KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ – Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn CAF
Hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ có những đặc điểm
chủ yếu sau:
– Du lịch và dịch vụ là ngành kinh tế có hiệu quả cao, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn
đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, song đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu phải
nhiều.
– Hoạt động kinh doanh du lịch mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào các điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội; điều kiện di sản lịch sử văn
hóa, phong cảnh, chùa chiền độc đáo, hấp dẫn.
I.
Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ ảnh hưởng tới kế toán chi phí, doanh thu
và kết quả kinh doanh
1.1. Đặc điểm của hoạt động
kinh doanh du lịch và dịch vụ
– Du lịch và dịch vụ là một trong những ngành kinh doanh chuyên cung cấp những
lao vụ, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống văn hóa, tinh thần của nhân
dân.
–
Đối tượng phục vụ của ngành du lịch không ổn định và luôn biến
động, rất phức tạp. Số lượng khách du lịch cũng như số ngày lưu lại của khách
luôn biến động. Trong cùng một đợt nghỉ, nhu cầu của từng nhóm khách về ăn, ở,
tham quan cũng rất khác nhau. Tổ chức hoạt động du lịch khá phân tán và không
ổn định.
– Kinh doanh du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên
quan tới nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội (hoạt động xã hội, kinh tế,
văn hóa, chính trị, giao lưu quốc tế…). Điều này xuất phát từ các nhu cầu phong
phú, đa dạng của du khách; đồng thời cũng xuất phát từ tính an toàn và hiệu quả
trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vậy, kinh doanh du lịch thường bao
gồm nhiều ngành nghề khác nhau như: kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú, kinh
doanh nhà hàng, kinh doanh vui – chơi – giải trí, kinh doanh vận chuyển, kinh
doanh hàng hóa… Các hoạt động này có quy trình công nghệ khác nhau, chi phí
kinh doanh cũng không giống nhau…
– Sản phẩm của hoạt động du lịch và dịch vụ nói chung không có hình thái vật
chất, không có quá trình nhập, xuất kho, chất lượng sản phẩm nhiều khi không ổn
định.
– Quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm du lịch và dịch vụ được tiến hành đồng
thời, ngay cùng một thời điểm.
– Dịch vụ là ngành kinh tế có nhiều đặc điểm riêng có, khác biệt với các ngành
sản xuất vật chất khác. Những điểm đặc thù của ngành kinh doanh dịch vụ có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến công tác nói chung và công tác kế toán chi phí, doanh thu và
kết quả kinh doanh dịch vụ nói riêng. Cụ thể:
– Một là: Kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ thuần túy
thường không có hình thái hiện vật cụ thể mà được thể hiện bằng lợi ích cho
khách hàng thông qua việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng như: nhu cầu thông
tin, nhu cầu di chuyển, nhu cầu tri thức…
– Đặc điểm này dẫn đến thực tế là quá trình sản xuất, tiêu thụ và quản lý hoạt
động kinh doanh dịch vụ thường khó tách bạch một cách riêng biệt; mục đích cũng
như quy luật phát sinh và vận động của các khoản chi phí trong quá trình thực
hiện dịch vụ khó có thể được phân tích một cách rõ ràng.
– Hai là: Hoạt động kinh doanh dịch vụ có sự đa dạng
về phương thức thực hiện.
Ví dụ: ngành viễn thông có thể thực hiện loại hình
viễn thông cố định, di động, cho thuê kênh viễn thông nội địa và quốc tế.
– Ngành vận tải có các phương thức như: vận tải thủy, vận tải đường bộ, đường
không, đường sắt…
– Ngành du lịch có các phương thức du lịch theo tour trong nước, quốc tế, tour
trọn gói hoặc từng phần…
– Chính sự đa dạng về phương thức thực hiện dịch vụ dẫn đến sự đa dạng về đối
tượng quản lý cũng như sự phức tạp trong tổ chức công tác kế toán nói chung,
đặc biệt là tổ chức kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
như: xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí, đối tượng ghi nhận doanh thu
và xác định kết quả có thể theo từng loại hình, từng phương thức và từng loại
hình kinh doanh dịch vụ.
