảo vệ tính mô phạm. Đảm bảo tính mô phạm trong giao tiếp sư phạm có nghĩa là nhân cách củangười giáo viên luôn luôn phải mẫu mực, có sự thống nhất giữa lời nói và hànhđộng. Thể hiện : − Ngôn ngữ, hành vi, cử chỉ, điệu bộ, phục trang của giáo viên bộc lộ sựchuẩn mực, làm gương sáng cho học viên noi theo ở mọi lúc, mọi nơi. − Lời nói và hành vi luôn thống nhất với nhau. − Để bộc lộ được tính mô phạm trong giao tiếp mỗi giáo viên phải ý thứcrõ được vị trí, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong nghề nghiệp, tích cực phấn đấu toàndiện về trình độ và lối sống, luôn làm chủ được bản thân mình. 1.6.3. Có thiện ý trong giao tiếpTình cảm là nội dung, là điều kiện kèm theo và là giải pháp giáo dục đạo đứctrẻ. Khi giáo viên thực sự yêu thương, tin cậy, mọi tác động ảnh hưởng giáo dục trongquan hệ ứng xử của giáo viên sẽ luôn hướng tới quyền hạn của những em. Thiện ý trong giao tiếp sư phạm là ý tốt của cô giáo so với trẻ, bộc lộ ởsự yêu thương, tin cậy những em, tạo mọi điều kiện kèm theo thuận tiện, khuyến khích cácem tích cực hoàn thành xong tốt trách nhiệm trong học tập và trong những hoạt động giải trí khác. Thiện ý của giáo viên với trẻ biểu lộ : − Trong giao tiếp giáo viên luôn đặt quyền hạn của trẻ lên trên hết, chuẩn bịkỹ giáo án, hướng dẫn những em tiếp thu tri thức bằng tổng thể năng lực và lòng nhiệttình của mình. − Tin tưởng vào trẻ, khuyến khích động viên những em. Không được định kiến vớibất cứ trẻ nào. Cho dù trẻ có yếu kém thực sự về năng lượng hay đạo đức thì cũngluôn nghĩ đó là tính cách chưa hoàn thành xong, được yêu thương giúp sức, nhất địnhcác em sẽ triển khai xong hơn. − Đánh giá, nhận xét về những em phải thực sự công minh, khách quan, khíchlệ động viên để những em vươn lên, cố gắng nỗ lực rất là. − Tùy trường hợp, thực trạng, năng lực của từng em để giao những côngviệc tương thích. Tuyệt đối không nhạo báng, giễu cợt, chê bai trước những thất bạicủa những em. − Mỗi khi xử lý xích míc, vấn đề bất tường xảy ra trong lớp cô giáophải phân xử công minh “ hướng thiện và hành thiện ”. Mọi hình thức xử phạtđều xuất phát từ ý tốt, mong ước những em tân tiến, sao cho tổng thể những em đều hàilòng, ưng ý với cách xử lý của giáo viên. 1.6.4. Đồng cảm trong giao tiếpJ. J Rutxo ( Pháp ) từ thế kỷ XVIII đã khẳng định chắc chắn : “ Trẻ em là trẻ nhỏ, trẻ emkhông phải là người lớn thu nhỏ. Trẻ em có cách tâm lý riêng không giống vớingười lớn ”. Hơn nữa mỗi trẻ nhỏ lại có thực trạng mái ấm gia đình riêng. Trong quá trìnhgiao tiếp, nếu giáo viên không đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu được nhữngsuy nghĩ, tâm tư nguyện vọng, nguyện vọng của trẻ, khó hoàn toàn có thể đạt được sự thành công xuất sắc. Đồng cảm với học viên trong giao tiếp có nghĩa là giáo viên phải đặt mìnhvào vị trí của học viên, để hiểu được những tâm lý, tâm tư nguyện vọng tình cảm của cácem, từ đó mới có những hành vi ứng xử tương thích. Để đồng cảm với học viên trong giao tiếp, giáo viên phải chú ý quan tâm : − Nắm vững đặc thù tâm ý lứa tuổi trẻ mầm non. − Tìm hiểu thực trạng mái ấm gia đình và đặc thù tâm ý riêng của từng em, trêncơ sở đó phác thảo được đúng chuẩn chân dung tâm ý của đối tượng người dùng giao tiếp. − Đặt mình vào vị trí của những em trong những trường hợp giao tiếp đơn cử, biết gợi lên những điều trẻ muốn nói mà không dám nói và tạo điều kiện kèm theo để thỏamãn nguyện vọng chính đáng của những em. Cũng nhờ có sự đồng cảm, giáo viên mới có những giải pháp giảng dạy, giáo dục có hiệu suất cao khi uốn nắn, sửa chữa thay thế những sai lầm đáng tiếc, khuyết điểm của cácem. Đồng cảm tạo ra sự thân thiện, thân thiện, tạo ra cảm xúc bảo đảm an toàn nơi trẻ. Đồngcảm là cơ sở hình thành mọi hành vi ứng xử nhân hậu, độ lượng, khoan dung. Ngược lại với sự đồng cảm là cách xử lý cứng ngắc, duy ý chí cứ nội quyhọc sinh mà thực thi ; bài kém thì cho điểm kém, không tìm hiểu và khám phá mái ấm gia đình, bảnthân những em. Những nguyên tắc giao tiếp sư phạm nghiên cứu và phân tích trên đây khi nào cũngthống nhất với nhau trong quy trình xử lý trường hợp sư phạm đơn cử, chúngtác động qua lại biện chứng cho nhau. Vì vậy để giao tiếp với học viên thànhcông, mỗi giáo viên phải luôn triển khai triệt để những nguyên tắc trên. 1.7. Phong cách giao tiếp sư phạm1. 