KẾ HOẠCH Thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
PHÒNG GD&ĐT TX KỲ ANH
TRƯỜNG TH&THCS KỲ NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Kỳ Nam, ngày 10 tháng 9 năm 2018
KẾ HOẠCH
Thực hiện cuộc vận động:
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Căn Cứ chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Căn cứ sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng về việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đối với toàn thể cán bộ – giáo viên – nhân viên trong nhà trường.
Trường TH&THCS Kỳ Nam, đề ra kế hoạch triển khai cuộc vận động như sau:
I.
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Mục đích:
– Làm cho toàn thể CB-GV của Nhà trường nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và những giá trị to lớn về tấm gương đạo đức của Bác, từ đó tạo sự chuyển biến sâu sắc trong tư tưởng, đạo đức của mỗi cán bộ – giáo viên – nhân viên trong nhà trường, củng cố lòng yêu ngành, yêu nghề, thực hiện “Mỗi thầy – cô giáo, mỗi cán bộ – nhân viên của nhà trường là tấm gương sáng” về mặt đạo đức cách mạng cho học sinh noi theo.
– Tạo sự chuyển biến sâu sắc trong các mặt hoạt động và công tác của mỗi cá nhân, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ với nghề nghiệp từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, tích cực trong mọi hoạt động vì mục tiêu chung của nhà trường.
– Nâng cao ý thức chấp hành kỷ cương, nề nếp, thực hành tiết kiệm và ý thức chấp hành luật pháp, tình yêu thương gắn bó, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong toàn
thể cán bộ – giáo viên – nhân viên của trường.
2. Yêu cầu:
– Phổ biến, triển khai sâu rộng đến từng tổ chức, đoàn thể và đến từng cán bộ – giáo viên – nhân viên.
– Sau thời gian triển khai, phát động phải có tổng hợp, nhận xét, đánh giá đối với đơn vị và cá nhân cụ thể.
II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI:
1.Công tác tư tưởng:
a. Đối với giáo viên
:
Trên tinh thần yêu ngành, yêu nghề, tận tụy hết lòng với công tác giảng dạy, vì sự nghiệp cao cả “Trồng người”, vì sự hiểu biết và nâng cao nhận thức của học sinh, để nâng cao chất lượng giờ dạy, chất lượng giáo dục. Đồng thời tự tu dưỡng rèn luyện đạo đức tác phong, ý thức chấp hành luật pháp, chấp hành qui chế, nội quy, quy chế của nhà trường.
b. Đối với cán bộ – nhân viên:
Nêu cao ý thức trách nhiệm trong công tác, lấy chất lượng của công việc là mục tiêu cho mọi hành động. Yên tâm công tác, hết lòng vì nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của học sinh, hoàn thành tốt các công việc được giao, đồng thời không ngừng cải tiến nội dung, hình thức và phương pháp làm việc, nhằm đảm bảo tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2. Việc làm và hành động cụ thể:
a.
Đối với giáo viên:
– Nâng cao chất lượng giờ dạy, tích cực soạn giáo án, chuẩn bị kỹ bài trước khi lên lớp. Đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao năng lực sư phạm, giúp học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực làm việc độc lập cũng như năng lực làm việc tổ, nhóm. Gắn liền nội dung bài giảng với thực tiễn và phát triển khả năng vận dụng vào thực tiễn của học sinh.
– Nâng cao ý thức tự học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ của bản thân nằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Xây dựng lòng say mê nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học sinh làm tốt công tác tự học và tính độc lập, tự giác.
– Kiên quyết loại trừ và đấu tranh có hiệu quả với các hiện tượng tiêu cực trong học tập và thi cử, xóa bỏ căn bệnh thành tích trong giáo dục.
– Chấp hành tốt nội quy, quy chế của nhà trường, ra vào lớp đúng giờ, giảng dạy đúng khối lượng, đúng tiến độ kế hoạch và đúng tác phong sư phạm. Thực hiện tốt các qui trình lên lớp, cho điểm và thực hành tiết kiệm. Không ngừng bồi dưỡng khả năng am hiểu về pháp luật, chấp hành tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
b. Đối với cán bộ – nhân viên:
– Thực hiện tốt lời dạy của Bác “Cần – Kiệm – Liêm chính – chí công vô tư”, bằng những việc làm cụ thể:
– Luôn cần mẫn với công việc, lấy chất lượng, hiệu quả công việc làm mục tiêu phấn đấu, nhằm hoàn thành tốt mọi công việc được giao, giải quyết một cách thỏa đáng các yêu cầu công việc của công tác dạy và học đặt ra, không đùn đẩy trách nhiệm và né tránh công việc. Đồng thời triệt để thực hành tiết kiệm điện, nước và các loại vật tư, văn phòng phẩm thường dùng hàng ngày.
– Không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy, luôn cải tiến nội dung, phương pháp làm việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác.
Kiên quyết đấu tranh và loại bỏ các hành vi tiêu cực trong học tập, thi cử, loại bỏ căn bệnh thành tích, hành chính, quan liêu. Luôn gần gần gũi, thân hữu với đồng nghiệp và luôn chú ý lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tình cảm chính đáng của học sinh, kịp thời đề ra các biện pháp giải quyết đúng đắn hoặc đề xuất với lãnh đạo những giải pháp cần thiết.
Chấp hành tốt nội quy, quy chế của nhà trường, đi làm đúng giờ, chỉ ra về khi hoàn toàn yên tâm với mọi công việc đã được giải quyết thỏa đáng.
– Không ngừng học hỏi, nâng cao nhận thức về chính sách, đường lối giáo dục của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà trường và của xã hội.
3. Đối tượng thực hiện cuộc vận động:
Toàn thể Cán bộ – giáo viên – nhân viên của nhà trường.
III. TIẾN ĐỘ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN:
Bước 1:
từ tháng 9 đến tháng 12/2018
Phổ biến mục đích, yêu cầu và triển khai nội dung của cuộc vận động đến từng tổ chức, đoàn thể, từng cán bộ – giáoviên – nhân viên trong nhà trường, làm cho từng cá nhân nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa, giá trị của cuộc vận động, từ đó chuyển thành ý thức tự giác trong giảng dạy và công tác.
Bước 2:
từ tháng 01/2019 đến tháng 5/2019 (Thời gian thực hiện cuộc động).
Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, điều chỉnh các mặt hoạt động theo mục đích, yêu cầu đã đề ra.
Bước 3
: tháng 6, tháng 7/2019.
Tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện, những nhân tố tích cực, các cá nhân có nhiều chuyển biến tốt, đồng thời chỉ ra các hạn chế và các bài học kinh nghiệm cho các giai đoạn tiếp theo (lồng gép vào công tác tổng kết các hoạt động của Nhà trường trong năm học).
HIỆU TRƯỞNG