KN, cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo TT200

Kiến thức kế toán cho người đi làm

Khái niệm, cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 200

Chiết khấu thanh toán? Chiết khấu thương mại? Giảm giá hàng bán? Hàng bán bị trả lại – Những khái niệm khá quen thuộc nhưng cũng rất dễ nhầm lẫn. Với bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ phân biệt giúp bạn đọc về khái niệm và cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu.

Khái niệm, cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 200

Các bạn đang vướng mắc không phân biệt được đâu là chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, … để giúp cho các bạn giải đáp được thắc mắc trên và có một sự nhìn nhận đúng về khái niệm cũng như cách hạch toán giữa bên mua và bên bán. Dưới đây Kế toán Đức Minh sẽ giới thiệu với các bạn nội dung của chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán.

Kh

ái niệm c

hiết khấu thanh toán

Chiết khấu thanh toán được hiểu là khoản tiền mà người bán được giảm trừ cho người mua do đã thanh toán tiền mua hàng (sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ) trước thời hạn đã thỏa thuận thanh toán  (ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc cam kết thanh toán việc mua hàng ).

Cách hạch toán 

c

hiết khấu thanh toán

Nợ TK 635 : Trị giá chiết khấu thanh toán

Có TK 111,112, 131, 3388 : Tiền mặt, tiền gửi NH, phải thu KH, phải trả phải nộp khác.

Kh

ái niệm c

hiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại được hiểu là một khoản mà bên người bán giảm trừ hoặc thanh toán cho người mua do đã mua hàng với số lượng lớn và theo thương lượng bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại (đã được ghi trên hợp đồng mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng).

Cách hạch toán chiết khấu thương mại

TK 635 : Trị giá chiết khấu thanh toán

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Có TK 111,112,131 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu KH

Cuối kỳ, kế toán thực tế kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại sang tài khoản doanh thu và hạch toán như sau:

Nợ TK 511 -Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 – Khoản chiết khấu thương mại

Khái niệm

hàng bán bị trả lại

Hàng bán bị trả lại chính là số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân sau : vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng kém chất lượng, không đúng chủng loại, qui cách.

Trị giá hàng bán bị trả lại = Số lượng hàng bị trả lại x Đơn giá bán

Cách hạch toán h

àng bán bị trả lại

+ TH hàng bán bị trả lại:

Khi DN nhận lại số hàng bán bị trả lại và nhập kho

Nợ TK 155 – Nhập kho thành phẩm

Nợ TK 157- Gửi tại kho của người mua

Nợ TK 138 (1381) – Giá trị chờ xử lý

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán bị trả lại

Các “ chi phí” phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có):

Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng

Có TK 111, 112,141, 334,… :  Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…

Thanh toán với người mua về số tiền của hàng bán bị trả lại

Nợ TK 531 – Trị giá hàng bán bị trả lại

Nợ TK 3331 -Thuế GTGT phải trả cho KH tương ứng với DT của hàng bán bị trả lại

Có TK 111, 112, 131, 3388-  Tiền mặt, TGNH,…

Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại :

Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

Có TK 531 : Hàng bán bị trả lại

Khái niệm giảm giá hàng bán

Giảm giá hàng bán là khoản tiền được người bán chấp nhận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận vì  một số nguyên nhân như hàng kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo qui định trong hợp đồng kinh tế.

Khoản giảm giá hàng bán được phản ánh vào TK 532 (Giảm giá hàng bán). Và chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hóa đơn nghĩa là sau khi có hóa đơn bán hàng. Không phản ánh vào TK này số giảm giá đã được ghi trên hóa đơn bán hàng và đã được trừ vào tổng trị giá bán ghi trên hóa đơn.

Cách hạch toán  giảm giá hàng bán

+ Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho bên mua về số lượng hàng đã bán

Nếu khách hàng đã thanh toán tiền mua hàng, doanh nghiệp thanh toán cho KH khoản giảm giá đã chấp thuận ghi :

Nợ TK 532- Giảm giá hàng bán tính theo giá bán chưa có VAT

Nợ TK 3331- Thuế GTGT tương ứng

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng

Nếu khách hàng chưa thanh toán tiền mua hàng, kế toán ghi giảm số phải thu của khách hàng đúng bằng số giảm giá đã chấp thuận ghi:

Nợ TK532 : Giảm giá hàng bán

Nợ TK 3331 : Thuế GTGT tương ứng

Có TK 131: Phải thu khách hàng

Cuối tháng hạch toán, kết chuyển sang tài khoản doanh thu bán hàng toàn bộ số giảm giá hàng bán, ghi :

Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp DV

Có TK 532 : Giảm giá hàng bán

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn biết cách phân biệt và hạch toán các khoản chiết khấu thanh toán và các khoản giảm trừ doanh thu một cách nhanh chóng và chính xác.

Viện đào tạo kế toán Đức Minh chúc các bạn thành công !

 

 

 

 

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN – TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 – Tòa nhà B6A Nam Trung Yên – đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN – 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ – Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) – Hoàng Mai – Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 – Đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội – 0339.421.606