7.1. Khái niệm chung về phong thái giao tiếp sư phạmKhái niệm : Đó là hàng loạt mạng lưới hệ thống những giải pháp thủ pháp tiếpnhận, phản ứng, hành vi tương đối bền vững và kiên cố, không thay đổi của giáo viên và họcsinh trong quy trình tiếp xúc nhằm mục đích truyền đạt, lĩnh hội tri thức khoa học, vốnsống kinh nghiệm tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, kiến thiết xây dựng và tăng trưởng nhâncách tổng lực ở học viên. Giao tiếp sư phạm của giáo viên và học viên, không riêng gì dừng lại ở phongcách mà còn là hàng loạt nhân cách của con người giáo viên, nghĩa là tổng thể nhữnggì những em tri giác được. Cũng như quốc tế nội tâm của thầy cô trải qua hànhvi ứng xử, cử chỉ, điệu bộ, cách diễn đạt, hoạt động, phản ứng trong quá trìnhtiếp xúc. Tuy nhiên phần phong thái biểu lộ khá rõ nét những nội dung củanhân cách. Vì ở phong thái giao tiếp sư phạm thể hiện những nguyên tắc, mụcđích, nội dung giao tiếp. 1.7.2. Các loại phong thái giao tiếp giao tiếp sư phạma. Phong cách dân chủThực chất phong thái dân chủ trong tiếp xúc với học viên là giáo viên coitrọng những đặc thù tâm ý cá thể, vốn sống kinh nghiệm tay nghề, trình độ nhậnthức, nhu yếu, động cơ, hứng thú và những mức độ tích cực nhận thức của học viên. Giáo viên ý thức được điều đó và hành vi, ứng xử cũng theo nội dung trên. Nhờ đó mà Dự kiến đúng, đúng mực những mực độ phản ứng hành vi của họcsinh trong và sau quy trình giao tiếp. Phong cách dân chủ còn bộc lộ sự lắng nghe nguyện vọng, quan điểm củahọc sinh, tôn trọng nhân cách của những em được giáo viên cung ứng kịp thời vềhành động hoặc có lời lý giải rõ ràng. Luôn luôn thân thiện thân thương với cácem, có giải pháp kịp thời xử lý đúng, đúng mực với những vướng mắctrong quan hệ học tập, hoạt động và sinh hoạt ; tạo ra một niềm tin kính trọng ở những em đối vớigiáo viên. Phong cách dân chủ tạo ra ở những em học viên tính độc lập, phát minh sáng tạo, sựham mê hiểu biết, kích thích hoạt động giải trí nhận thức của những em thấy rõ vị trí, vaitrò cá thể của mình trong học tập trong những nhóm bè bạn. Ý thức rõ được tráchnhiệm, bổn phận của mình là tiền đề cho tự ý thức, tự giáo dục, tự rèn luyệnmình để nhân cách càng tăng trưởng và triển khai xong từng bước theo nhu yếu của xãhội. Tuy nhiên khi giáo viên sử dụng phong thái này cần chú ý quan tâm : – Phong cách dân chủ trong tiếp xúc với học viên không có nghĩa là nuôngchiều thả mặc, không tính đến những nhu yếu ngày càng nâng cao của nhiệm vụhọc tập, rèn luyện tư tưởng và những phẩm chất đạo đức, theo tiềm năng huấn luyện và đào tạo củabậc học theo từng độ tuổi. – Dân chủ cũng không có nghĩa là quá tôn vinh cá thể hoặc theo đuổinhững yên cầu không xuất phát từ quyền lợi chung của học viên, của lớp, củatrường. – Dân chủ không phải là xóa đi ranh giới giữa thầy và trò, “ cá mè mộtlứa ”, dân chủ lại càng phải “ tôn sư trọng đạo ”. Đối với giáo viên phong thái dân chủ càng biểu lộ tấm gương sáng sốngđộng một mẫu hình nhân cách – theo đó mà học viên noi theo. Nhiều thựcnghiệm khoa học và quan sát nghề nghiệp, chứng tỏ rằng phong thái dân chủtrong giao tiếp sư phạm có hiệu suất cao cao trong dạy học và giáo dục. Như vậy, phong thái dân chủ là loại phong thái đặc trưng và được giáoviên sử dụng liên tục nhất trong hoạt động giải trí giảng dạy và giáo dục học sinhbởi nó bộc lộ được khá không thiếu những nguyên tắc trong giao tiếp. Nhưng nếu quálạm dụng phong thái này thì đôi lúc sẽ không bảo vệ được nhu yếu giáo dụcđặt ra, bởi có những trường hợp giật mình, phức tạp, cần xử lý nhanh chóngtrong thời hạn ngắn, khi đó yên cầu người giáo viên phải cứng rắn, có tính quyếtđoán cao để bảo vệ thời hạn. b. Phong cách độc đoánNội dung của phong thái này xuất phát từ nội dung việc làm học tậphoặc hoạt động giải trí xã hội. Giáo viên thường xem thường những đặc thù riêng vềnhận thức, đậm cá tính, nhu yếu, động cơ, hứng thú của những em, do đặt mục tiêu giaotiếp sư phạm liên tục xuất phát từ việc làm và số lượng giới hạn thời hạn thựchiện một cách “ cứng ngắc ”. Do hiểu việc làm quá can đảm và mạnh mẽ, vì thế làm mờnhạt những hình tượng về những