KẾ HOẠCH bdtX NĂM HỌC 2021-2022

         UBND HUYỆN NGHI XUÂN                                                                     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

          TRƯỜNG MN XUÂN HẢI                                                                                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

​                      ​ 

           Số: 11 /KH-TrMN                                                                                          Xuân Hải, ngày 31 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

 BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2021- 2022

  

Căn cứ Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên,  cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;

Căn cứ văn bản số 176/PGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2021 về  việc hướng dẫn thực hiện công tác  BDTX năm học 2021-2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trường mầm non Xuân Hải xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 2021 – 2022 như sau:

I. Mục đích, yêu cầu BDTX

1. Mục đích:

– Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo viên, cán bộ quản lý; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, cán bộ quản lý; nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên, cán bộ quản lý theo yêu cầu vị trí việc làm; đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non và đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.

– Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá công tác Bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên, cán bộ quản lý; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý của trường.

2. Yêu cầu:

-100% CBQL và giáo viên được bồi dưỡng đủ 120 tiết/năm học theo quy định của Bộ GD&ĐT.

 – Công tác BDTX cần tập trung vào những vấn đề mới, những năng lực mà đội ngũ CBQL và giáo viên còn thiếu hoặc yếu.

 – Công tác BDTX đảm bảo tính kế thừa và tính hệ thống giữa những nội dung đã được bồi dưỡng trong các năm học trước và năm học sau; không gây quá tải trong công tác BDTX.

 – BGH nhà trường có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả BDTX và đề xuất với cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình BDTX hàng năm cho đội ngũ CBQL và giáo viên sau khi được bồi dưỡng đủ 120 tiết/năm học.

 – Việc triển khai công tác BDTX phải gắn kết chặt chẽ với việc đánh giá, xếp loại công chức, viên chức hàng năm và đánh giá CBQL và giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và Chuẩn CBQL và đáp ứng yêu cầu khung năng lực vị trí việc làm để từng bước nâng cao năng lực đội ngũ CBQL và giáo viên.

          II. Triển khai thực hiện công tác BDTX đối với CBQL và giáo viên:

          1. Tình hình trình độ đội ngũ:

          a) CB Quản lý: 03 ( 1 Hiệu trưởng, 02 Phó hiệu trưởng):

          – Trên chuẩn: ĐH: 03

           b) Giáo viên: Tổng số: 18 ( Biên chế: 18)

          – Đạt chuẩn (CĐ): 1;  Trên chuẩn: ĐH: 17

          – Chứng chỉ tin học: 18; Chứng chỉ ngoại ngữ: 18

          2. Các văn bản liên quan:

          – Đối với BDTX cán bộ quản lý: Thông tư 11/2019/TT-BGD&ĐT  ban hành chương trình BDTX cán bộ quản lý mầm non;

           – Đối với BDTX giáo viên: Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT ban hành chương trình BDTX giáo viên mầm non;

.         – Quy chế BDTX: Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế BDTX giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên;

          3. Thời gian, thời lượng BDTX đối với CBQL và giáo viên:

          – Thời gian: Chương trình BDTX được thực hiện trong năm học và trong dịp hè hàng năm.

           – Thời lượng: Hàng năm, mỗi CBQL và giáo viên phải được bồi dưỡng đủ 3 nội dung BDTX theo quy định của Bộ GD&ĐT, với tổng thời lượng là 120 tiết/năm học (kể cả bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng theo cụm, bồi dưỡng theo tổ, theo nhóm và tự học, tự nghiên cứu).

          4. Nội dung

          a. Nội dung bồi dưỡng 0(40 tiết/năm học)

– Nội dung bồi dưỡng Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học; về đường lối, chính sách phát triển giáo dục, chương trình giáo dục, nội dung các hoạt động, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục do Bộ GD&ĐT quy định trong năm học 2021 – 2022.  Những điểm mới trong nhiệm vụ năm học và một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD&ĐT Nghi Xuân năm học 2021-2022;

– Bồi dưỡng các nội dung theo công văn 361/KH- BGD ĐT ngày 07/4/2021.

          +  Bồi dưỡng các năng lực: Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non; năng lực hỗ trợ tư vấn cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non xây dựng kế hoạch tự học, tự phát triển năng lực quản trị nhà trường;

          + Bồi dưỡng cập nhật những quy định, yêu cầu nhiệm vụ mới liên quan quan đến giáo dục mầm non;

          + Bồi dưỡng cập nhật những kiến thức, kỷ năng trên cơ sở các nội dung trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên mầm non theo quy định của Bộ giáo dục Đào tạo;

 

Thời gian

Nội dung bồi dưỡng

Hình thức

Thời gian (tiết)

Đơn vị thực hiện

Tháng

8/2021

 Học tập bồi dưỡng chính trị hè và nhiệm vụ năm học 2021 – 2022.

