KẾ HOẠCH Số: 1545/KH-SGDĐT Tổ chức dạy học trực tuyến đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh …

Tập tin đính kèm

Trình duyệt không hỗ trợ iframe.

KẾ HOẠCH
Tổ chức dạy học trực tuyến đảm bảo công tác phòng,
chống dịch bệnh Covid-19 năm học 2021-2022
Căn cứ Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo (GDĐT) Quy định về quản và tổ chức dạy học trực tuyến trong
cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên;
Căn cứ vào Quyết định số 2188/QĐ-UBND ngày 25/8/2021 của UBND
tỉnh Lâm Đồng về việc Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022
đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ
đạo quốc gia về Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính
tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19;
Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 02/8/2021 của Tỉnh ủy Lâm Đồng
về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng và Công văn số 5590/UBND-VX3 ngày 08/8/2021 của UBND tỉnh Lâm
Đồng về việc yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm, đầy đủ những nội dung chỉ đạo
của tỉnh về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Triển khai Công văn số 1524/SGDĐT-GDTH ngày 31/8/2021 của Sở
GDĐT về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2021 – 2022 và
Công văn số 1536/SGDĐT-GDTrH ngày 01/9/2021 của Sở GDĐT về việc
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022;
Sở GDĐT Lâm Đồng xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến đảm bảo
công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong các cơ sở giáo dục phổ thông
và cơ sở giáo dục thường xuyên năm học 2021-2022 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
– Bảo đảm an toàn trường học; chủ động, linh hoạt thực hiện chương trình,
kế hoạch năm học để ứng phó với diễn biến khó lường của dịch Covid-19.
– Tạo điều kiện học sinh học chương trình giáo dục phổ thông trong thời
gian nghỉ học ở trường để phòng, chống Covid-19.
– Hướng dẫn hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ
thông để các cơ sở giáo dục phổ thông đảm bảo chất lượng dạy học và hoàn
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
Số: 1545/KH-SGDĐT Lâm Đồng, ngày 01 tháng 9 năm 2021
2
thành chương trình giáo dục phổ thông trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn
còn diễn biến phức tạp.
– Phát triển năng lực tự học của học sinh và nâng cao kỹ năng tổ chức dạy
và học qua internet của giáo viên và học sinh.
– Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức,
hỗ trợ học sinh trong học tập.
– Thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản
lý giáo dục của các cấp theo lộ trình, bao gồm ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh
giá; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quá trình dạy học và quản trị
nhà trường.
2. Yêu cầu
– Đối với CBQL các đơn vị: Chuẩn bị các điều kiện, thống nhất, hoàn
thiện việc lựa chọn các ứng dụng để triển khai tại đơn vị; tổ chức xây dựng
video, học liệu điện tử để dung chung; xây dựng kế hoạch tập huấn, triển khai
thực hiện, quản lý và điều hành việc dạy học trực tuyến.
– Đối với giáo viên: Có kỹ năng xây dựng và lựa chọn video, học liệu điện
tử. Phải tích cực ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học, sử dụng cơ bản thành
thạo các ứng dụng, phần mềm dạy học đã được tập huấn.
– Đối với học sinh: Có máy tính hoặc thiết bị thông minh kết nối internet
ổn định. Tham gia học tập và hoàn thành làm bài kiểm tra đầy đủ theo hướng
dẫn của giáo viên.
– Đối với cha mẹ học sinh: Chuẩn bị các điều kiện cơ bản cho con em
mình học trực tuyến, giám sát, hỗ trợ quá trình học của con mình. Phối hợp,
hướng dẫn các con mình hoàn thành các yêu cầu của nhà trường và giáo viên.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ CÔNG CỤ DẠY HỌC
1. Đối tượng: Học sinh từ cấp tiểu học (trừ học sinh lớp 1) đến cấp trung
học phổ thông đang học tại các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường
xuyên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Nội dung: Áp dụng trong việc ôn tập, dạy bài mới và kiểm tra, đánh
giá thường xuyên học sinh (riêng đối với học sinh lớp 2 chỉ tổ chức ôn tập, củng
cố kiến thức).