đặc thù tâm ý cá thể học viên ( mặc dùtrong ý thức của giáo viên vẫn có lúc hướng tới những đặc điểm tâm sinh lý lứatuổi riêng biệt giáo viên có những yên cầu “ lạ lẫm ”, những yên cầu không hề nàothực hiện đạt được trong hoạt động giải trí. Phong cách độc đoán cũng có những công dụng nhất định, so với nhữngcông việc yên cầu trong thời hạn ngắn, có đặc thù tiệc tùng, trào lưu. Nếukhông có phong thái dứt khoát, nhất quyết, cứng rắn … thì không hề hoànthành được việc làm trong thời hạn ngắn ngủi đó. Tuy nhiên không nên lạm dụng phong thái này bởi phong thái nàythường bộc lộ cách nhìn nhận và hành vi ứng xử đơn phương, một chiều củagiáo viên ; làm mất đi sự tự do, kiềm chế sự phát minh sáng tạo, tự chủ của học viên, đôikhi khiến học viên có cảm xúc không bảo đảm an toàn, sợ hãi trước giáo viên. Tínhthuyết phục, giáo dục bằng tình cảm trở nên mờ nhạt ở phong thái này. c. Phong cách tự do ( không can thiệp vào tự do cá thể của học viên ) Bản chất của phong thái này là thái độ hành vị cử chỉ, điệu bộ ứng xử củagiáo viên so với học viên thuận tiện đổi khác trong những trường hợp, hoàn cảnhgiao tiếp khác nhau. Phong cách tự do, bộc lộ sự mềm dẻo, linh động đôi khixen lẫn khôn khéo đối xử sư phạm. Cũng có những trường hợp bộc lộ như làgiao tiếp ngẫu nhiên. Phong cách tự do, có lợi thế là phát huy được tính tích cực hoạt động giải trí nhậnthức ở học viên ; kích thích tư duy độc lập phát minh sáng tạo ở những em – vì nó được xâydựng trên nền tảng tôn trọng nhân cách học viên. Khi giao việc giáo viên chỉkiểm tra hiệu quả, loại sản phẩm, mà ít khi chăm sóc kiểm tra xem bằng cách nào họcsinh lại có loại sản phẩm, tác dụng đó. Phong cách tự do kích thích được học viên tựgiác trong học tập, nhất là những em học giỏi. – Những đặc trưng cơ bản của phong thái tự do : Một là : Dễ dàng đổi khác mục tiêu, nội dung và đối tượng người tiêu dùng giao. Hai là : Giáo viên trong nhiều trường hợp không làm chủ được cảm xúccủa mình ; tâm lý của giáo viên, những lao lý pháp lí về quan hệ thầy – tròthường bị coi nhẹ. Ví dụ giáo viên thuận tiện nâng điểm, hoặc muốn nghỉ lao độnggiáo viên được cho phép ngay, không cần nói nguyên do chính đáng. Trong lúc tiếp xúc vớihọc sinh nhiều lúc tỏ ra dễ dãi có lúc, có nơi, có em thiếu đứng đắn bình đẳng “ cá mè một lứa ”. Phạm vi giao tiếp của phong thái tự do thoáng rộng, mức độ nông cạn, hờihợt, ấn tượng không thâm thúy ; thường để lại ấn tượng coi thường nhân cách củagiáo viên trong học viên ; phương tiện đi lại giao tiếp được nhắc đi nhắc lại nhiều lầnđiệu bộ, cách nói năng … xã giao đơn điệu, nhàm chán. Ba loại nhân cách tiếp xúc sư phạm, nhân cách trên đều có những mặtmạnh, mặt yếu nhất định. Xuất phát từ nguyên tắc của quy trình giao tiếp sưphạm, yên cầu giáo viên phải tiếp tục thực thi phong thái dân chủ. Tuynhiên, người giáo viên trong hoạt động giải trí giảng dạy và giáo dục học viên nên vậndụng một cách linh động trộn lẫn cả ba mô hình phong thái trên tương thích vớitừng thực trạng, mục tiêu giao tiếp đơn cử … Việc tổ chức triển khai quy trình giáo dục vàdạy học ở nhà trường không hề tương thích trọn vẹn với một phong thái giao tiếpnào, mà chỉ tương thích với từng loại việc làm của lớp của trường khi giáo viêngiao việc, hướng dẫn, tổ chức triển khai học tập, lao động … cho học viên. Điều này thểhiện rõ nghệ thuật và thẩm mỹ giao tiếp sư phạm của từng giáo viên. Trong trong thực tiễn, có giáoviên quá tận dụng phong thái này hoặc phong thái khác, trong tiếp xúc với họcsinh, nên đã gây tâm ý sợ hãi, hoặc coi thường giáo viên. 2. Những yếu tố về kỹ năng giao tiếp sư phạm2. 