KẾ HOẠCH XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC NĂM HỌC 2021-2022

 

  PHßng GD&ĐT ViÖt Yªn          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH quang chÂU                    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      

 

          Số:     /KH-THQC                               Quang Châu, ngày     tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

Thực hiện xã hội hóa giáo dục năm học 2021 – 2022

  

 

          Thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/04/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao;

          Trường tiểu học Quang Châu, xây dựng kế hoạch thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong năm học 2021-2022 như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Trong những năm qua, công tác xã hội hóa giáo dục đã được toàn xã hội quan tâm, từng bước phát triển đáng kể, đóng góp một phần quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của xã nhà.

Các cấp, các ngành và đoàn thể đã phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm thực hiện đạt mục tiêu giáo dục “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ” phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

          Quang Châu là một xã có sản xuất nông nghiệp là nghề truyền thống lâu đời. Ngày nay do làm tốt công tác thủy lợi và áp dụng các tiến bộ KHKT nên năng xuất lao động tăng, đời sống nhân dân được cải thiện. Ngoài ra khu công nghiêp trên địa bàn xã rất phát triển, 80% số lao động trong độ tuổi tham gia làm công nhân.

Học sinh được gia đình và xã hội quan tâm, đi học đúng độ tuổi.

II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

          Làm chuyển biến nhận thức của các cấp tổ chức Đảng chính quyền, đoàn thể, các ngành, các tổ chức kinh tế, xã hội mọi cá nhân, tập thể, cộng đồng về vị trí, vai trò quan trọng của xã hội hóa giáo dục trong quá trình phát triển của xã Quang Châu; xác định rõ vai trò trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

          1. Xây dựng hội đồng giáo dục xã vững mạnh

          – Tham mưu với ban thường trực hội đồng giáo dục củng cố nhân sự, xây dựng kế hoạch, các giải pháp thực hiện các tiêu chí đặt ra.

          – Đề xuất các giải pháp khả thi, tham mưu cấp ủy, Ủy ban nhân dân về quy chế làm việc của hội đồng giáo dục.

          – Tổ chức họp định kỳ để sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng cho thời gian tới.

          2. Xây dựng chi hội khuyến học của trường vững mạnh

          – Củng cố chi hội khuyến học, kết hợp ban đại diện CMHS trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, tuyên truyền, vận động nguồn nội, ngoại lực cho sự nghiệp giáo dục của trường.

          – Triển khai sâu rộng tầm quan trọng công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường. Phân công trách nhiệm rõ ràng của các thành viên trong từng tiểu ban, giao chỉ tiêu thực hiện cụ thể.

          – Giao chỉ tiêu mỗi hội viên đỡ đầu 1 học sinh có hoàn cảnh khó khăn về vật chất, tinh thần.

          – Tham gia vận động chăm lo học sinh của lớp chủ nhiệm.

          – Vận động quần chúng nơi cư trú tham gia đóng góp cho công tác giáo dục.

          – Vận động giáo viên thực hiện tốt khẩu hiệu “Sống có trách nhiệm, tích cực thi đua dạy tốt, học tốt”

3. Thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm trong năm học

Thực hiện triệt để công tác tuyển sinh tất cả trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt tỷ lệ 100%.

Thực hiện công tác tham mưu, phối hợp với các đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh, hội khuyến học đảm bảo duy trì sĩ số và hạ thấp tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hàng năm.

Duy trì và phát huy thành quả công tác phổ cập giáo dục tiểu học.

          Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường, duy trì phát huy thành quả công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém.

          Đầu tư cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa, ưu tiên việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh, tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập.

          Trường tổ chức và thực hiện tốt theo tinh thần Chỉ thị 40 – CT/TW, thực hiện tốt Quyết định 16/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đạo đức nhà giáo.

          4. Tăng cường công tác phối hợp, huy động nguồn lực xã hội

Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã và các cơ quan hữu quan huy động tối đa các nguồn lực xã hội,các nhà hảo tâm và cả cha mẹ học sinh để góp phần tích cực vào việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Vận động phát triển quỹ khuyến học giúp học sinh nghèo hiếu học, học sinh có hoàn cảnh bất hạnh, nghèo, neo đơn…. Huy động tối thiểu các nguồn lực về cho nhà trường phục vụ việc chỉnh trang trường lớp, khen thưởng giáo viên và học sinh đạt thành tích xuất sắc, giúp đỡ học sinh nghèo.

Tuyên truyền về công tác xã hội hóa qua các buổi họp của hội CMHS đầu năm, cuối kỳ I, cuối năm, rút kinh nghiệm, đề ra phương hướng cho năm học tới.

5. Phương thức vận động XHH

Vận động theo hình thức tự nguyện từ phía PHHS.

Vận động các nhà tài trợ

Huy động sự ủng hộ của PHHS (hình thức tự nguyện, mức tiền tối đa không quá 150.000đ)

Tổng số HS khoảng 1.100 HS

Tổng kinh phí dự kiến thu được 150.000.000đ

Thời gian huy động: năm học 2021 – 2022.

6. Dự kiến chi từ nguồn xã hội hoá GD

Lát lại toàn bộ nền gạch quanh sân bóng, dọn sửa sân bóng, đổ bê tông các nắp cống thoát nước thải…..