3. Công cụ dạy học:
– Hệ thống phần mềm: Elearning, Zoom, Google Meet, Office365,
K12online, vnEdu…
– Các chức năng, tiện ích hỗ trợ: SMS, Email, Zalo, Facebook, Website…
3
II. PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Tùy theo tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 của từng địa phương
trên địa bàn tỉnh trong năm học 2021 – 2021, Sở GDĐT tạo đưa ra các phương
án dạy học để các đơn vị áp dụng như sau:
1. Các phương án
a) Phương án 1: Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp
– Phương án này sử dụng khi mức độ dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm
soát, các cơ sở giáo dục thuộc địa phương trong vùng bình thường mới (vùng
xanh), vùng nguy cơ (vùng vàng) học sinh đi học bình thường và thực hiện
phòng chống dịch theo quy định.
– Trong phương án này các đơn vị tổ chức thực hiện như sau:
+ Xây dựng kế hoạch dạy học đảm bảo chương trình, mục tiêu dạy học;
tập trung dạy học trực tiếp theo thời khóa biểu chính khóa, các hoạt động dạy
học khác khuyến khích tổ chức dạy học trực tuyến để hỗ trợ nhằm giảm tối đa
việc tập trung học sinh đến trường.
+ Tổ chức xây dựng học liệu điện tử và triển khai dạy học trực tuyến cho
những nội dung như ôn tập, củng cố, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo, các hoạt
động dạy học ngoại khóa….
+ Giáo viên cung cấp học liệu điện tử, giao nhiệm vụ, giám sát, hướng
dẫn học sinh tự học thông qua các công cụ dạy học trực tuyến.
b) Phương án 2: Dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học
trực tiếp
– Phương án này sử dụng khi mức độ dịch bệnh Covid-19 chưa kiểm soát
hết, cơ sở giáo dục thuộc địa phương trong vùng nguy cơ cao (vùng cam) phải
thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ
tướng Chính phủ (gọi tắt là Chỉ thị 15), do đó, có những thời điểm học sinh phải
nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hoặc đến trường nhưng phải thực
hiện phòng chống dịch theo quy định.
– Trong phương án này các đơn vị tổ chức thực hiện như sau:
+ Xây dựng kế hoạch dạy học, đảm bảo chương trình, mục tiêu dạy học;
triển khai các công cụ dạy học trực tuyến.
+ Tổ chức xây dựng học liệu điện tử cho những bài dạy trực tuyến, tập
trung vào những bài/chủ đề/kiến thức cốt lõi, trọng tâm, liên quan đến vận dụng
và có sự liên thông giữa các khối lớp.
4
+ Giáo viên thực hiện dạy học trực tuyến thông qua các công cụ dạy học
với học liệu điện tử đã xây dựng và hướng dẫn một số nội dung thiên về lý
thuyết, không trọng tâm cho học sinh tự học.
+ Ưu tiên thời lượng để dạy các môn có thể sử dụng công cụ trực tuyến,
những môn không thể dạy trực tuyến được như Giáo dục thể chất, giáo dục
Quốc phòng an ninh…thì có thể dạy bổ sung khi học sinh trở lại trường.
c) Phương án 3: Dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học
trực tiếp
– Phương án này sử dụng khi mức độ dịch bệnh Covid-19 chưa được kiểm
soát, cơ sở giáo dục thuộc địa phương trong vùng nguy cơ rất cao (vùng đỏ) phải
thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ
tướng Chính phủ (gọi tắt là Chỉ thị 16), học sinh phải nghỉ học để phòng, chống
dịch bệnh Covid-19.
– Trong phương án này các đơn vị tổ chức thực hiện như sau:
+ Xây dựng kế hoạch dạy học, đảm bảo chương trình, mục tiêu dạy học;
triển khai các công cụ dạy học trực tuyến trong thời gian học sinh nghỉ học.
