KINH NGHIỆM CHĂM SÓC HOA HỒNG TỪ A – Z CHO NGƯỜI MỚI CHƠI HOA – Yêu Hoa hồng
CHIA SẺ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHĂM SÓC HOA HỒNG CHO CÁC BẠN MỚI TRỒNG HỒNG.
CHIA SẺ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHĂM SÓC HOA HỒNG CHO CÁC BẠN MỚI TRỒNG HỒNG.
Hồng vốn dĩ là một loài hoa đẹp quyến rũ, kiêu sa nhưng rất đỏng đảnh và khó chiều. Để có những bông hoa đẹp mỗi người đều có những cách chăm sóc riêng nhưng điều quan trọng chúng ta phải nắm được cơ bản đặc tính của từng loài.
Vì một số bạn yêu cầu nên trong bài viết này mình xin phép chia sẽ cách chăm sóc theo kinh nghiệm của bản thân đã trải nghiệm để các bạn có thể tham khảo. Các nhà vườn chuyên nghiệp họ cũng từ mô hình đó mà nhân rộng lên, làm quy mô lớn mà thôi.
Như các bạn đã biết trồng hoa, chơi hoa là thú vui tao nhã và lành mạnh, hoa giúp cho con người thư giãn tinh thần, giảm áp lực và cân bằng cuộc sống. Yêu hoa , mê hoa sẽ làm cho chúng ta cảm thấy yêu đời hơn, và sống tốt hơn, bởi lẽ hoa là chất xúc tác để nuôi dưỡng tâm hồn, và nói về hoa là nói về cái đẹp nghệ thuật của hoa, mà nó mang cả hương sắc đến làm đẹp cho đời. Mỗi người ai cũng có một lý do, cơ duyên đến với nó và mình cũng vậy.
Mục Lục
KINH NGHIỆM CHĂM SÓC HOA HỒNG 1: Giống cây và giá thể
– Về giống: Hoa hồng ngoại có hàng trăm, hàng ngàn loại mà người chơi không có điều kiện trải nghiệm hết được vậy nên các bạn lưu ý tìm hiểu: màu sắc, phom dáng, hương thơm bao gồm cánh đơn, cánh kép, hoa chùm hay bông đơn, độ bền phù hợp với sở thích của mình hay không, để có sự lựa chọn ưu tiên tránh rước những loại mà mình không yêu thích.
– Giá thể: Rất quan trọng: Đất phải thật tơi xốp, thoát nước tốt, giá thể quyết định sự phát triển của bộ rễ sau này.
+ Thành phần: Đất sạch + trấu hun + xơ dừa + phân hoai chuồng đã qua xử lý để tránh mầm bệnh.
Nếu các bạn trồng từ cây bầu chiết có thể tham khảo video về sang chậu, thay giá thể sau:
– Phân bón: 2 loại không thể thiếu
Phân vô cơ và phân hữu cơ —> cân bằng dinh dưỡng cho cây
Tổng hợp cách ủ phân hữu cơ tự nhiên để bón hoa hồng cực đơn giản tại nhà
Hữu cơ: Phân hoai chuồng bón trực tiếp để tăng độ tơi xốp cho đất. Hoặc các bạn có thể tự ngâm các loại phân hữu cơ từ vỏ hoa quả, dịch chuối. Tham khảo bài viết:
Phân Vô cơ: NPK: quy về dạng nước dễ định lượng và phân bố đều (tùy tính chất đất từng vùng miền mình thường dùng 13-13-13 Te)
Từ 7 – 10 ngày bón một lần xen kẽ, ví dụ: tuần này bón NPK thì tuần sau là phân hoai chuồng và sau mỗi đợt cắt tỉa có thể dùng phân bón lá (Atonic) pha loãng phun toàn bộ trên lá cành giúp cây bật mầm chồi mới khỏe, lá bóng mượt.
Có rất nhiều loại dinh dưỡng như: Chuối, trứng, phân cá, bia, đậu tương… các bạn có thể bổ sung để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây nếu có điều kiện. Mình chọn đậu tương ủ + trichodema và humic vừa dễ làm vừa hiệu quả, giá thành thấp.
KINH NGHIỆM CHĂM SÓC HOA HỒNG 2: Ánh sáng và Tưới nước ra sao?
Hồng ưa nắng, gió. Thiếu nắng cây còi cọc, kém phát triển, hoa bé và ít. Nên các bạn trồng hồng nên chọn vị trí quang đãng, không bị bóng cây to, hứng nắng trực tiếp trong ngày từ 6 giờ trở lên. Nếu ban công thì cũng phải được 4-5h nắng. Khi ánh nắng quá ít, cây sẽ hay bị nấm bệnh. Có thể làm giàn đèn bật để thêm sáng cho cây. Các bạn nên chọn giống cây chịu được bóng râm mới dễ trồng nhé.
Nắng nóng bất thường nhiệt độ cao 39 – 40 độ sẽ gây cháy lá, nóng om chậu gây hỏng rễ dẫn tới chết cây nếu không có biện pháp phòng tránh. Nên mua lưới đen che bớt nắng vào mùa hè.
– Mưa dầm dề nhiều ngày cần kiểm tra độ thoát nước thường xuyên tránh trường hợp ẩm ướt kéo dài gây thối rễ, đen thân, chết cành. Nhiều bạn cây chết mà không hiểu rõ nguyên nhân chính là ở đây. Vì vậy tùy thuộc vào thời tiết của từng vùng miền mà điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp.
KINH NGHIỆM CHĂM SÓC HOA HỒNG 3: Phòng bệnh, diệt sâu?
– Phun phòng:
+ Bệnh thường gặp: Bọ trĩ, nhện đỏ, nấm vàng lá chấm đen.
+ Bọ trĩ gây hại: Làm xoăn lá, xoăn ngọn, nụ điếc, hoa nở méo mó lem nhem, cây còi cọc yếu dần, lâu phục hồi.
+ Nấm lá, vàng lá: Cây nấm lá còi cọc trơ cành.
– Phun phòng bọ trĩ: Thuốc lào ngâm, tỏi gừng ớt .ù tạt ngâm rượu , coca cola , nha đam xay, bột nở và nước rửa chén phun … thuốc bvtv như Radiant, confidor, Bio…
Phun: Lần 1 cách lần 2: 3 ngày, lần 2 cách lần 3: 7 ngày, sau khi cây hết bệnh phun phòng 1 tháng 1 lần nhớ thay đổi luôn phiên tránh nhờn thuốc.
– Nấm: ôxy già , nước vôi , nước súc miệng và sữa chua không đường … Thuốc Anvinl, Aliette…phun liều theo đúng chỉ dẫn khuyến cáo trên bao bì.
Và một công việc nữa các bạn nhớ thỉnh thoảng vun xới gốc cho đất tơi xốp tránh bí đất gây nghẹt rễ và làm cho đất thông thoáng, phát triển bộ rễ.