 

Tập trung

 

40 tiết

 

PGD&ĐT

 

 

          b. Nội dung bồi dưỡng 02(40 tiết/năm học)

Nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục mầm non của địa phương, thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục mầm non địa phương do Sở giáo dục quy định cụ thể từng năm: (Theo công kế hoạch 256/KH-SGDĐT ngày 26/02/2021 của sở Giáo dục và Đào Tạo hà Tĩnh)

– Công tác truyền thông và ứng dụng CNTT  trong cơ sở giáo dục mầm non; hướng dẫn cập nhật phần mềm vào cơ sở Dữ liệu và thống kê số liệu trong GDMN;

– Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non;

– Công tác tự đánh giá cơ sở giáo dục mầm non

– Hướng dẫn hình thức tổ chức bữa ăn; xây dựng ngân hàng thực đơn

– Thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi bổ sung theo kế hoạch của Bộ

– Hướng dẫn sử dụng sản phẩm của trẻ để xây dựng môi trường giáo dục nhằm giảm áp lực trong việc làm đồ dùng đồ chơi cho giáo viên mầm non

– Hướng dẫn xây dựng xây dựng giáo án theo hướng mở đáp ứng với năng lực của giáo viên, nhu cầu của trẻ, thực tế nhà trường, địa phương

 

Thời gian

Nội dung bồi dưỡng

Hình thức

Thời gian (tiết)

Đơn vị thực hiện

 

 

 

Tháng 8/2021

 

Công tác truyền thông và ứng dụng CNTT  trong cơ sở giáo dục mầm non; hướng dẫn cập nhật phần mềm vào cơ sở Dữ liệu và thống kê số liệu trong GDMN;

– Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non;

– Công tác tự đánh giá cơ sở giáo dục mầm non

– Hướng dẫn hình thức tổ chức bữa ăn; xây dựng ngân hàng thực đơn

– Thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi bổ sung theo kế hoạch của Bộ

– Hướng dẫn sử dụng sản phẩm của trẻ để xây dựng môi trường giáo dục nhằm giảm áp lực trong việc làm đồ dùng đồ chơi cho giáo viên mầm non

– Hướng dẫn xây dựng xây dựng giáo án theo hướng mở đáp ứng với năng lực của giáo viên, nhu cầu của trẻ, thực tế nhà trường, địa phương

Tập trung

40 tiết

PGD&ĐT

 

          c. Chương trình bồi dưỡng 3: (40 tiết/năm học).

          Chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường theo yêu cầu vị trí việc làm.

Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị, nhà trường triển khai cho CBQL và giáo viên tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm để đăng ký và xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng cho bản thân; Nhà trường căn cứ vào các module của giáo viên đăng ký và xây dựng kế hoạch cụ thể để định hướng thời gian cho CBQL và giáo viên thực hiện trong năm học 2021 – 2022.

*Các Module cán bộ quản lý đăng ký học tập trong năm học 2021-2022:       

           

Yêu cầu bồi dưỡng theo Chuẩn

Mã mô đun

Tên và nội dung chính của mô đun

Yêu cầu cần đạt

Thời lượng (tiết)

Lý thuyết

Thực hành

I. Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

II. Tiêu chuẩn

2. Quản trị nhà trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QLMN 1

Rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp của người CBQL trong cơ sở GDMN

1. Vai trò của phẩm chất nghề nghiệp của người CBQL cơ sở GDMN đối với công tác quản trị cơ sở GDMN.

2. Những yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp của người CBQL cơ sở GDMN trong thời đại mới. 3. Những giải pháp rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp cho CBQL cơ sở GDMN đáp ứng yêu cầu của đổi mới GDM

 Phân tích được những yêu cầu cơ bản về phẩm chất nghề nghiệp của người CBQL đối với công tác quản trị cơ sở GDMNVận dụng kiến thức được trang bị vào tự đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân đối với các yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp của người CBQL cơ sở GDMN hiện nay

– Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN trong việc rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp cho bản thân

10

10

QLMN   5

GDMN trong bối cảnh đổi mới

1. Các xu hướng đổi mới trong GDMN hiện nay.

2. Vai trò, trách nhiệm của người CBQL trong bối cảnh đổi mới.

3. Khó khăn, thuận lợi và định hướng phát triển nghề nghiệp của người CBQL trong bối cảnh đổi mới hiện na

 Phân tích được các xu hướng đổi mới trong GDMN hiện nay, vai trò, trách nhiệm của người CBQL cơ GDMN trong bối cảnh đổi mới.

