KHÁI NIỆM VỀ TRÍ NHỚ 1 Trí nhớ là gì – TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC – 123docz.net

1. Trí nhớ là gì

CHƯƠNG VII

TRÍ NHỚ

Trong cuộc sống và hoạt động, hành vi của con người đối với thế giới ngày càng tinh vi, phức tạp và chính xác. Điều đó chính là nhờ sự
tích luỹ kinh nghiệm của cá thể. Sự hình thành kinh nghiệm không thể có được nếu như hình ảnh của thế giới được nảy sinh trên vỏ não bị
mất đi. Không để lại dấu vết nào. Trong thực tế những hình ảnh đó có quan hệ qua lại với nhau, chúng được củng cố, gìn giữ và hiện lại
khi có sự đòi hỏi của cuộc sống và hoạt động. Qúa trình ghi lại, gìn giữ và sử dụng những kinh nghiệm đó gọi là trí nhớ.

Trí nhớ là một qúa trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng,bao gồm sự ghi nhớ, gìn giữ và tái
tạo sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ trước đây.

Biểu tượng là gì ?

Khi xa quê hương, ta nhớ quê hương, nhớ kỷ niệm thời thơ ấu. Những hình ảnh về quê hương, về những kỷ niệm thời thơ ấu chính là
những biểu tượng.

Vây, biểu tượng là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng được nảy sinh trong óc chúng ta khi không còn sự tác
động của chúng.

So sánh giữa biểu tượng ( trí nhớ ) với hình tượng ( tri giác ).

o

Cũng giống hình tượng, biểu tượng mang tính chất trực quan. Thể hiện ở sự nhớ ai, nhớ cái gì chứ không có hiện tượng nhớ
chung chung.

o

Khác với hình tượng, biểu tượng mang tính khái quát. Biểu tượng chính là kết quả của sự chế biến và khái quát hoá hình ảnh của
tri giác.

o

Không có tri giác thì không có biểu tượng ; những người mù bẩm sinh không có biểu tượng về màu sắc, những người điếc từ
lúc mới lọt lòng đều không có biểu tượng về âm thanh.

Vì vậy, ở góc độ nhận thức, trí nhớ được xem là giai đoạn chuyển tiếp từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính.

2 . Cơ chế sinh lý của trí nhớ

Cơ chế sinh lý của trí nhớ là thuộc tính đặc biệt của mô thần kinh bị biến đổi dưới tác động của các tác nhân kích thích và gìn giữ các dấu
vết này, sẽ làm sống lại trong điều kiện nhất định, có nghĩa là qúa trình hưng phấn được xuất hiện trong sự vắng mặt của tác nhân kích
thích do những biến đổi kể trên nêu ra. Sự hình thành và gìn giữ các đường liên hệ thần kinh tạm thời, sự dập tắt và làm sống lại chúng
chính là cơ sở sinh lý của các liên tưởng, của trí nhớ.

Páp-lốp đã phát biểu : “ Đường liên hệ thần kinh tạm thời là hiện tượng sinh lý phổ cập trong thế giới động vật và trong cả bản thân
chúng ta. Đồng thời nó cũng là hiện tượng tâm lý- Cái mà các nhà tâm lý học gọi là liên tưởng ”.

cậy hơn cả hiện nay là thuyết tế bào thần kinh.

Thuyết này cho rằng các tế bào thần kinh tạo thành những chuỗi và theo các chuỗi đó mà các luồng điện sinh học chạy tuần hoàn. Do
ảnh hưởng của các luồng điện sinh học này mà xảy ra những biến đổi trong các xi-náp, điều

này làm dễ dàng cho sự đi qua tiếp theo của những luồng điện sinh học theo các con đường đó. Tính chất khác biệt của các chuỗi tế bào
thần kinh ( nơron ) tương ứng với các thông tin được củng cố.

Một thuyết khác, là thuyết phân tử về trí nhớ cho rằng dưới ảnh hưởng của các luồng điện sinh học trong nguyên sinh chất của các tế bào
thần kinh mà các phân tử prôtit được tạo thành, các thông tin đi vào não được “ ghi ” lại trên chính các phân tử prôtit đó.

3. Vai trò của trí nhớ

Trí nhớ có vai trò rất to lớn trong đời sống và trong hoạt động của con người.

Nhờ có ghi nhớ mà chúng ta tích luỹ được kinh nghiệm sống. Nếu không có kinh nghiệm sống thì mọi hoạt
động của chúng ta sẽ rất khó khăn, mà kinh nghiệm lại nhờ trí nhớ.

Nhờ có nhận lại và nhớ lại mà ta có thể đem những kinh nghiệm sống để ứng dụng vào thực tiễn.

Không có trí nhớ ta không thể xác định được phương hướng để thích nghi với ngoại giới, vì không có trí nhớ ta không nhận lại
và nhớ lại được thế giới khách quan.

Không có trí nhớ, trong học tập sẽ không tư duy được.