1. Khái niệm kỹ năng giao tiếp sư phạmTheo tác giả Ngô Công Hoàn và Hoàng Anh : “ Kỹ năng giao tiếp sư phạmlà mạng lưới hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi ( kể cả hành vi ngôn từ ) phối hợp hòa giải, hài hòa và hợp lý của giáo viên, nhằm mục đích bảo vệ cho sự tiếp xúc với họcsinh đạt tác dụng cao trong dạy học và giáo dục, với sự tiêu tốn nguồn năng lượng tinhthần và cơ bắp tối thiểu trong những điều kiện kèm theo biến hóa ”. Kỹ năng giao tiếp sư phạm thực ra là sự phối hợp phức tạp giữa nhữngchuẩn mực hành vi xã hội cá thể với sự hoạt động của cơ mặt, ánh mắt, nụ cười, tư thế của đầu, cổ, vai, tay, chân, đồng thời với ngôn từ của người giáo viên. Sựphối hợp hòa giải, hài hòa và hợp lý giữa những hoạt động đều mang một nội dung tâm ý nhấtđịnh tương thích với những mục tiêu, ngôn từ, trách nhiệm giao tiếp cần đạt mà giáoviên là chủ thể. – Kỹ năng giao tiếp sư phạm là nhận thức nhanh gọn những biểu hiệnbên ngoài và những diễn biến tâm ý bên trong của học viên và bản thân, đồngthời sử dụng hài hòa và hợp lý những phương tiện đi lại ngôn từ và phi ngôn từ, biết cách tổchức, đều chỉnh, điều khiển và tinh chỉnh quy trình giao tiếp nhằm mục đích đạt được mục tiêu giáodục. – Kỹ năng giao tiếp sư phạm được hình thành qua những con đường : + Những thói quen ứng xử được thiết kế xây dựng từ mái ấm gia đình, quan hệ xã hội. + Do vốn sống kinh nghiệm tay nghề cá thể qua tiếp xúc với mọi người. + Rèn luyện trong môi trường tự nhiên sư phạm qua những lần thực hành thực tế, thực tậpgiảng dạy, làm công tác làm việc chủ nhiệm tiếp xúc với học viên ( thâm niên nghề càngcao thì kỹ năng giao tiếp sư phạm càng hài hòa và hợp lý ). Kỹ năng giao tiếp sư phạm là sự phối hợp của nhiều nhóm kỹ năng khácnhau. Hiện nay có nhiều cách phân loại những nhóm kỹ năng theo tiêu chuẩn ( cơ sởkhoa học ) khác nhau. 2.2. Các nhóm kĩ năng giao tiếp sư phạm2. 2.1. Nhóm những kỹ năng xu thế giao tiếpKỹ năng này được bộc lộ ở năng lực dựa vào sự biểu lộ bên ngoài nhưsắc thái biểu cảm ngôn từ, thanh điệu của nội dung, cử chỉ, điệu bộ, động tác … mà phán đoán đúng mực những trang thái tâm ý bên trong của chủ thể giao tiếp ( giáo viên ) và đối tượng người tiêu dùng giao tiếp ( học viên ). Nhóm kỹ năng này được phân loại nhỏ hơn gồm những kỹ năng đọc trên nétmặt, cử chỉ, hành vi, lời nói và kỹ năng chuyển từ tri giác cái bên ngoài đếncái bên trong của nhân cách người học viên. – Kỹ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói : nhờ tri giác tinh xảo nhạybén những trang thái tâm ý qua nét mặt, cử chỉ, ngôn từ của lời nói mà chủ thểgiao tiếp ( giáo viên ) phát hiện đúng mực và không thiếu thái độ của đối tượng người dùng. Ngônngữ miêu tả tình cảm hay còn gọi là ngôn từ biểu cảm rất phong phú và đa dạng. Nó thểhiện tính cách, trí tuệ, tình cảm, ý chí của con người. Tính dữ thế chủ động hay thụđộng, tính chân thành hay giả dối, tính tin yêu hay không tin. – Kỹ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận ra bên trong củanhân cách. Sự bộc lộ những trạng thái tâm ý của con người qua ngôn từ vàđiệu bộ là rất phức tạp vì cùng chung một trạng thái xúc cảm lại hoàn toàn có thể được bộclộ ra bên ngoài bằng ngôn từ và điệu bộ khác nhau. Ngược lại sự bộc lộ rabên ngoài như nhau lại là vẻ bên ngoài của những tâm trạng khác nhau. Nhóm kỹ năng xu thế hoàn toàn có thể chia thành hai quy trình tiến độ là định hướngtrước khi tiếp xúc giao tiếp và xu thế trong quy trình giao tiếp với học viên, tập thể học viên hoặc cha mẹ học viên. – Định hướng trước khi tiếp xúc : Trước khi tiếp xúc, cần có thông tin vềđối tượng, sau đó kiến thiết xây dựng quy mô tâm ý, Dự kiến phản ứng hoàn toàn có thể xảy ra. Giáo viên cần có thái độ thiện cảm, tự tin, tạo cảm xúc bảo đảm an toàn cho trẻ để trẻbộc lộ trung thực đặc thù tâm ý của mình. – Định hướng trong quy trình giao tiếp sư phạm : Là sự xây dựng những thaotác trí tuệ, tư duy liê tưởng vốn sống, kinh nghiệm tay nghề của cá thể một cách cơđộng, linh động, mềm dẻo …, đồng thời bộc lộ ra bên ngoài bằng phản ứng, hành vi, điệu bộ, cách nói năng … ở giáo viên tương thích với những đổi khác liêntục về thái độ, hành vi, cử chỉ, nội dung ngôn từ mà trẻ phản ứng trong quátrình giao tiếp. Như vậy, kỹ năng khuynh hướng giao tiếp sư phạm có ý nghĩa rất quan trọng, nó quyết định hành động thái độ và hành vi giáo viên tiếp xúc với học viên. “ Mô hình nhâncách học viên giả định ” ( xu thế trước khi giao tiếp ). “ Mô hình nhân cáchhọc sinh thực ” ( xu thế bắt đấu tiếp xúc ). “ Mô hình nhân cách học sinhchính xác, đúng ” ( khuynh hướng suốt cả quy trình tiếp xúc ). 