KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 …

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS NINH NHẤT

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TPNB

 

TRƯỜNG THCS NINH NHẤT

 

Số: ….. KH/THCS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

                 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

            Ninh Bình, ngày  05 tháng 10  năm 2015

 

 

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS NINH NHẤT

 

Trường THCS Ninh Nhất được thành lập năm 1950, nằm trên địa bàn thôn Thư Điền xã Ninh Nhất. Năm 2007, nhà trường chuyển ra khu mới đóng tại thôn Thượng Bắc. Trải qua 69 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã có nhiều thay đổi cả về quy mô và chất lượng giáo dục. Hiện nay,trường có quy mô nhỏ nhất so với các trường trong thành phố.

Thế nhưng cùng với sự cố gắng nỗ lực của thầy và trò, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành, chính quyền địa phương Trong 5 năm học gần đây, nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được các cấp khen thưởng: được UBND thành phố Ninh Bình tặng Giấy khen các năm học: 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017, 2017-2018 và 2018-2019;  được Giám đốc Sở GD & ĐT tặng Giấy khen năm học 2017-2018.

Năm 2009, trường được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Quốc gia.

Năm 2014, nhà trường được UBND tỉnh Ninh Bình công nhận tiếp tục đạt chuẩn Quốc gia.

Năm 2016, nhà trường được Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình công nhận trường Đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3.

Đến nay nhà trường luôn duy trì, giữ vững các tiêu chí của trường đạt chuẩn Quốc gia và ngày càng khẳng định uy tín trước các cấp lãnh đạo và nhân dân.

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2025 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển. Là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong nhà trường. Xây dựng và phát triển kế hoạch chiến lược của trường THCS Ninh Nhất  là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Đảng và chính sách của Chính Phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng các trường THCS xây dựng ngành giáo dục Thành phố Ninh Bình phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, hội nhập với các khu vực và thế giới.

I. TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG:

1. Cơ cấu tổ chức nhà trường:

             Nhà trường có đầy đủ tổ chức các đoàn thể, hoạt động có hiệu quả và đạt được nhiều thành tích. Đã khẳng định được vị trí trong ngành giáo dục Thành phố Ninh Bình, được học sinh và cha mẹ học sinh tin cậy. Cụ thể:

– Chi bộ Đảng có tỉ lệ Đảng viên trong nhà trường là: 22/29 = 75.86%. Nhiều năm liền Chi bộ liên tục đạt danh hiệu “Chi bộ trong sạch, vững mạnh”.

– Ban giám hiệu: 03 đồng chí có đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ trường trung học, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

– Công đoàn: Tổng số công đoàn viên là 29. Công đoàn luôn được công nhận  danh hiệu tiên tiến, vững mạnh.

– Đoàn Thanh niên: Chi Đoàn trường hiện có tổng số có 07 đoàn viên là giáo viên.

– Đội thiếu niên: Nhiều năm liền được công nhận là Liên Đội xuất sắc.

        – Tập thể nhà trường có truyền thống đoàn kết, nhất trí cao trong công việc, liên tục đạt tập thể lao động tiên tiến và lao động xuất sắc, được công nhận là đơn vị văn hoá.

          2. Điểm mạnh

a) Giáo viên, nhân viên, công nhân viên :

– Về đội ngũ cán bộ, giáo viên: Trong những năm học qua nhà trường đã làm tốt công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng và tâm huyết với nghề. Tổng số cán bộ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn là 100%; giáo viên giỏi cấp Tỉnh và thành phố chiếm 35,8%.

– Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn, làm việc khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và cha mẹ học sinh nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

– Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên đoàn kết nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, có ý thức rèn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm  đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

b) Học sinh:

– Có truyền thống hiếu học, có nền nếp, ngoan, có động cơ học tập tốt.

– Luôn được quan tâm chăm sóc của gia đình, địa phương.

– Tỉ lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt 98% trở lên.