– Ba là: Về mặt tổ chức quản lý kinh doanh, các doanh
nghiệp dịch vụ thường thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh theo quy trình
thực hiện dịch vụ hoặc theo từng đơn đặt hàng. Đặc điểm này cũng dẫn đến sự đa
dạng trong công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh.
– Bốn là: Các doanh nghiệp dịch vụ có nhiều phương
thức phối hợp hỗ trợ nhau trong quá trình kinh doanh như: liên doanh, liên
kết…Các hình thức phối hợp này dẫn tới những phức tạp trong công tác quản lý
nói chung và công tác kế toán nói riêng như: Kế toán chi phí, doanh thu trong
các hình thức liên doanh “Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức tài sản
kinh doanh đồng kiểm soát”; “Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt
động kinh doanh đồng kiểm soát”.
KẾ
TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ
1.2. Phân loại hoạt động kinh doanh trong các
doanh nghiệp du lịch
– Là một ngành kinh doanh mang tính tổng hợp cao, bao gồm
nhiều ngành nghề khác nhau, hoạt động hiện nay trong các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch và dịch vụ hết sức phong phú. Tuy nhiên, các hoạt động đó có thể
phân về các loại sau:
– Hoạt động dịch vụ mang tính đơn thuần: Thuộc loại
này bao gồm các hoạt động như hướng dẫn du lịch, vận tải hàng hóa, du khách,
kinh doanh khách sạn, nhà hàng, kinh doanh lữ hành, kinh doanh các hoạt động
vui chơi, giải trí…
– Hoạt động mang tính kinh doanh hàng hóa: kinh doanh
hàng hóa lưu niệm, kinh doanh các vật phẩm phục vụ du khách.
– Hoạt động mang tính sản xuất: hoạt động xây lắp,
hoạt động sản xuất hàng lưu niệm, sản xuất bánh kẹo, đồ uống, đồ hộp…
– Tính chất của các hoạt động trên đây không giống nhau. Do
vậy, cách thức hạch toán cũng hoàn toàn không giống nhau. Với các hoạt động
kinh doanh hàng hóa, việc hạch toán tương tự như các doanh nghiệp thương mại.
Ngược lại, với các hoạt động mang tính sản xuất, hạch toán lại giống doanh
nghiệp sản xuất (công nghiệp, xây dựng cơ bản…).
1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán chi phí, doanh
thu và kết quả kinh doanh dịch vụ
1.3.1. Đặc điểm tổ chức kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dịch
vụ
Chi phí kinh doanh trong du lịch bao gồm các khoản sau:
– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí
vật liệu kinh doanh phát sinh liên quan trực tiếp đến kinh doanh du lịch. Trong
từng hoạt động kinh doanh, chi phí vật liệu trực tiếp không giống nhau.
– Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền công, tiền
lương và phụ cấp lương phải trả cùng các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ với
tiền lương phát sinh tính vào chi phí.
– Chi phí sản xuất chung: là những chi phí còn lại chi
ra trong phạm vi bộ phận kinh doanh (buồng, bếp, bar, vận chuyển…)
– Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất, các khoản chi
phí nói trên tạo thành chỉ tiêu giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm và dịch
vụ du lịch. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ khác còn phát
sinh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là toàn bộ các khoản
chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc tiêu thụ hay tổ chức, quản
lý, điều hành toàn bộ hoạt động của công ty.
+ Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất dịch vụ
– Do tính chất đa dạng về loại hình dịch vụ và phương thức thực hiện dịch vụ
gắn với từng ngành dịch vụ cụ thể nên việc xác định đối tượng kế toán chi phí
sản xuất kinh doanh là khá phức tạp. Doanh nghiệp dịch vụ phải căn cứ vào đặc
thù về tổ chức quản lý, loại hình và phương thức thực hiện dịch vụ để xác định
đối tượng tập hợp chi phí, làm cơ sở tổ chức kế toán chi phí, đáp ứng yêu cầu
tính giá thành, kiểm soát và quản lý chi phí một cách có hiệu quả.