+ Tổ chức dạy học trực tuyến 100% cho những học sinh có điều kiện học
trực tuyến, giáo viên giảng dạy với học liệu điện tử đã xây dựng như trong
Phương án 2 có sự tương tương tác với học sinh qua chức năng video của các
công cụ dạy học.
+ Tập trung thời lượng để dạy các môn có thể sử dụng công cụ trực tuyến,
những môn không thể dạy trực tuyến được như Giáo dục thể chất, giáo dục
Quốc phòng an ninh…thì có thể dạy bổ sung khi học sinh trở lại trường.
+ Tất cả học sinh sẽ được rà soát để bồi dưỡng, củng cố bổ sung kiến thức
khi trở lại trường để học theo chương trình giáo dục hiện hành và được đánh giá
kết quả học tập theo quy định.
2. Một số lưu ý:
– Tùy theo tình hình dịch bệnh Covid-19 tại địa phương đang trong mức
độ nào để vận dụng phương án dạy học đó.
– Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu không thể
tham gia học trực tuyến, lãnh đạo các cơ sở giáo dục chỉ đạo giáo viên bộ môn
phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để chuyển giao nhiệm vụ học tập cho các em
thông qua các công cụ dạy học hoặc in sao tài liệu chuyển phụ huynh để đưa tới
các em.
– Các đơn vị chủ động chỉ đạo tổ/khối/nhóm chuyên môn xây dựng học
liệu điện tử và bài giảng dùng chung và thống nhất những nội dung, kế hoạch
dạy trực tuyến hoặc trực tiếp theo từng phương án. Lưu ý xác định rõ những
5
bài/chủ đề/đơn vị kiến thức ưu tiên dạy học trực tiếp và những nội dung có thể
hướng dẫn học sinh tự học.
– Quá trình thực hiện kế hoạch dạy học phải đảm bảo theo đúng kế hoạch
thời gian năm học được quy định tại Quyết định số 2188/QĐ-UBND ngày
25/8/2021 của UBND tỉnh; bảo đảm đầy đủ nội dung, mục tiêu, chất lượng dạy
học (không được cắt xén chương trình hoặc gây quá tải cho học sinh).
– Dù với phương án dạy học nào, các đơn vị cần quan tâm, tập trung ưu
tiên cho các khối/lớp cuối cấp, nhất là với khối lớp 12 chuẩn bị cho kì thi tốt
nghiệp THPT năm 2022.
– Các mức độ nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 (vùng: xanh, cam, đỏ)
được quy định tại Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban
Chỉ đạo quốc gia.
3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
– Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh
theo Điều 6, Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT (riêng đối với kiểm tra định kỳ
không áp dụng trong việc tổ chức dạy học trực tuyến).
– Vận dụng các phần mềm trực tuyến để kiểm tra, đánh giá thường xuyên
kết quả học tập của học sinh.
III. GIẢI PHÁP
1. Giải pháp chung
– Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, học liệu để thực
hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học; bảo đảm chủ động, linh hoạt thực hiện chương
trình trong bối cảnh ứng phó với tình hình dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp.
– Tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật để bảo đảm chất lượng việc
dạy học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến.
– Sử dụng linh hoạt các phần mềm dạy trực tuyến hiện có; phát triển kho
video bài dạy minh họa, kho học liệu điện tử; xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy
học trực tuyến để hỗ trợ giáo viên tổ chức dạy học trực tuyến bảo đảm chất
lượng;
2. Giải pháp cụ thể
– Khảo sát khả năng đáp ứng việc dạy và học trực tuyến tại địa phương để
tham mưu kịp thời UBND huyện, thành phố có các biện pháp hỗ trợ (đối với
Phòng GDĐT các huyện, thành phố); các đơn vị trực thuộc thống kê lại tỷ lệ học
sinh không có khả năng học trực tuyến trong năm học, có các giải pháp cụ thể để
khắc phục và báo cáo Sở GDĐT.
6
– Các Phòng GDĐT, các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở xây dựng kế hoạch
dạy học trực tuyến cho năm học phù hợp với từng đơn vị, địa phương.