2.2.2. Kỹ năng định vịMột điều quan trọng để hiểu biết lẫn nhau trong quy trình giao tiếp là sựđồng cảm giữa chủ thể và đối tượng người tiêu dùng. Do đó, một kỹ năng bảo vệ sự đồng cảmlà kỹ năng xác định. Kỹ năng này là kỹ năng biết xác lập vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trícủa mình vào vị trí của đối tượng người tiêu dùng để hoàn toàn có thể “ thương người như thể thương thân ” và biết tạo ra điều kiện kèm theo để đối tượng người dùng dữ thế chủ động giao tiếp với mình. Kỹ năng địnhvị của giáo viên còn biểu lộ ở chỗ biết xác lập đúng khoảng trống và thời giangiao tiếp. Công trình điều tra và nghiên cứu của 1 số ít nhà tâm lý học Mỹ đã chỉ rõ : Khoảng cách giữa mọi người trong quy trình giao tiếp không phải ngẫu nhiên màđược xác lập bởi mục tiêu, nội dung và nói lên mức độ tinh thấn của chủ thểvà đối tượng người tiêu dùng giao tiếp. Biết chọn thời gian khởi đầu, ngừng, liên tục và kết thúc. Để làm được những điều này, giáo viên cần phải : – Rèn luyện nhiều trong giao tiếp – Biết đặt vị trí của mình vào vị trí của trẻ trong giao tiếp. – Tiếp xúc nhiều với đối tượng người dùng giao tiếp – Bổ sung, tích góp tri thức, vốn sống, vốn kinh nghiệm tay nghề trong giao tiếp – Nhập vai chân thực, không giả dối. 2.2.3. Kỹ năng kiểm soát và điều chỉnh, tinh chỉnh và điều khiển quy trình giao tiếp sư phạmLà năng lực biết lôi cuốn đối tượng người tiêu dùng, tìm ra đề tài giao tiếp, duy trì nó và xácđịnh được nguyện vọng, hứng thú của đối tượng người dùng giao tiếp, biết làm chủ trạngthái xúc cảm của bản thân, biết sử dụng những phương tiện đi lại giao tiếp. Điều khiển quy trình giao tiếp rất phức tạp, vì nó gồm nhiều thành phầntâm lý tham gia. Trước hết là nhận thức, cùng với nhận thức là mạng lưới hệ thống thái độvà sự biểu lộ nhận thức, thái độ qua hành vi, hành vi ứng xử. Sự phối hợpnhận thức, thái độ và hành vi không phải khi nào cũng như nhau. Trong nhóm kỹ năng điều khiển và tinh chỉnh quy trình giao tiếp gồm những thành phầnsau : – Kỹ năng quan sát : Là năng lực biết phát hiện ( bằng mắt quan sát ) nhữngthay đổi trên nét mặt, cử chỉ, điệu bộ …, sự hoạt động của toàn khung hình của đốitượng giao tiếp. – Kỹ năng nghe ngôn từ nói : Biết lắng nghe – nghĩa là biết tập trung chuyên sâu chúý, hướng hoạt động giải trí, ý thức của chủ thể giao tiếp để lắng nghe đối tượng người dùng giaotiếp nói, phát âm, để hiểu nội dung ngôn từ nói. – Kỹ năng giải quyết và xử lý thông tin : thường thì ngay trong khi nhìn, nghe, tiếpnhận những thông tin từ học viên, ở giáo viên luôn có quy trình sàng lọc, thu nhận, so sánh, so sánh. Các thông tin vốn có trong kinh nghiệm tay nghề của mình trong đầuóc. – Kỹ năng điều khiển và tinh chỉnh, kiểm soát và điều chỉnh : nghĩa là có hành vi ứng xử tương thích, khoa học, đúng với nhu yếu, mong ước. 2.2.4. Kỹ năng sử dụng phương tiện đi lại giao tiếpPhương tiện giao tiếp đặc trưng của con người là lời nói ( ngôn từ ). TrongTâm lí học người ta khẳng định chắc chắn rằng : Nếu nội dung của lời nói tác động ảnh hưởng vào ýthức thì ngôn từ của nó ảnh hưởng tác động can đảm và mạnh mẽ đến tình cảm con người. Việc lựachọn những từ ngữ một cách có văn hóa truyền thống, có giáo dục và quan trọng là phải biếtdùng khi nào trong giao tiếp. Do đó, trong quy trình giao tiếp lựa chọn những từ “ đắt ” và biểu lộ ngôn từ. Có thể với giọng nói êm ả dịu dàng, nghiêm khắc, mệnhlệnh hay phẫn nộ … nhưng phải tương thích với những trường hợp giao tiếp nhấtđịnh. Ngoài ngôn từ diễn đạt, những phương tiện đi lại ngoài ngôn từ như hành vi, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, ánh mắt … và phục trang hoàn toàn có thể bổ trợ, hỗ trợcho thái độ của người giáo viên trong quan hệ tiếp xúc với học viên. 3. Ứng xử sư phạm3. 1. Khái niệm ứng xửỨng xử là sự tiếp đón kích thích và ứng phó lại trong thực trạng, tìnhhuống nào đó. Trong khái niệm ứng xử này, hành vi là mức độ biểu lộ thực tiễn, hiện thực nhất của ứng xử, để cho việc ứng xử hiệu suất cao. Ứng xử có những đặc thù sau : – Ứng xử được thực thi bởi những cá thể đơn cử, mỗi cá thể có điềukiện sinh học khác nhau, đặc thù những giác quan khác nhau, thao tác hành viphản ứng theo những vận tốc, cường độ, nhịp độ khác nhau. – Ứng xử khi nào cũng được thực thi trong những mối quan hệ xă hội nhấtđịnh – chịu sự chế ước của những chuẩn mực, khuôn mẫu của những quan hệ đó. – Ứng xử của cá thể là sự giao thoa có tính