Thông
thường các doanh nghiệp dịch vụ có thể xác định đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất kinh doanh là:
– Toàn bộ quy trình thực hiện các loại hình hoặc một loại hình dịch vụ, hoặc,
– Từng bộ phận (tổ, đội, trung tâm) thực hiện dịch vụ, hoặc,
– Từng đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế ký với khách hang, hoặc,
– Từng khâu trong quy trình thực hiện dịch vụ…
+ Vận dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất dịch vụ:
– Tùy theo mối quan hệ giữa các chi phí sản xuất với các đối tượng tập hợp chi
phí đã xác định, kế toán áp dụng phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp để
tập hợp chi phí theo các hệ thống tập hợp chi phí kế toán khác nhau.
– Phương pháp tập hợp trực tiếp.
– Phương pháp phân bổ gián tiếp.
– Mục tiêu của việc phân bổ chi phí gián tiếp là để tính toán, quy nạp đầy đủ
chi phí sản xuất cho các đối tượng chịu chi phí làm cơ sở cho việc kiểm soát
chi phí, tính giá thành dịch vụ.
–
Mức độ chính xác của kết quả phân bổ phụ thuộc vào sự phù hợp của tiêu chuẩn
phân bổ được lựa chọn.
–
Về nguyên tắc, tiêu chuẩn phân bổ thích hợp phải phản ánh được quy luật phát
sinh và vận động của chi phí. Tùy theo đặc điểm, tính chất của khoản chi phí
cần phân bổ mà xác định và lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp. Trong các doanh
nghiệp dịch vụ, các tiêu thức thường được lựa chọn để phân bổ các chi phí cho
các đối tượng chịu chi phí gồm: chi phí trực tiếp, doanh thu hoặc sản lượng
dịch vụ được quy đổi… Để lựa chọn tiêu thức phân bổ, cần vận dụng nguyên tắc kế
toán, như nguyên tắc trọng yếu, phù hợp, giá gốc, kỳ kế toán…
+ Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất dịch vụ theo các khoản mục
chi phí:
– Theo góc độ kế toán tài chính, chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ được kế
toán tập hợp theo các khoản mục chi phí để phục vụ cho công tác quản lý chi
phí, tính giá thành và giá vốn của dịch vụ hoàn thành cung cấp cho khách hàng.
Kế
toán sử dụng các tài khoản theo quy định của hệ thống tài khoản thống nhất gồm:
– Tài khoản 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
– Tài khoản 622 – chi phí nhân công trực tiếp.
– Tài khoản 627 – chi phí sản xuất chung.
– Tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang.
– Tài khoản 631 – giá thành sản xuất (phương pháp KKĐK).
– Các doanh nghiệp dịch vụ vận dụng các tài khoản thống nhất theo quy định về
nội dung, kết cấu. Mặt khác, doanh nghiệp dịch vụ mở các tài khoản chi tiết
theo yêu cầu quản lý để tập hợp chi phí theo từng đối tượng, phục vụ công tác
quản lý và kiểm soát chi phí nội bộ đơn vị.
+ Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất của các hoạt động phụ trợ trong
doanh nghiệp dịch vụ
– Trong các doanh nghiệp dịch vụ có thể tổ chức các bộ phận phụ trợ hoạt động
phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Xét về phương diện kế
toán, các bộ phận sản xuất phụ trợ thường được xác định là đối tượng tập hợp
chi phí và tính giá thành riêng. Chi phí của bộ phận phụ trợ phải được phân bổ
theo mục đích sử dụng, trong đó chủ yếu tính vào hoạt động chính của doanh
nghiệp dịch vụ. Quy trình tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sản xuất phụ trợ
có thể được khái quát thành các bước như sau:
– Bước 1: doanh nghiệp dịch vụ xác định đối tượng và
phạm vi tập hợp chi phí sản xuất cho các bộ phận sản xuất phụ trợ.
– Bước 2: Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất cho các
hoạt động phụ trợ theo khoản mục chi phí theo các tài khoản chi tiết, các sổ kế
toán chi tiết chi phí mở cho các bộ phận sản xuất phụ trợ đã xác định.
– Bước 3: Tổng hợp chi phí, xác định tổng giá thành
sản xuất và giá thành sản xuất phụ trợ. Để xác định giá thành sản xuất của bộ
phận phụ trợ cần xem xét trường hợp các bộ phận phụ trợ có cung cấp lao vụ lẫn
nhau.
Trong
trường hợp này, kế toán thường áp dụng các phương pháp để xác định giá thành
sản xuất của các bộ phận phụ trợ gồm:
+ Phương pháp đại số.