– Triển khai tập huấn các phần mềm, công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến
đến tất cả CBQL, giáo viên và học sinh.
– Triển khai ứng dụng các phần mềm, công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến;
tùy theo điều kiện từng đơn vị có thể phối hợp với Viettel, VNPT Lâm Đồng để
triển khai hệ thống phần mềm trực tuyến trong việc tổ chức dạy học.
– Đối với số học sinh chưa thể đáp ứng được việc học trực tuyến, các cơ
sở giáo dục thực hiện việc phối hợp với phụ huynh để chuyển giao nhiệm vụ học
tập cho các em thông qua các công cụ hỗ trợ như: tin nhắn sms, zalo, vnEdu,
messenger của facebook, email, in sao tài liệu gửi về cho học sinh. Nhiệm vụ
học tập chủ yếu là ôn tập các nội dung đã học, lồng ghép một số nội dung kiến
thức mới mà học sinh có thể tự học ở nhà.
– Tất cả các học sinh khi trở lại trường học sẽ được rà soát, đánh giá các
nội dung đã đạt, các nội dung chưa đạt. Trên cơ sở đánh giá, các cơ sở giáo dục
xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh đảm bảo
chương trình giáo dục theo quy định.
– Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức dạy và học trực tuyến tại
các đơn vị, chỉ đạo các đơn vị hướng dẫn giáo viên đa dạng các hình thức dạy
học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với các phòng thuộc Sở
– Tùy theo chức năng, nhiệm vụ liên quan theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ các
đơn vị triển khai thực hiện.
– Tổng hợp, báo cáo theo từng giai đoạn để có kế hoạch chỉ đạo các đơn vị
thực hiện hiệu quả việc tổ chức dạy học trực tuyến trong tình hình dịch bệnh
Covid-19 vẫn còn diễn ra phức tạp.
2. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo
– Chỉ đạo các trường trực thuộc xây dựng kế hoạch dạy học, thời khóa
biểu, theo dõi, chỉ đạo và hỗ trợ giáo viên thực hiện dạy học trực tuyến trong
tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp.
– Chỉ đạo các trường trực thuộc tổ chức xây dựng học liệu dùng chung,
lựa chọn công cụ dạy học trực tuyến, kiểm tra, giám sát và giải quyết những
vướng mắc trong quá trình tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá thường xuyên
kết quả học tập trực tuyến đúng quy định.
7
3. Đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở
– Tổ chức cho các tổ chuyên môn xây dựng học liệu điện tử để có thể
dung chung; xây dựng kế hoạch dạy học, thời khóa biểu, theo dõi, chỉ đạo và hỗ
trợ giáo viên thực hiện.
– Phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên,
học sinh và phối hợp với phụ huynh học sinh trong tổ chức dạy học trực tuyến.
– Kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên giáo viên tích cực đổi
mới, ứng dụng CNTT có hiệu quả.
– Thông tin đến cha mẹ học sinh và học sinh phương án dạy học trực
tuyến của nhà trường trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường để phòng,
chống dịch Covid-19.
– Giải quyết những vướng mắc trong quá trình tổ chức dạy học và kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập trực tuyến của đơn vị thuộc phạm vi quản lý, đồng thời
báo cáo về Sở GDĐT.
– Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 15, Thông tư số 09/2021/TTBGDĐT
của Bộ GDĐT.
Sở GDĐT đề nghị các đơn vị triển khai, thực hiện. Nếu có khó khăn,
vướng mắc báo cáo về Sở GDĐT qua Phòng Giáo dục Trung học (đối với cấp
THCS, THPT), Phòng GDTH-GDMN (đối với cấp Tiểu học) để được hướng
dẫn và giải quyết./.
Nơi nhận:
– Lãnh đạo Sở;
– Các phòng thuộc Sở;
– Các phòng GDĐT;
– Các đơn vị trực thuộc;
– Lưu: VT, GDTrH.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Trần Đức Lợi