KHI BỊ MÈO CÀO MẮT, SƠ CỨU LÀM SAO? – Bệnh Viện Mắt Sài Gòn

Vừa qua, Mắt Sài Gòn vừa tiếp nhận trường hợp một bệnh nhân nữ (1998) trong lúc đang chơi đùa cùng mèo thì bất ngờ bị mèo cào vào vùng mắt. Trong trạng thái hốt hoảng, bệnh nhân liên tục chảy nước mắt sống, mắt rất cộm sốn, chảy nước mắt liên tục và không thể nào mở mắt được.

Thông qua tổng đài nhận bệnh 1900 555 553, BN đã liên hệ ngay với bác sĩ Mắt Sài Gòn để được khám và tư vấn cấp cứu online kịp thời.

Trực tiếp kết nối với bệnh nhân là BS Nguyễn Trần Quốc Hoàng – Giám đốc BV Đa khoa Mắt Sài Gòn. Với kinh nghiệm dày dặn, đã từng cấp cứu cho nhiều trường hợp tương tự, bác sĩ Hoàng đã yêu cầu bệnh nhân che mắt không bị tổn thương, và đánh giá thị lực nhìn xung quanh thông qua các vật dụng trong nhà bệnh nhân

Khi thăm khám, Bác sĩ yêu cầu người nhà bệnh nhân để camera gần mắt và yêu cầu bệnh nhân tự kèo mi mắt trên và dưới, đồng thời nhìn gần vào camera. Trong khi đó, BS cũng hướng dẫn bệnh nhân liếc mắt theo các hướng để có sự nhận định tốt hơn.

Qua sự hỗ trợ của thiết bị điện tử, Bác sĩ đã phát hiện các đặc điểm sau trên vùng mắt trái bệnh nhân:

– Có biểu hiện chảy nước mắt sống nhiều

– Mắt mở hơi khó khăn, có dấu hiệu kích thích với ánh sáng

– Vùng da mi có hiện tượng viêm đỏ, không chảy máu, không sưng

– Vùng kết mạc nhãn cầu xung huyết, không thấy chảy máu

– Vùng giác mạc theo nhận định của bác sĩ có ánh phản chiếu ánh sáng tốt phía mũi, và giảm nhẹ phía thái dương

BS Hoàng nhận thấy bệnh nhân bị chấn thương nhãn cầu do mèo cào vào mắt, có thị lực khá tốt và những triệu chứng khách quan nhẹ, nên Bác sĩ hướng đến chẩn đoán sơ bộ: “Mắt trái trượt biểu mô giác mạc do mèo cào.”

Bệnh viện đã hỗ trợ gửi thuốc kháng sinh nhỏ mắt và nước mắt nhân tạo kịp thời cho bệnh nhân. Yêu cầu khám lại sau 3 tiếng và 1 ngày sau đó.

Sau 3 tiếng, mắt trái bệnh nhân đỡ kích thích hơn, tuy nhiên vẫn còn cộm sốn và chảy nước mắt nhẹ. Bs yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt nhiều hơn giữu các lần nhỏ thuốc và đeo kính râm để hạn chế kích thích bởi ánh sáng. Đến thời điểm hiện tại, mắt trái bệnh nhân đã ổn định trở lại.

Bác sĩ Hoàng khuyến cáo, khi gặp trường hợp tương tự, bệnh nhân cần:

_Liên hệ ngay với nhân viên y tế để được hướng dẫn

_Không dụi mắt

_Không tự ý dùng tăm bông hay các vật dụng khác đưa vào mắt nếu không có sự tham vấn chuyên môn từ bác sĩ

_Việc nhỏ nước muối nhiều lần sẽ giúp rửa sạch mắt và giảm cảm giác cộm sốn

_Dùng băng che mắt để hạn chế tiếp xúc ánh sáng hoặc đeo kính râm

Với những trường hợp nặng hơn như có hiện tượng chảy máu, sưng, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

—–

NGHE GIỌNG BÁC SĨ, THÊM PHẦN YÊN TÂM 💓

Với tinh thần “Giãn cách nhưng không xa cách”, nhằm giải tỏa mọi lo lắng khi bạn hoặc người thân gặp phải các vấn đề về bệnh lý mắt, đặc biệt là những tình huống khẩn cấp, các chuyên gia nhãn khoa của Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn sẽ luôn đồng hành chăm sóc cùng bạn qua các hình thức từ xa (điện thoại, Facebook, Zalo…)

Đội ngũ chuyên gia nhãn khoa giàu kinh nghiệm của 8 Bệnh viện Mắt Sài Gòn trên toàn quốc (Hà Nội – Vinh – Nha Trang – Hồ Chí Minh – Cần Thơ) sẵn sàng túc trực để kết nối cùng bạn và gia đình:

✅Tư vấn, giải đáp tức thì đối với tất cả các bệnh lý mắt, hỗ trợ hiệu quả trong những tình huống khẩn cấp

✅Kê toa thuốc và hỗ trợ gửi thuốc đến nhà

✅Nhiều khung giờ trong tuần để bạn chủ động lựa chọn

✅Đa dạng hình thức kết nối tiện lợi: điện thoại, Zalo, Facebook… Inbox/Gọi ngay hotline 1900 555 553 để chọn khung giờ thích hợp và chuyên gia sẽ kết nối ngay với bạn.