Chính vì vậy, Lênin đã từng phát biểu : “ Con người chỉ trở thành người Cộng sản, sau khi đã làm giàu trí nhớ của mình bằng sự
hiểu biết kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra ”.

4. Trí nhớ của con người được hình thành bằng hoạt động quyết định. Mà hoạt động của con người rất đa dạng và phong phú, do đó trí nhớ của con người cũng có nhiều loại:

dạng và phong phú, do đó trí nhớ của con người cũng có nhiều loại:

a. Trí nhớ giống loài và trí nhớ cá thể :

Trí nhớ giống loài.

Vịt nở ra biết bơi, bọ xít phóng chất hôi là bản năng, nó được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó là trí nhớ
giống loài.

Vậy, trí nhớ giống loài là loại trí nhớ được hình thành trong qúa trình phát triển chủng loại, nó mang tính chất chung cho cả giống loài.

Trí nhớ cá thể.

Là loại trí nhớ được hình thành trong đời sống cá thể, nó mang tính chất đặc trưng cho cá thể.

b. Trí nhớ vận động, cảm xúc, hình ảnh, từ ngữ lôgic :

Trí nhớ vận động :

Là loại trí nhớ phản ánh những cử động và hệ thống những cử động. Nó là cơ sở để hình thành kỹ xảo thực hành và lao động khác nhau
như : đi đứng, viết lách… sự khéo tay.

Trí nhớ hình ảnh :

Là loại trí nhớ phản ánh những hình ảnh, biểu tượng của thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác về các sự vật, hiện tượng đã tác động vào
ta trước đây.

Trí nhớ cảm xúc :

Là loại trí nhớ phản ánh những rung cảm, trải nghiệm của con người. Những khả năng đồng cảm với người khác, với nhân vật trong
truyện… đều dựa trên cơ sở của những trí nhớ cảm xúc.

Trí nhớ từ ngữ – lôgic.

75

Ý nghĩ, tư tưởng không tồn tại ngoài ngôn ngữ. Vì vậy, người ta gọi loại trí nhớ này là trí nhớ từ ngữ – lôgic.

c. Trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định :

Trí nhớ không chủ định :

Là loại trí nhớ mà trong đó việc ghi nhớ, gìn giữ, tái hiện được thực hiện không theo mục đích đề
ra từ trước.

Trí nhớ có chủ định :

Là loại trí nhớ diễn ra theo mục đích xác định.

d. Trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn :

Trí nhớ ngắn hạn :

Là loại trí nhớ mà dấu vết giữ lại trong thời gian ngắn.

Chẳng hạn, khi đọc sách phải nhớ trang trước mới hiểu trang sau.

Trí nhớ dài hạn :

Là loại trí nhớ mà dấu vết được giữ lại lâu dài.

e. Trí nhớ bằng mắt, bằng tay…

Trí nhớ bằng mắt :

Là kiểu ghi nhớ phổ biến, theo các nhà tâm lý học thì nó chiếm 80% trí nhớ của con người, những người ghi nhớ
bằng mắt có những đặc điểm :

o

Muốn được tận mắt thấy được vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ của người thuyết trình.

o

Những lời nghe được phải ghi ra giấy, những điều quan trọng phải làm dấu riêng để chú ý.

o

Khi nghiên cứu phải tự mình đọc, mình nghe chứ không thích nghe người khác đọc.

Để giúp cho những người có kiểu ghi nhớ bằng mắt được thuận lợi, khi giảng bài giáo viên cần lưu ý :

o

Phải có giáo cụ trực quan để minh hoạ.

o

Cố gắng dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh, diễn cảm để diễn tả những vấn đề trừu tượng.

o

Phải động viên học sinh tiếp xúc với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

Trí nhớ bằng tai.

Những người ghi nhớ theo kiểu này có những đặc điểm :

o

Phải nghe nhiều ( thích người ta noí cho nghe ).

o

Khi xem tài liệu phải đọc to.

o

Phải làm việc trong điều kiện yên tĩnh.

o

Nói và biện luận to ngay cả khi chỉ có một mình.

Ghi nhớ bằng tay.

Là những người thích vừa nghe, vừa ghi, vừa vẽ…những người ghi nhớ kiểu này có đặc điểm :

o

Khi nghiên cứu, học tập luôn luôn dùng bút chì để đánh dấu vào những ý quan trọng.

o

Phải lập dàn bài, đề cương tóm tắt.

o

Trình bày số liệu dưới dạng biểu đồ, đồ thị.

Ghi nhớ hỗn hợp :

Kiểu ghi nhớ này có ở tất cả mọi người, nó bao gồm thành phần của ba kiểu trên.

Loại ghi nhớ này có ưu điểm : tận dụng được mặt mạnh, khắc phục được nhược điểm của từng kiểu trên. Người ta nói : “ Mắt
nhìn, miệng nói, tay ghi

Tại sao làm gì là để nhớ lâu
Bạn bè trai, gái nhắc nhau

Muốn học cho tốt nhớ khâu truy bài ”.