nghệ thuật và thẩm mỹ giữa cái tự nhiênvà cái xã hội trong thực chất con người. Điều này biểu lộ tính văn hóa truyền thống trongviệc ứng xử của của con người. – Trong ứng xử người ta quan tâm đến nội dung tâm ý hơn là nội dung côngviệc. Như vậy, thước đo của giao tiếp là hiệu suất cao việc làm, còn thước đo củaứng xử là thái độ của cá thể và những thuật bộc lộ thái độ đó qua hành vigiao tiếp. – Ứng xử mang đặc thù trường hợp còn giao tiếp là một quy trình. Tronggiao tiếp xảy ra hàng loạt những trường hợp khác nhau buộc chủ thể phải ứng xửvới những kích thích trong đó. 3.2. Những nguyên tắc ứng xử sư phạm của giáo viên mầm non3. 2.1. Yêu thương trẻ như con, em của mìnhTrẻ sống, hoạt động giải trí, đi dạo, ăn, ngủ ở nhà trẻ, lớp mẫu giáo chiếm 7080 % số thời hạn của trẻ trong ngày. Vì vậy cô giáo ở trường mầm non phảithường xuyên tổ chức triển khai những hoạt động giải trí để tăng trưởng sức khỏe thể chất và giúp trẻ tiếp thucác tri thức, hình thành kĩ năng, thái độ và hành vi tương thích cho trẻ. Để hoànthành tốt những trách nhiệm này thì trước hết cô giáo phải yêu thương những cháu nhưcon, em mình. Cụ thể cô giáo mầm non phải triển khai những nhu yếu sau : – Tiếp xúc của cô giáo mầm non với trẻ bằng chính tình thương yêu củangười “ ruột thịt ”. Tuy nhiên những hành vi tiếp xúc của cô giáo vẫn nhằm mục đích mụcđích thỏa mãn nhu cầu hài hòa và hợp lý những nhu yếu của trẻ. Cô giáo phải chia đều tình thương yêucho tổng thể những cháu. – Vì trẻ nhận thức còn đang hình thành và tăng trưởng, vốn kinh nghiệm tay nghề cònquá ít nên cô giáo phải luôn bên cạnh cháu, uốn nắn cháu từng hành vi thích hợpbằng tình cảm của một người mẹ hiền. – Phải tận tụy, luôn khôn khéo và dịu dàng êm ả trong chăm nom và giáo dục trẻ. – Cô giáo phải chăm nom từng cháu, luôn dành tình thương yêu riêng chotừng cháu một. Điều này yên cầu sự nhạy cảm, tinh xảo ở cô giáo. – Tổ chức cho những cháu hoạt động và sinh hoạt chung, tạo bầu không khí ấm cúng nhưtrong mái ấm gia đình. 3.2.2. Giao tiếp ứng xử với trẻ bằng sự thành tâm thiện ý của côgiáo – Lấy thành tâm, thiện ý làm gốc cho hành vi ứng xử của mình. – Sự thành tâm, thiện ý của cô được trẻ “ như nhau, nhập tâm ” qua quátrình xã hội hóa, khi tiếp xúc với cô. – Cái “ thiện ý ” của riêng cô nằm trong những hành vi ứng xử mà trẻ rất nhạycảm nên hoàn toàn có thể nhận ra được. – Đến với trẻ, dành mọi tâm lý, hành vi ưu tiên cho trẻ, vì trẻ, đảm bảocho trẻ tăng trưởng tối đa những tiềm năng vốn có, theo khoa học, theo mục tiêuđào tạo của ngành giáo dục mầm non. – Trong giao tiếp với trẻ thành tâm thiện ý còn có nghĩa “ khen nhiều, chêít ”. 3.2.3. Hãy thỏa mãn nhu cầu hài hòa và hợp lý những nhu yếu cơ bản của trẻ – Trẻ có nhiều nhu yếu, những nhu yếu này phân phối không đều trongngày. Thỏa mãn hài hòa và hợp lý những nhu yếu cho trẻ chỉ hoàn toàn có thể triển khai trong trườngmầm non. – Cần thỏa mãn nhu cầu hài hòa và hợp lý những nhu yếu cơ bản cho cả lớp theo tiêu chuẩn quyđịnh và thỏa mãn nhu cầu hài hòa và hợp lý những nhu yếu cho từng cháu, đây là nhu yếu yên cầu côgiáo triển khai tỉ mỉ. – Hợp lý có nghĩa là điều độ, hạn độ việc thỏa mãn nhu cầu nhu yếu cho trẻ, tránhviệc thỏa mãn nhu cầu quá số lượng giới hạn gây ra sự mất cân đối về tăng trưởng tâm sinh lý củatrẻ. – Thỏa mãn hài hòa và hợp lý những nhu yếu của trẻ còn chú ý quan tâm tương thích về đối tượng người tiêu dùng, phương pháp, thời hạn thỏa mãn nhu cầu. 3.2.4. Giao tiếp ứng xử với trẻ bằng những hành vi cử chỉ diệuhiền, nhẹ nhàng, cởi mở, vui mắt. – Nguyên tắc này bộc lộ nghệ thuật và thẩm mỹ giao tiếp ứng xử của cô so với trẻ, qua đó tạo cho trẻ cảm xúc bảo đảm an toàn, thoải mái và dễ chịu khi đến trường. – Cô giáo luôn lấy xúc cảm chân thực của chính mình khi tiếp xúc vớitrẻ ; xúc cảm chân thực nhưng thiên về tình thương, sự nhẹ nhàng mà sung sướng, cởi mở tương thích với tâm sinh lý của trẻ, gieo vào lòng trẻ những sắc thái cảmxúc tích cực của con người. 