KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ Khái niệm thông tin quản lý – 123docz.net

1.1. Khái niệm thông tin quản lý

1.1.1. Khái niệm thông tin

Thông tin là một khái niệm trừu tượng, tùy theo mục đích nghiên cứu mà khái niệm
thông tin được giải thích theo nhiều giác độ khác nhau.

– Thông tin là tin tức về những hiện tượng, những sự kiện, những hoạt động nào đó
đã và đang xảy ra.

– Thông tin là những dữ liệu có thể nhận thấy, hiểu được và sắp xếp lại với nhau
thành những kiến thức cụ thể.

Trong thông tin các sự kiện, dữ liệu có thể được miêu tả bằng lời văn, bằng hình ảnh,
bằng những đại lượng đo lường được. Nhưng không phải cách miêu tả nào cũng có
thể giúp cho người nhận tin hiểu đúng, đầy đủ, chính xác về tình hình sự kiện. Vì
vậy, người đưa thông tin phải biết cách miêu tả một cách khoa học.

Phân biệt các khái niệm: thông tin, công nghệ thông tin, hệ thống thông tin

– Thông tin: là những dữ liệu có thể nhận thấy, hiểu được và sắp xếp lại với nhau
thành những kiến thức cụ thể.

– Công nghệ thông tin (Information ): là cách thức thu nhập, xử lý, phân phối và bảo
quản thông tin.

– Hệ thống thông tin (Information system): là giải pháp tổ chức và kỹ thuật được thiết
lập trong thực tiễn để thực hiện quá trình thông tin.

1.1.2. Khái niệm thông tin trong quản lý:

– Thông tin quản lý là tất cả những tin tức nảy sinh trong quá trình cũng như trong
môi trường quản lý và cần thiết cho việc ra quyết định hoặc để giải quyết một vấn đề
nào đó trong hoạt động quản lý của một tổ chức.

– Thông tin là những tin tức mới, được thu nhận, được cảm thụ và được đánh giá là
có ích cho việc đề ra quyết định hoặc giải quyết một nhiệm vụ quản lý nào đó.

Trong lĩnh vực quản lý, người ta rất chú trọng nội dung và giá trị có ích của thông
tin, coi thông tin là tất cả những thông báo, số liệu dùng làm nguyên liệu cho việc đề
ra quyết định. Thông tin quản lý là một bộ phận hợp thành của thông tin xã hội, liên
quan chặc chẽ với thông tin xã hội.

1.2. Bản chất của thông tin quản lý

Là quá trình thu thập, xử lý, phân phối và bảo quản những tin tức cần thiết có ích cho
quá trình quản lý. Các nhà quản lý cho rằng, quá trình quản lý luôn luôn là quá trình
định hướng, phản ánh mối quan hệ qua lại giữa người tạo ra tin và người sử dụng

thông tin. Theo nghĩa đen, thông tin là cung cấp cho người sử dụng một tin tức nào
đó mà trước đó họ chưa biết. Trong trường hợp không có người sử dụng tin thì sẽ
không tồn tại khái niệm thông tin nữa.

Các nhà quản lý chia tài liệu số liệu thành 3 loại:

+ Loại tài liệu, số liệu có ích cho việc đưa ra quyết định: thông tin
+ Loại tài liệu, số liệu dùng để ra quyết định sau này: thông tin dự trữ

+ Loại tài liệu, số liệu không có ích hay không liên quan đến việc ra quyết định: tài
liệu, số liệu thừa.

1.3. Vai trò của thông tin quản lý

Có thể nói, quá trình quản lý là quá trình trao đổi thông tin giữa chủ thể quản lý và
khách thể quản lý. Vì vậy, thông tin là nền tảng, là hạt nhân của quản lý. Thông tin
có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định quản lý và trong việc thực hiện các
chức năng quản lý: hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.

– Thông tin là đối tượng lao động của nhà quản lý. Trong quá trình điều hành tổ chức,
nhà quản lý thường xuyên làm việc với 3 loại thông tin cơ bản: thông tin kế hoạch
(chỉ đạo hoạt động sản xuất); thông tin môi trường (là cơ sở, căn cứ đề ra các quyết
định quản lý); thông tin thực hiện (phản ánh thực trạng hoạt động của tổ chức).

– Thông tin là công cụ của nhà quản lý (là cơ sở của công tác kế hoạch hóa, là
phương tiện chỉ đạo các hoạt động của tổ chức)

– Thông tin là yếu tố bảo đảm cho người thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao. Nhà quản lý cung cấp cho người thực hiện những thông tin về mục đích và mục
tiêu của sản xuất kinh doanh, các nguồn lực được sử dụng, cách thức tiến hành sản
xuất, quy trình công nghệ, thực trạng sản xuất và dự báo về sự phát triển, nhu cầu của
thị trường v.v…

1.4. Đặc điểm của thông tin quản lý

– Thông tin không phải là vật chất nhưng luôn tồn tại trong các vỏ vật chất gọi là vật
mang tin hoặc giá mang tin.

– Thông tin tự nó không biến đổi nhưng các sự vật và hiện tượng mà nó phản ánh lại
luôn biến đổi theo thời gian, vì vậy, giá trị của thông tin giảm theo thời gian (thông
tin bị lão hóa)

– Nội dung của thông tin không phản ánh đầy đủ giá trị của thông tin. Giá trị của
thông tin được đo bằng hiệu quả quản lý, tạo ra khả năng tiềm lực vật chất cho con
người nhờ sử dụng thông tin.

– Một nội dung của thông tin có nhiều cách mã hóa. Mã hóa là việc xây dựng một tập
hợp những ký hiệu ngắn gọn về thuộc tính của một thực thể hoặc tập hợp thực thể. Ví
dụ mã số của các trường cao đẳng, đại học trong công tác tuyển sinh.

(Trang 86 -86 )

Một phần của tài liệu
QUẢN LÍ HỌC