KHÁI NIỆM VỀ PHÂN VI SINH

KHÁI NIỆM VỀ PHÂN VI SINH

Ngày đăng: 13/05/2021 09:19 AM

1. Phân vi sinh là gì?

Phân vi sinh hay phân bón vi sinh là loại phân bón được sản xuất trong nước hoặc phân bón nhập khẩu dùng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bản chất phân vi sinh là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v..

Phân vi sinh thì có rất nhiều loại như: phân bón vi sinh vật cố định nitơ (tên thường gọi: phân đạm vi sinh vật cố định đạm), phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan, phân bón vi sinh vật phân giải xenluloza, phân bón hữu cơ vi sinh vật… Tất cả các loại đó đều cung cấp và bổ sung cho cây trồng một lượng dinh dưỡng quy định nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Sử dụng phân vi sinh an tòan, không ảnh hưởng xấu đến con người, động vật hay môi trường sinh thái xung quanh.

2. Phân bón vi sinh phù hợp với các loại cây trồng nào?

Phân bón vi sinh có thể dùng cho tất cả các loại cây từ ăn quả, rau xanh đến cây cảnh, cây công nghiệp,…đều được.

– Đối với cây ngắn ngày: dùng phân vi sinh chủ yếu dùng để bón lót.
– Đối với cây rau: 10 – 15kg/ sào
– Đối với cây thu hoạch theo mùa vụ: sau mỗi đợt thu hoạch lại cần bón thêm phân bổ sung
– Đối với cây ăn quả và cây lâu năm:Cuốc và với nhẹ đất ở gốc rồi rắc phân lên sau đó rắc tiếp một lớp đất mòng lên (tỉ lệ 1 – 2 kg/ gốc cây).
Lưu ý: với cây ăn quả bón vào 2 thời kỳ mưa xuân (tháng 3 – 4) và mưa ngâu (tháng 7 – 8)
– Đối với Hoa màu:
Chè: Bón vào rãnh giữa 2 luống, tỉ lệ 0,2 – 0,3 kg/ gốc.
Ngô: bón lót trước khi gieo hạt, tỉ lệ 10kg/ sào
Lúa: bón ở thời kỳ là cây mạ (2kg/ sào mạ cấy)
Hoa: khi hạt giống mới chớm phát triển cần bón vi sinh

Phương pháp sử dụng phân vi sinh hiệu quả
– Muốn đạt hiệu quả cao thì không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng phân bón hóa học trong quá trình sử dụng phân bón vi sinh. Không được trộn phân vi sinh với phân hóa học và tro bếp vì sẽ làm chết vi sinh vật
– Duy trì độ ẩm của đất để các vi sinh vật trong đất hoạt động tốt
– Đối với đất chua nên bón vôi bột trước 2 – 3 ngày rồi mới bón phân vi sinh
– Để bón phân vi sinh đạt hiệu quả có 3 phương pháp chính:

Nhiễm vào hạt giống:
Phân bón vi sinh được hòa tan trong nước sạch tạo thành dung dịch. Trong quá trình xử lý hạt giống, dung dịch sẽ được trộn chung tạo thành một lớp chế phẩm bao bọc bên ngoài hạt giống (tỉ lệ 100 kg trộn với 1 kg phân vi sinh). Thực hiện trước khi gieo 10 – 20 phút.

Lưu ý: nếu xử dụng phương pháp này thì cần tránh làm xây xát hạt giống. Nếu hạt giống đã qua xử lý thuốc trừ sâu thì không nên sử dụng phương pháp này.

Hồ rễ cây:
Phân bón vi sinh hòa tan cùng với nước dạch thành dung dịch. Rồi đem ngâm rễ cây non vào dung dịch này từ 6-24 giờ.
Lưu ý:
+ Thực hiện nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp,
+ Chỉ ngâm phần rễ cây, không áp dụng với các cây rễ cọc và cây ăn quả.
Đây là phương pháp cho hiệu quả rất cao nhưng mất nhiều thời gian và không tiện lợi cho người sử dụng.

Bón vào đất:
Phương pháp này được áp dụng phổ biến nhất, qua các cách:
+ Trộn phân bón vi sinh với đất nhỏ tơi rồ rắc đều vào luống hoặc trải đều trên mặt ruộng.
+ Hoặc ủ /trộn phân bón vi sinh với phân chuồng hoai đem bón thúc sớm.
+ Hòa chế phẩm vào nước sạch tưới trực tiếp vào trong đất.

—————————————————
CÔNG TY TNHH SINH HỌC CHÂU Á
Chuyên sản xuất và gia công chế phẩm sinh học, phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học hàng đầu tại Việt Nam
Địa chỉ công ty: Tầng 2, toà nhà Hado Airport Building, Số 2 Hồng Hà, Phường 2, Q. Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh 
Địa chỉ sản xuất: Lô C, đường số 1, Cụm công nghiệp Đức Thuận, Ấp Tràm Lạc, Xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hoà, Tỉnh Long An.
– Fanpage: Sinh Học Châu Á
– Gmail: [email protected]
– SĐT: 0773 688 988