+ Phương pháp sử dụng giá thành đơn vị kế hoạch.
+ Phương pháp sử dụng chi phí đơn vị ban đầu.
– Bước 4: Phân bổ giá thành sản xuất của hoạt động phụ
trợ cho từng đối tượng tập hợp chi phí của hoạt động chính và cho các mục đích
khác căn cứ vào khối lượng thực tế thực hiện và giá thành đơn vị.
Chi phí của bộ phận sản xuất
phụ trợ tính cho đối tượng chi phí của hoạt động chính = Giá thành đơn vị của
hoạt động sản xuất phụ trợ x Mức độ sử dụng dịch vụ sản xuất phụ trợ của đối
tượng chi phí của hoạt động chính+ Tổ chức tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành dịch vụ.
– Tùy theo loại hình và phương thức tổ chức sản xuất
kinh doanh dịch vụ mà doanh nghiệp dịch vụ có thể áp dụng hệ thống tập hợp chi
phí và tính giá thành dịch vụ theo công việc hoặc hệ thống tập hợp chi phí,
tính giá thành dịch vụ theo quá trình.
– Hệ thống tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ theo
công việc áp dụng trong trường hợp đối tượng quản lý, đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất kinh doanh dịch vụ là từng đơn đặt hàng, từng hợp đồng với khách hàng.
Theo đó, chi phí sản xuất được tập hợp theo đơn hàng làm cơ sở cho việc xác
định chi phí sản xuất dở dang và tính giá thành khối lượng dịch vụ đã thực hiện
hoàn thành, được xác định là đã cung cấp cho khách hàng.
– Hệ thống tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ theo
quá trình được áp dụng trong trường hợp hoạt động cung cấp dịch vụ có tính chất
hàng loạt theo một quy trình nhất định. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ
hoặc từng khâu của quy trình công nghệ, từng bộ phận thực hiện dịch vụ. Phương
pháp tính giá thành thường được áp dụng trong các doanh nghiệp dịch vụ là
phương pháp giản đơn hoặc phương pháp tỷ lệ, phương pháp hệ số tùy theo mối
quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành dịch vụ.
+ Kế toán chi phí ngoài sản xuất trong doanh nghiệp dịch vụ
– Chi phí ngoài sản xuất trong các doanh nghiệp dịch vụ tương tự như các doanh
nghiệp khác gồm: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài
chính và các chi phí khác. Phương pháp kế toán tập hợp các khoản chi phí này cơ
bản không có sự khác biệt lớn giữa các doanh nghiệp dịch vụ với các doanh
nghiệp khác. Do vậy, phạm vi bài giảng này trình bày không đề cập cụ thể đến
các khoản chi phí này.
3.2. Đặc điểm tổ chức kế toán
doanh thu và kết quả kinh doanh dịch vụ
+ Doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu cung cấp dịch vụ
– Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác “ Doanh
thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán,
phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,
góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”
+Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận phải tuân thủ các quy
định sau:
– Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch về
cung cấp dịch vụ đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch
về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ
theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của
kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định một cách đáng
tin cậy khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau:
– Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
– Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
– Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán;
– Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao
dịch cung cấp dịch vụ đó.
Trường hợp kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ không thể xác định được một
cách chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận tương ứng với chi phí được ghi nhận
có thể thu hồi.
2. Doanh thu và chi phí liên quan đến giao dịch cung
cấp dịch vụ phải được ghi nhận theo nguyên tắc phù hợp trong phạm vi năm tài
chính.
3. Trường hợp trao đổi dịch vụ lấy dịch vụ tương tự về
bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra
doanh thu và không được tạo ra doanh thu.
4. Doanh thu được ghi nhận theo giá trị hợp lý của các
khoản đã thu hoặc sẽ thu trong tương lai, cụ thể:
– Đối với doanh nghiệp dịch vụ tính và nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ, doanh thu dịch vụ vận tải được ghi nhận theo giá
dịch vụ cung cấp không bao gồm thuế GTGT.
– Đối với doanh nghiệp dịch vụ tính và nộp thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu được ghi nhận theo tổng giá thanh
toán.
– Trường hợp dịch vụ được xác định là xuất khẩu, chịu
thuế xuất khẩu thì doanh thu được ghi nhận theo tổng giá cước bao gồm cả thuế
xuất khẩu.