 

 

 

    30,000,000

Mua mới bục phát biểu để văn  phòng

 

 

 

      2,500,000

Bàn đánh bóng bàn cho HS tập luyện

 

 

 

      6,500,000

Vẽ tranh trí bên trong lớp và bên ngoài lớp (tùy theo số tiền ủng hộ thu được mà vẽ trang trí 1 số lớp bên trong trước…)

 

 

 

    33,000,000

Lắp mỗi khối 1 phòng có thiết bị học trực tuyến

5

 

     2,000,000

    10,000,000

Sửa chữa, thay thế thiết bị phòng vi tính phục vụ dạy học

 

 

 

    15,000,000

Làm mới nhà để xe cho học sinh khu Quang Biểu

 

 

 

    35,000,000

Thay thế, sửa chữa bóng điện, quạt các lớp học 2 khu

 

 

 

    18,000,000

 

1. Mua 70 bộ bàn ghế HS, 4 bàn giáo viên

2. Mua 2 tủ đồ dùng cho 2 phòng học mới khu TT

3. Sửa chữa, bổ sung hệ thống bảng biểu khẩu hiệu 2 khu

4. Sửa chữa, thay thế thiết bị phòng vi tính phục vụ dạy học

5. Lắp phông nhà đa năng khu Quang Biểu

6. Sửa chữa bàn ghế HS, cửa sổ, cửa chính, bóng điện, quạt trần các lớp học 2 khu.

Tổng chi dự kiến 150 000 000 đồng.

IV. NGUYÊN TẮC VẬN ĐỘNG XHH

Lợi ích: Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy lợi ích chung của cá nhân, tập thể cũng như của xã hội.

Chức năng nhiệm vụ: Nhà trường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ chức,… đều có những chức năng và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác.

Dân chủ: tạo môi trường công khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về giáo dục và nhà trường hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” các hoạt động XHHGD để mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực.

Luật pháp: XHHGD phải tuân thủ pháp luật Nhà nước, có nghĩa là cần dựa trên cơ sở pháp lý. Ngược lại, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội,… cũng cần có những cơ sở pháp lý để triển khai cũng như để tham gia huy động nguồn lực cho giáo dục.

Phù hợp và thích ứng: Cán bộ quản lý giáo dục phải biết lựa chọn thời gian thích hợp nhất để đưa ra một chủ trương XHHGD. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này là phải xây dựng cho được kế hoạch cụ thể và kế hoạch mang tính định hướng.

Truyền thống, tình cảm: là sự khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, tôn trọng đạo lý, đề cao sự học, đề cao giá trị của học vấn… của mỗi gia tộc, dòng họ; niềm tin của cá nhân vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục, của từng nhà trường để có thể huy động nhiều nguồn lực khác nhau chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Kết hợp ngành – lãnh thổ: cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa phương và ngành giáo dục, “nhà trường gắn liền với xã hội”.

Giao tiếp: Có hai con đường giao tiếp đó là con đường chính thức (các văn bản, công văn, đề nghị…) và con đường không chính thức (thông qua nguyên tắc truyền thống và tình cảm).

Kế hoạch hóa: kế hoạch hóa là một trong bốn chức năng quản lý và là một chức năng mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người Hiệu trưởng. Kế hoạch XHHGD được xây dựng trên một số yếu tố sau: Mục tiêu của việc huy động xã hội; xác định đối tượng huy động; Kết quả dự kiến đối với từng đối tượng; thời gian thích hợp nhất; Nguyên tắc ưu tiên để sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện huy động; Sự phân công một số thành viên trong chủ thể huy động; chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể.

III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

          Lãnh đạo nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt trên cơ sở phối hợp với các ban ngành đoàn thể xã trong quá trình tổ chức thực hiện.

Thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền rộng rãi trong toàn xã hội các chủ trương, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư trong công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương.

          Từng cán bộ giáo viên nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là điều kiện quan trọng để thực hiện tốt công tác xã hội hóa hoạt động giáo dục.

          Nhà trường tiến hành sơ, tổng kết đánh giá kết quả đạt được và đề xuất giải pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo.

          Tổ chức học tập giao lưu rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện, tổ chức tốt việc tuyên dương khen thưởng những tập thể cá nhân thực hiện tốt công tác xã hội hóa hoạt động giáo dục.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          Lãnh đạo nhà trường thực hiện tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã triển khai kế hoach thực hiện công tác xã hội hóa hoạt động giáo dục của địa phương trong năm học 2020-2021.

          Tham mưu địa phương thực hiện kiện toàn củng cố hoạt động của Hội đồng giáo dục, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học.

          Xây dựng tốt công tác phối hợp giữa trường, các đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học trong quá trình thực hiện.

          Thực hiện tốt công tác thống kê, thông tin, tổng hợp báo cáo đúng quy định, thực hiện nghiệm túc công tác công khai hóa-dân chủ hóa trong thu chi.

          Trên đây là kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào xã hội hóa hoạt động giáo dục của trường năm học 2020-2021, tùy thời điểm nhất định nhà trường sẽ cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt nhất.

                                                                                    HIỆU TR­ëng

Nơi nhận:

  – UBND xã (để báo cáo);

  – Các đoàn thể (phối hợp);

  – Ban đại diện CMHS, Khuyến học (phối hợp);

  – Lưu VT.