3.2.5. Nguyên tắc dạy – dỗ – Cô giáo mầm non vừa che chở, bảo vệ, nuôi dưỡng, vừa dạy trẻ nênngười. – Cô giáo dạy mẫu hành vi cho trẻ bằng nhiều cách : theo mẫu của cô, theomẫu của bạn cùng lớp, theo mẫu những hành vi của những nhân vật trong truyện kể, phim ảnh …, những mẫu người tốt, bạn tốt. – Dạy cho trẻ có thói quen, nề nếp không thay đổi trong những hành vi ứng xử hằngngày với mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc. – Dạy trẻ không hề tách rời khỏi “ dỗ dành ” trẻ, với mục tiêu dỗ dành đểtập cho trẻ thói quen hành vi tốt nào đó, trải qua dỗ dành mà dạy trẻ. Đây lànguyên tắc giao tiếp đặc trưng chỉ có ngành giáo dục mầm non mới có. Phần 2. NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CHOGIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG MẦM NON1. Sự thiết yếu phải nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm cho giáoviên trong trường mầm nonDựa trên việc quan sát thực tiễn về kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm củagiáo viên những trường mầm non lúc bấy giờ cho thấy nếu việc giao tiếp, ứng xử sưphạm đều dựa trên những kinh nghiệm tay nghề chỉ mang đặc thù ngẫu nhiên thì chưathể hiện được tính khoa học, mạng lưới hệ thống trong quy trình vận dụng những tri thức đã cóvề kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm vào thực tiễn. Điều này ảnh hưởng tác động khôngnhỏ đến hiệu quả chăm nom và giáo dục trẻ ở trường mầm non. Hơn nữa, hoạt động giải trí giao tiếp và phương pháp ứng xử của giáo viên mầmnon với trẻ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành và tăng trưởng nhâncách cho trẻ. Đứa trẻ trải qua giao tiếp với cô giáo ở trường mầm non, vớinhững đặc trưng vốn có, sẽ càng tăng trưởng năng lực giao tiếp của mình, kíchthích sự tăng trưởng hoạt động giải trí nhận thức, đồng thời qua đó giúp trẻ hình thành cáchành vi, thói quen theo đúng chuẩn mực để từ đó hoàn toàn có thể tham gia vào những mốiquan hệ xã hội một cách thuận tiện. 2. Một số nhu yếu để giao tiếp, ứng xử sư phạm hiệu suất cao trong trường mầmnonQuá trình giao tiếp với trẻ ở trường mầm non thường gặp những khókhăn bắt đầu và trong quy trình giao tiếp. Vì vậy muốn giao tiếp hiệu suất cao thìphải đặc biệt quan trọng chú ý quan tâm những nhu yếu cần thực thi của những quy trình tiến độ này mà đồngthời không quên đến trách nhiệm ảnh hưởng tác động để giáo dục, uốn nắn, kiểm soát và điều chỉnh trẻ mộtcách tương thích. 2.1. Những nhu yếu để thiết lập quan hệ khởi đầu trong giao tiếp sưphạm – Nét mặt vui vẻ, rạng rỡ, mỉm cười thiện cảm – Cởi mở, tự nhiên trong cách nói và hành vi – Cử chỉ, điệu bộ đúng mực, chậm rãi, lời nói nhẹ nhàng, ôn tồn – Quan tâm đến đối tượng người tiêu dùng giao tiếp một cách chân thực – Thực sự quan tâm đến nhu yếu, nguyện vọng của trẻ – Nếu tiếp xúc với một trẻ thì hãy nên biết tên của trẻ đó và dùng tên đótrong khi trò chuyện, giao tiếp với trẻ. – Chăm chú nghe và khuyến khích trẻ nói thật lòng mình. 2.2. Những nhu yếu để trong quy trình giao tiếp đạt hiệu suất cao – Cởi mở, sung sướng, dễ mến, dễ gần – Công bằng, thẳng thắn, trung thực – Dễ thông cảm với người khác – Có chí vươn lên trong trình độ, trong công tác làm việc. – Khiêm tốn, đơn giản và giản dị – Thận trọng trong tâm lý, lời nói và việc làm – Biết lôi kéo trẻ vào những hoạt động giải trí – Độc lập, phát minh sáng tạo – Có năng lực tập hợp, đoàn kết trẻ trong lớp học2. 3. Những nhu yếu ảnh hưởng tác động tích cực trong quy trình giao tiếp vớitrẻ. – Trò chuyện và khuyến khích trẻ nói ra những sở trường thích nghi của mình. – Lắng nghe, khuyến khích và động viên trẻ nói ra những nhu yếu, mong muốncủa mình. – Khen ngợi một cách chân thành những ưu điểm của trẻ. – Tránh việc quát mắng, xử phạt trẻ – Tạo bầu không khí tiếp xúc tự do, an toàn và đáng tin cậy yêu thương ở những em vàđể lại ấn tượng tốt đẹp trong suốt quy trình tiếp xúc3. Các nhu yếu về nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm cho giáo viêntrong trường mầm non3. 