– Vận dụng được các kiến thức trang bị trong phát triển nghề nghiệp của người CBQL cơ sở GDMN trong bối cảnh đổi mới. Ứng dụng triển khai các phương pháp quản lý giáo dục theo xu thế phát triển thời đại;

– Xây dựng được định hướng phát triển nghề nghiệp của bản thân và hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

10

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V. Tiêu chuẩn

5. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin

QLMN 8

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn hiệu quả ở cơ sở GDMN

1. Vai trò của sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN.

2. Các hình thức sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN.

3. Các bước xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp và hình thức sinh hoạt chuyên môn hiệu quả ở cơ sở GDMN.

 4. Thực hành xây dựng kế hoạch và tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo các mô hình và nội dung phù hợp.

– Phân tích được lý luận cơ bản về sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN: vai trò, các hình thức sinh hoạt chuyên môn, sự cần thiết phải tổ chức sinh hoạt chuyên môn hiệu quả ở cơ sở GDMN

– Vận dụng các kiến thức được trang bị trong đánh giá thực trạng sinh hoạt chuyên môn. Từ đó chỉ ra được các hình thức sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả ở cơ sở GDMN.

 – Xây dựng được kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn hiệu quả ở cơ sở GDMN và hỗ trợ CBQL cơ sở GDMN trong việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn hiệu quả.

10

10

 

 QLMN

36

Sử dụng hiệu quả các công cụ, phương tiện truyền thông trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong cơ sở GDMN

1. Các công cụ, phương tiện truyền thông trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong cơ sở GDMN

2. Kỹ năng sử dụng hiệu quả các công cụ, phương tiện truyền thông trong công tác giáo dục trẻ em.

3. Các giải pháp sử dụng hiệu quả các công cụ, phương tiện truyền thông trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong cơ sở GDMN.

– Phân tích được sự cần thiết của việc sử dụng hiệu quả các công cụ, phương tiện truyền thông trong chăm sóc, giáo dục trẻ trong cơ sở GDMN.

– Vận dụng các kiến thức đã được trang bị để đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ, phương tiện truyền thông trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Từ đó đề xuất biện pháp sử dụng hiệu quả các công cụ, phương tiện truyền thông trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

– Xây dựng kế hoạch sử dụng hiệu quả công cụ, phương tiện truyền thông trong công tác giáo dục trẻ trong cơ sở GDMN và chia sẻ với CBQL về sử dụng hiệu quả công cụ phương tiện truyền thông trong nhà trường.

10

10

*Các Modul giáo viên đăng ký học tập trong năm học 2021-2022:

 

Yêu cầu bồi dưỡng theo Chuẩn

Mã mô đun

Tên mô đun

Nội dung chính

của mô đun

Thời gian thực hiện (tiết)

Lý, thuyết

Thực hành

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn nghiệp vụ sư phạm

GVMN

4

Sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN

1. Mục đích, vai trò của sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN.

2. Nội dung, các hình thức và phương pháp sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN.

3. Hướng dẫn đổi mới và nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN.

– Phân tích được vai trò của sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN đối với việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN.

– Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN.

– Đề xuất biện pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN.

10

10

GVMN

6

Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

1. Cơ sở khoa học của quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong GDMN.

2. Hướng dẫn vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong xây dựng môi trường giáo dục.

3. Hướng dẫn vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng kế hoạch, thực hiện và đánh giá các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Phân tích được cơ sở khoa học của quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm trong GDMN.

– Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạng theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm ở cơ sở GDMN.

– Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm ở cơ sở GDMN.

GVMN, kỹ năng làm việc với cấp trên đồng nghiệp và cha mẹ trẻ.

10

10

GVMN

7

Phát triển Chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương

1. Khái niệm Chương trình giáo dục, phát triển Chương trình giáo dục của cơ sở GDMN.

2. Sự cần thiết và yêu cầu đối với phát triển Chương trình giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương.

3. Hướng dẫn phát triển Chương trình giáo dục của cơ sở GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương.

1. Phân tích được sự cần thiết và yêu cầu của phát triển Chương trình giáo dục ở các cơ sở GDMN trong bối cảnh hiện nay.

2.Vận dụng kiến thức được trang bị để phát triển Chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương.

3. Hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển Chương trình giáo dục tại cơ sở GDMN.

10

10

GVMN

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GNMN

22

Tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm

1. Đặc điểm phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội của trẻ em, mục tiêu và kết quả mong đợi theo Chương trình GDMN.

2. Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ em.

3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.

Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên liệu địa phương

1. Vị trí, vai trò của đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo từ nguyên liệu địa phương.

2. Yêu cầu sư phạm đối với đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo.

3. Hướng dẫn làm một số đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên vật liệu địa phương

4. Thực hành làm một số đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo

Phân tích được cơ sở lý luận của phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.

– Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạng và phát hiện các hạn chế trong tổ chức hoạt động phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.

– Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN.

 

– Phân tích được những yêu cầu sư phạm của các đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ nguyên liệu địa phương.

– Vận dụng kiến thức được trang bị vào thiết kế, thực hiện một số đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu địa phương.

– Hỗ trợ đồng nghiệp làm một số đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu địa phương tại cơ sở GDMN.

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

05

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Tiêu chuẩn 3 Xây dựng môi trường giáo dục

GVMN

24

Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em lứa tui mầm non

1. Một số vấn đề chung về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em.

2. Nguyên tắc, quy trình, phương pháp xây dựng môi trường vật chất và tâm lý xã hội trong nhóm, lớp đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em.

3. Thực hành xây dựng môi trường vật chất và tâm lý xã hội trong nhóm/ lớp đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em.

Phân tích được cơ sở khoa học và pháp lý của việc xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em.

– Vận dụng kiến thức được trang bị vào tổ chức xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em trong nhóm, lớp.

– Hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ tại cơ sở GDMN

 

.

10

10

Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc và công nghệ thông tin; thể hiện khả năng nghệ thuật trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

GVMN

33

Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở GDMN

1. Vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở GDMN.

2. Hướng dẫn sử dụng CNTT trong nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong cơ sở GDMN.

3. Thực hành sử dụng 1 số phần mềm thông dụng trong nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở GDMN.

 Phân tích được vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em.

– Vận dụng kiến thức được trang bị để ứng dụng CNTT vào hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em ở cơ sở GDMN.

– Hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong chăm sóc, giáo dục trẻ em.

10

10

 

* Lịch học các module tự chọn và báo cáo, kiểm tra, đánh giá tổng kết năm 2021 – 2022:

Thời gian.

Nội dung công việc

Người thực hiện

 

 

Tháng

10+11+12/2021

 

Bồi dưỡng tự chọn nội dung Chương trình bồi dưỡng 03:

– QLMN 1: Rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp của người CBQL trong cơ sở GDMN”

– QLMN 8: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn hiệu quả ở cơ sở GDMN

 

 

 

– CBQL

 

 – GVMN 4: Sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN

– GVMN 6: Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

– GVMN 15: Tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm

– GVMN 22: Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên liệu địa phương

 

– Giáo viên

 

 

Tháng  01+02+03/2022

 

 – QLMN 05: GDMN trong bối cảnh đổi mới

QLMN 36: Sử dụng hiệu quả các công cụ, phương tiện truyền thông trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong cơ sở GDMN

 

– CBQL

 

 

– GVMN 07: Phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương.

GVMN 24: Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em lứa tuổi mầm non

– GVMN 33: Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở GDMN

-Giáo viên

 

 

 

 

 

Tháng 04/2022

 

 

– Báo cáo kết quả BDTX

– Các tổ trưởng báo cáo kết quả BDTX của tổ

– BGH nghiệm thu, đánh giá kết quả BDTX của CBQL+ giáo viên trong trường. Lập hồ sơ đề nghị Phòng Giáo dục và đào tạo cấp giấy chứng nhận. Tổng kết BDTX năm học 2021-2022.

– CBQL và giáo vên;

-Tổ trưởng chuyên môn;

-Ban giám hiệu nhà trường

 

 

III. Phương pháp và loại hình tổ chức Bồi dưỡng thường xuyên

1. Phương pháp tổ chức bồi dưỡng thường xuyên:

Thực hiện bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, tăng cường tự học, phát huy tính tích cực, chủ động và tư duy sáng tạo của giáo viên, cán bộ quản lý; tăng cường thực hành tại trường, thảo luận, trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa báo cáo viên với giáo viên và cán bộ quản lý, giữa giáo viên với giáo viên và giữa cán bộ quản lý với nhau.

2. Loại hình tổ chức Bồi dưỡng thường xuyên:

a) Tập trung: Thực hiện bồi dưỡng tập trung; hướng dẫn giáo viên, cán bộ quản lý tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung Bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng nhu cầu của giáo viên, cán bộ quản lý trong học tập Bồi dưỡng thường xuyên; tạo điều kiện cho giáo viên, cán bộ quản lý có cơ hội được trao đổi, chia sẻ, thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng thực hành.