– Trường hợp hợp đồng cung cấp dịch vụ được thực hiện
qua nhiều kỳ kế toán thì doanh thu dịch vụ được ghi nhận theo phương pháp tỷ lệ
hoàn thành. Để xác định phần công việc đã hoàn thành, làm cơ sở xác định doanh
thu ghi nhận trong kỳ, doanh nghiệp dịch vụ có thể áp dụng các phương pháp sau:
+ Đánh giá phần công việc đã hoàn thành;
+ So sánh tỉ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tồng khối
lượng công việc phải hoàn thành;
+ Tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phisuwowcs tính đẻ hoàn
thành toàn bộ dao dịch cung cấp dịch vụ.
– Doanh thu dịch vụ được theo dõi chi tiết theo từng loại doanh
thu phục vụ cho việc quản lí doanh thu xác định kết quả kinh doanh
theo yêu cầu quản lí hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Các khoản giàm trừ doanh thu theo quy định hiện hành của chuẩn mực kế toán Việt
Nam số 14 – Doanh thu và thu nhạp khác bao gồm:
– Chiết khấu thương mại: Là khoản mà doanh nghiệp bán
giảm trư cho người mua trên giá niêm yết dô khách hành mua với khối lượng lớn.
– Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua
hàng do hàng kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
– Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng
hàng đã bán, dịch vụ được cung cấp bị khách hàng trả lại, không nghiệm thu, từ
chối thanh toán.
– Kết quả kinh doanh dịch vụ được xác định trên cơ sở so sánh doanh thu và chi
phí liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ, được biểu hiện bang số tiền lãi
họa lỗ trong một kỳ. Kết quả kinh doanh dịch vụ được xác định và phân phối theo
trình tự dược quy định. Đồng thời, kết quả kinh doanh dịch vụ được xác định chi
tiết theo từng loại hình dịch vụ hoặc từng bộ phận thực hiện dịch vụ đáp ứng
theo yêu cầu quản lí chi tiết của đơn vị.
-Đặc điểm phương pháp kế toán doanh thu và kết quả kinh doanh dịch
vụ
– Kế toán các doanh nghiệp dịch vụ vận dụng hệ thống chứng từ va tài khoản kế
toán thống nhất để phản ánh và ghi nhận doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu
dịch vụ.
Các
tài khoản kế toán được sử dụng gồm:
– Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;
– Tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiên;
– Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại;
– Tài khoản 821 – Chi phí thuế TNDN;
– Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Các tài khoản này được mở chi tiết theo quy định và theo yêu cầu quản lý doanh
thu và cac khoản giảm trừ doanh thu của đơn vị.
II. KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN
1. Đặc điểm của hoạt động kinh
doanh khách sạn
– Hoạt động kinh doanh khách sạn chủ yếu là cho thuê
buồng ngủ, bên cạnh đó còn có thể kết hợp nhiều hoạt động khác như dịch vụ giặt
là, nhà hàng, massage, vũ trường, bán hàng lưu niệm…
– Các hoạt động trong khách sạn khá phong phú, có
những hoạt động có thể có những sản phẩm dỡ dang cuối kỳ, có những hoạt động
không có những sản phẩm dỡ dang cuối kỳ. Hoạt động cho thuê buồng ngủ có có thể
có những sản phẩm dỡ dang cuối kỳ khi khách nghỉ từ kỳ này sang kỳ khác, các
chi phí phục vụ đã phát sinh nhưng khách hàng chưa thanh toán , khách sạn vẫn
chưa hoàn tất việc phục vụ khách và chưa xác định doanh thu.
– Đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, chi phí khấu
hao TSCĐ thường lớn vì khách sạn thường đầu tư nhiều vào nội thất khách sạn,
trang bị nhiều thiết bị hiện đại cho phòng ngủ. Tiêu chí để xếp loại khách sạn
là mức độ trang bị nội thất và tiện nghi của khách sạn.
Sản phẩm của dịch vụ kinh doanh khách sạn không thể lưu kho, không có hình thái
vật chất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời.