1. Nâng cao nhận thức của giáo viênTrước hết giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng giaotiếp, ứng xử sư phạm của giáo viên trong thiên nhiên và môi trường sư phạm và có khá đầy đủ kiếnthức về yếu tố này. Các kiến thức và kỹ năng này hầu hết khi ngồi trên giảng đường cáctrường cao đẳng, ĐH người giáo viên đã được lĩnh hội, nhưng phải có sự cậpnhập, bổ trợ tiếp tục cho tương thích với toàn cảnh và điều kiện kèm theo thực tiễn. Chính vì lẽ đó việc củng cố kiến thức và kỹ năng kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm baogồm cả việc củng cố những kỹ năng và kiến thức cũ và bổ trợ update những kiến thức và kỹ năng mới chogiáo viên là vô cùng quan trọng. Nhà trường hoàn toàn có thể củng cố kiến thức và kỹ năng về kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạmcho đội ngũ giáo viên bằng rất nhiều hình thức phong phú như : tổ chức triển khai những buổithảo luận trao đổi kinh nghiệm tay nghề, hội thảo chiến lược … có sự tương hỗ của những chuyên viên vềtâm lý học, giáo dục học ….. Thông qua những hình thức này, giáo viên có cơ hộitiếp cận với những tri thức mới về kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm, đồng thờicủng cố những kỹ năng và kiến thức cũ dưới sự tương hỗ của những chuyên viên. Giáo viên cũngcó thể tự trao đổi với nhau những kinh nghiệm tay nghề, tranh luận những yếu tố khó khănmà mình gặp tương quan đến việc giao tiếp, ứng xử với trẻ. 3.2. Nâng cao một số ít phẩm chất nhân cách đa phần trong giao tiếp củacô giáo mầm nonPhẩm chất nhân cách của người giáo viên mầm non gồm có những phẩmchất đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp. Các phẩm chất này chi phối hoạt độngcủa người giáo viên trong việc chăm nom và giáo dục trẻ mầm non. Vì vậy nhấtthiết họ phải rèn luyện chúng ngày càng triển khai xong hơn để nâng cao kết quảgiao tiếp ở trường mầm non. 3.2.1. Phẩm chất đạo đức – Cô giáo mầm non trước hết phải triển khai đúng những hành vi ứng xửcủa người công dân trong xã hội, sau đó là thực thi việc chăm nom và giáo dụctrẻ theo phương pháp “ cô giáo như mẹ hiền ”. – Các phẩm chất đạo đức của cô giáo mầm non được biểu lộ đơn cử quaánh mắt, nụ cười, điệu bộ, hành vi và lời nói của họ trong hoạt động giải trí giáo dục. – Các bộc lộ này phải tương thích với chuẩn mực chung của xã hội vànguyên tắc ứng xử của người giáo viên, đồng thời mang tính giáo dục và đảmbảo cho việc triển khai những nhu yếu, nội dung giáo dục trẻ ở trường mầm non. 3.2.2. Phẩm chất nghề nghiệpNgười giáo viên mầm non cần rèn luyện những phẩm chất nghề nghiệp, vìđây vừa là động lực thôi thúc họ đạt được tác dụng cao trong lao động sư phạmvừa là hệ quả tất yếu có được từ trong quy trình chăm nom và giáo dục trẻ. Cácphẩm chất đó chỉ hoàn toàn có thể được bồi đắp trải qua hoạt động giải trí ở trường mầm nonmà họ tham gia. Bao gồm những phẩm chất đơn cử : – Say mê, hứng thú với nghề của mình một cách đích thực. – Kiên trì, nhẫn nại, tận tụy quyết tử cho sự nghiệp chăm nom giáo dục trẻthơ vì tiềm năng của ngành học. – Nhanh trí ứng xử phải chăng với những trường hợp khó khăn vất vả, mới xuất hiệntrong chăm nom, giáo dục trẻ. – Chân thành, trung thực, nhân hậu trong nhận thức, giao tiếp với bè bạn, đồng nghiệp, với trẻ và cha mẹ của trẻ. – Có óc quan sát nhạy bén, đúng mực những đổi khác về phản ứng hành vicủa trẻ. – Sáng tạo trong những trường hợp giao tiếp ứng xử với trẻ. – Tự học hỏi, nâng cao trình độ trình độ, nhiệm vụ. – Cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ trong chăm nom và giáo dục trẻ. – Có kế hoạch, chương trình, mục tiêu rõ ràng trong những tháng, quý, họckỳ, cả năm trong chăm nom và giáo dục trẻ. – Luôn luôn rèn luyện sức khỏe thể chất để bảo vệ triển khai xong tốt trách nhiệm củacô giáo mầm non. – Cởi mở, vui vẻ, dễ gần, dễ mến so với trẻ. Ngoài những phẩm chất thiết yếu trên thì bản thân mỗi giáo viên phảikhông ngừng tích cực rèn luyện thêm những yếu tố khác, đặc biệt quan trọng là tác phong, thái độ trong giao tiếp với trẻ, vốn không tụ nhiên mà có hay có ở toàn bộ giáoviên, như : + Vui tươi, hồn nhiên, dễ gần và co sức mê hoặc so với trẻ. + Nhanh nhẹn, tháo vát, đi đứng nhẹ nhàng. + Nói năng lưu loát. Việc giao tiếp, ứng xử khôn khéo được xem như một thành phần quan trọngtrong năng lượng sư phạm của người giáo viên hay nói cách khác đó là ” nghệ thuậtsư phạm ” của họ. Tuy nhiên, năng lượng sư phạm này không phải tự nhiên màhoàn thiện, nhất thiết phải có sự học hỏi, rèn luyện tiếp tục trong hoạtđộng, trong đời sống và trong giao tiếp hàng ngày. Để rèn luyện chúng có hiệuquả thì giáo viên cần kêu gọi hàng loạt tri thức và tình cảm, phẩm chất nhâncách của mình .