Thời lượng, số lượng giáo viên, cán bộ quản lý tham gia học tập bồi dưỡng tập trung được thực hiện theo phân cấp quản lý nhưng phải bảo đảm các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên và các quy định tại Quy chế.

b) Từ xa: Thực hiện bồi dưỡng từ xa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng internet cho giáo viên, cán bộ quản lý bảo đảm các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên và các quy định tại Quy chế.

IV. Đánh giá và xếp loại bồi dưỡng thường xuyên

1. Đánh giá việc vận dụng kiến thức Bồi dưỡng thường xuyên vào thực tiễn dạy học, giáo dục trẻ em; thực tiễn quản lý tại trường. Đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) đảm bảo đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên và quy định tại Quy chế.

2. Bài kiểm tra lý thuyết, thực hành chấm theo thang điểm 10 và đạt yêu cầu khi đạt điểm từ 05 trở lên.

3. Xếp loại kết quả:

a) Hoàn thành kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên khi thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng; hoàn thành đủ các bài kiểm tra với kết quả đạt yêu cầu trở lên theo quy định về đánh giá xếp loại Bồi dưỡng thường xuyên;

b) Không hoàn thành kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên, cán bộ quản lý không đáp ứng được các yêu cầu theo quy định. Không hoàn thành đủ các bài kiểm tra hoặc kết quả các bài kiểm tra không đạt yêu cầu.

4. Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên thì được cấp chứng chỉ hoàn thành kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên. Kết quả đánh giá Bồi dưỡng thường xuyên được lưu vào hồ sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý.

V. Qui định hồ sơ cá nhận và thực hiện lưu trữ hồ sơ tại trường:

1. Cá nhân:

– Sổ học tập bồi dưỡng thường xuyên;( ghi chép ngắn gọn các nội dung bồi dưỡng bản thân  thấy thiết thực nhất)

– Kế hoạch cá nhân;

– Tài liệu theo từng nội dung quy định;

– Minh chứng  về  hiệu quả vận dụng  nội dung BDTx vào thực tế   dạy học: kế hoạch  bài dạy đã áp dụng nội dung BDTX, các tiết dạy được Ban chỉ đạo dự giờ đánh giá, các minh chứng khác, hoặc Bài khảo sát đánh giá kết quả( nếu có);

– Giấy chứng nhận kết quả BDTX

2. Trường:

Lưu văn bản chỉ đạo các cấp;

          – Quyết định thành lập ban chỉ đạo BDTX;

          – Kế hoạch BDTX của trường;

          – Biên bản kiểm tra  việc thực hiện công tác BDTX của CBQL, GV( có bảng điểm kết quả BDTX)

  • Báo cáo công tác BDTX hàng năm

     VI. Cấp chứng chỉ Bồi dưỡng thường xuyên

     Việc cấp chứng chỉ Bồi dưỡng thường xuyên thực hiện theo quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức do Phòng giáo dục và đào tạo cấp).

          VII. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng:

          – Xây dựng kế hoạch BDTX cho giáo viên của nhà trường.

          – Hướng dẫn cho giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX cá nhân.

          – Phê duyệt kế hoạch BDTX của giáo viên và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX cho giáo viên của nhà trường.

          – Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của giáo viên trong trường về Phòng giáo dục và Đào tạo theo qui định.

          – Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong thực hiện công tác bồi dưỡng.   

          2. Trách nhiệm của Tổ trưởng chuyên môn

          – Kiểm tra giáo viên tổ mình việc thực hiện các quy định về BDTX của nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục.

          – Giám sát việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của tổ

3. Trách nhiệm của giáo viên

          – Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt, thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về BDTX của nhà trường.

          – Báo cáo tổ trưởng của tổ mình, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.

4 . Thời lượng thực hiện từng nội dung bồi dưỡng:

* Mỗi CBQL, giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng 120 tiết/năm học.

           – Nội dung bồi dưỡng 1: 40 tiết/năm học;

           – Nội dung bồi dưỡng 2: 40 tiết/năm học;

           – Nội dung bồi dưỡng 3: 40 tiết/năm học.

            Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường. Được cán bộ quản lý và  giáo viên lựa chọn các nội dung học (các module MN) được thống nhất thông qua và xây dựng thành kế hoạch BDTX chung trong năm học 2021-2022./               

 

Nơi nhận:

Phòng GDĐT( để B/c);

– BGH, các tổ chuyên môn ( t/h);

– Lưu: VT.

             HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

           Nguyễn Thị Linh