– Hoạt động kinh doanh khách sạn mang tính thời vụ
cao, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa lịch
sử. Do vậy , kế toán chi phí, giá thành sản phẩm kinh doanh khách sạn cần chú ý
đến đặc điểm này để xác định mức chi phí cho phù hợp.
Hoạt động kinh doanh khách sạn là sự kết hợp của nhiều hoạt động
dịch vụ mang tính chất khác nhau. Cụ thể:
– Dịch vụ cho thuê buồng ngủ: Cho thuê buồng ngủ là
lĩnh vực kinh doanh quan trọng của khách sạn và là căn cứ cơ bản để đánh giá
chất lượng cũng như tiêu chuẩn của một khách sạn.
– Dịch vụ ăn uống: dịch vụ ăn uống là hoạt động phụ
trợ của khách sạn nhưng cũng giữ vị trí quan trọng.
–
Trong kinh doanh ăn uống, kinh doanh tiệc cưới, hội nghị,
hội thảo đối với các khách sạn hiện nay đang có xu hướng phát triển tốt.
– Các dịch vụ liên quan: các dịch vụ liên quan của
khách sạn là các dịch vụ nhằm tăng thêm doanh thu của khách sạn và đảm bảo nhu
cầu đa dạng, phong phú của khách nghỉ tại khách sạn. Các dịch vụ bổ sung thường
bao gồm: massage, karaoke, tennis, thể dục thẩm mỹ, bể bơi…
2. Chi phí kinh doanh và giá thành dịch vụ
buồng ngủ trong khách sạn
2.1. Phân loại theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí
– Theo cách phân loại này, các khoản chi phí có chung tính
chất, nội dung kinh tế được sắp xếp chung vào một yếu tố, không phân biệt chi
phí đó phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì trong kinh doanh khách sạn.
–
Do vậy, toàn bộ chi phí kinh doanh khách sạn bao gồm các yếu tố sau:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ
chi phí của các loại chi phí nguyên vật liệu mà khách sạn đã sử dụng cho hoạt
động kinh doanh du lịch như xà phòng, kem đánh răng, chè, thuốc lá…
+ Chi phí công cụ, dụng cụ: là giá trị phân bổ các
loại công cụ, dụng cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong khách sạn như khăn
trải bàn, lọ hoa, khăn tắm, chăn màn…
+ Chi phí nhân công: là khoản chi phí về tiền lương mà
khách sạn phải trả cho nhân viên phục vụ hoạt động kinh doanh khách sạn, các
khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ mà khách sạn phải trả cho nhân viên phục vụ trong
khách sạn.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm khoản trích khấu hao
TSCĐ sử dụng cho hóa đơn kinh doanh trong khách sạn
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm chi phí tiền điện,
tiền nước, điện thoại, các chi phí khác phải trả.
+ Chi phí khách bằng tiền: bao gồm các khoản chi phí
khác phát sinh bằng tiền chưa được phản ánh ở các khoản mục chi phí trên phục
vụ cho hoạt động kinh doanh trong khách sạn như chi phí tiếp khách, hội nghị…
Cách phân loại chi phí này có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí
của hoạt động kinh doanh buồng ngủ nói riêng và kinh doanh khách sạn nói chung.
Qua đó, giúp các nhà quản lý hiểu rõ về cơ cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi
phí là cơ sở phân tích tình hình đánh giá thực hiện các dự toán chi phí kinh
doanh, giúp các nhà quản trị xây dụng các kế hoạch cung ứng xây dựng vật tư,
tiền vốn và huy động, sử dụng lao động. Các phân loại này là cơ sở cho việc tập
hợp chi phí kinh doanh theo yếu tố và lập báo cáo chi phí kinh doanh theo yếu
tố.
2.2. Phân loại theo mục đích,
công dụng kinh tế của chi phí
– Theo cách phân loại này, chi phí hoạt động kinh doanh khách sạn được phân
loại theo các khoản chi phí kinh doanh có cùng công dụng kinh tế.
Theo
các phân loại này, chi phí kinh doanh khách sạn được phân chia thành các khoản
mục sau:
– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khoản mục này bao
gồm các loại chi phí như xà phòng, giấy vệ sinh, thuốc tẩy, kem đánh răng, tạp
chí… trong hoạt động kinh doanh khách sạn.
– Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản chi
phí tiền lương chính, lương phụ , các khoản có tính chất lương khác, các khoản
trích theo lương của nhân viên trực tiếp phục vụ hoạt động kinh doanh khách
sạn.
– Chi phí kinh doanh dịch vụ chung: bao gồm các khoản
mục chi phí khác ngoài 2 khoản mục chi phí trên phục vụ cho hoạt động kinh
doanh khách sạn, bao gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm khoản trích
khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động kinh doanh khách sạn; chi phí điện nước,
chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí bằng tiền khác.
2.3. Các phương pháp tính giá
thành dịch vụ khách sạn:
Tùy theo đặc điểm tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, kế toán có thể
sử dụng các phương pháp tính giá thành phù hợp với hoạt động kinh doanh khách
sạn. Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, có thể sử dụng một trong các phương
pháp tính giá sau:
a. Phương pháp tính giá thành
giản đơn
Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp) thường được áp
dụng cho từng quy trình của dịch vụ kinh doanh khách sạn, đối tượng tập hợp chi
phí phù hợp với đối tượng tính giá thành thì từ khi đó giá thành sản phẩm dịch
vụ khách sạn được tính như sau:
Tổng giá thành của dịch vụ khách sạn = Chi phí kinh doanh dịch vụ dở dang đầu
kỳ + Chi phí kinh doanh dịch vụ phát sinh trong kỳ – Chi phí kinh doanh dịch vụ
dở dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị dịch vụ khách sạn = Tổng giá thanh toán của dịch vụ khách sạn
Tổng số lượng dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ
b. Phương pháp hệ số
– Phương pháp tính giá thành theo hệ số còn gọi là phương
pháp tính giá thành quy về sản phẩm chuẩn.
Ví
dụ, đối với việc tính giá thành dịch vụ buồng ngủ trong
kinh doanh khách sạn, do nhu cầu khách du lịch ở nhiều mức độ khác nhau, nhu
cầu khách du lịch trong nước, nhu cầu khách du lịch nước ngoài… Mỗi loại khách
lại có sở thích, nhu cầu không giống nhau nên hoạt động kinh doanh buồng ngủ
thường phục vụ khách nghỉ với rất nhiều loại phòng, mỗi phòng lại chia nhiều
hạng khác nhau: phòng VIP, phòng loại 1, phòng loại 2, phòng đôi, phòng đơn…
Định mức chi phí phục vụ, đầu tư thiết bị cho mỗi loại phòng là khác nhau.
– Khi tính giá thành dịch vụ cho thuê buồng ngủ có thể tính giá thành đơn vị
cho một giường hoặc tính giá thành cho một lượt phòng ngủ căn cứ vào từng loại
phòng.
– Để tính giá thành theo hệ số, đòi hỏi phải tính được hệ số tính giá thành của
từng loại phòng và được áp dụng thống nhất. Việc xác định hệ số tính giá thành
cho từng loại phòng căn cứ vào các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật, điều kiện
trang thiết bị, vị trí phòng, mức độ phục vụ… Trong các loại phòng phục vụ,
khách sạn sẽ chọn lấy một loại phòng làm tiêu chuẩn có hệ số 1.
Sau khi xác định hệ số tính giá thành của các loại phòng, kế toán căn cứ vào số
lượt phòng thực tế cho thuê của từng loại phòng trong kỳ và hệ số tính giá
thành của từng loại phòng để tính tổng số phòng quy đổi về phòng loại 1 theo
công thức:
Tổng số phòng quy đổi thành phòng tiêu chuẩn = Tổng số ngày đêm
nghỉ thực tế tại phòng loại i x Hệ số quy đổi phòng loại i
Giá thành đơn vị phòng ngủ tiêu chuẩn được xác định:
Giá thành đơn vị phòng ngủ tiêu chuẩn = Tổng giá thanh toán
của dịch vụ buồng ngủ
Tổng số phòng quy đổi thành phòng tiêu chuẩn:
Giá
thành đơn vị phòng ngủ loại i = Giá thành đơn vị phòng ngủ tiêu chuẩn x Hệ số
quy đổi phòng loại i
Tổng
giá thành của phòng ngủ loại i = Tổng số ngày đêm nghỉ thực tế tại phòng loại i
x Giá thành đơn vị phòng ngủ loại i
Công ty CAF chúc các bạn thành công.