– Tỉ lệ học sinh giỏi hàng năm đạt: 10% – 15%

– Tỉ lệ học sinh khối 8 tham gia học nghề Tin học và thi đỗ đạt: 100%.

– Tỷ lệ học sinh được xét công nhận tốt nghiệp THCS hàng năm đạt 100%.

– Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường THPT công lập hằng năm đạt 70- 80%

3. Điểm hạn chế.

* Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:

– Điều kiện về nguồn lực chưa thật đảm bảo cho mọi hoạt động.

– Đánh giá giáo viên còn mang tính động viên, công tác kiểm tra đôi khi chưa cương quyết phê bình, xử lý các hạn chế, yếu kém của giáo viên.

– Trình độ ngoại ngữ còn hạn chế nên việc kiểm tra chuyên môn đối với bộ môn này còn gặp khó khăn.

* Đội ngũ CB, GV, NV:

     – Việc dự giờ thăm lớp chưa có hiệu quả thiết thực

     – Việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao

     – Một số ít giáo viên do tuổi tác, việc tiếp cận với công nghệ thông tin còn hạn chế.

* Chất lượng học sinh:

 – Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường nên một bộ phận học sinh mải chơi, lười học phần nào ảnh hưởng đến kết quả học lực và hạnh kiểm.

           – Chất lượng học sinh chưa đồng đều.

        * Cơ sở vật chất:

Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu nhiều như bàn ghế học sinh, các phòng học đã xuống cấp nghiêm trọng, các phòng chức năng còn thiếu thiết bị dạy học, số lượng máy vi tính, thiết bị, đồ dùng dạy học chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.

4. Thời cơ:

– Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy và của chính quyền địa phương xã  Ninh Nhất cùng sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể;

– Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục- Đào tạo thành phố Ninh Bình, sở GD-ĐT tỉnh Ninh Bình;

– Trình độ dân trí của phụ huynh học sinh có chiều hướng nâng cao; sự đầu tư, quan tâm đến việc học tập của con em sẽ có chuyển biến tích cực hơn.

        5. Thách thức:

-Điều kiện kinh tế phát triển kèm theo nhu cầu học tập của nhân dân được nâng lên, đòi hỏi nhà trường phải xây dựng và phát triển theo hướng tiên tiến,hiệu quả. 

– Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

6. Xác định các vấn đề ưu tiên:

– Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh.

– Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

– Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.

– Đánh giá các hoạt động của nhà trường dựa trên các chuẩn và tiêu chí đánh giá của Bộ GD&ĐT về công tác quản lý, giảng dạy.

II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC:

1. Tầm nhìn:

Đến năm 2025 Trường THCS Ninh Nhất sẽ trở thành một trong những trường Uy tín của ngành giáo dục Thành phố Ninh Bình cũng như tỉnh Ninh Bình. Là nơi mà các bậc phụ huynh sẽ tin tưởng gửi gắm con em vào học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt của nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

2. Sứ mệnh:

Tạo dựng được môi trường học tập về nề nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có tính trung thực và ý thức truyền thống, có cơ hội phát huy tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tư duy.

3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường :

– Đoàn kết       – Tính thân thiện

– Tinh thần trách nhiệm      – Sự hợp tác

– Lòng tự trọng – Tính linh hoạt sáng tạo

– Tính trung thực – Khát vọng vươn tới

III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG:

A. Mục tiêu tổng quát:

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng phát triển các năng lực và phẩm chất cá nhân học sinh; từng bước tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến, hiện đại. Đổi mới sáng tạo công tác quản lý; nâng cao vị thế, uy tín của nhà trường; xây dựng và phát triển nhà trường theo hướng an toàn, thân thiện, dân chủ và hiện đại.

Củng cố, duy trì các điều kiện trường chuẩn quốc gia và thực hiện kiểm định chất lượng vào năm 2016.

B. Các mục tiêu cụ thể:

1. Mục tiêu về tổ chức các hoạt động dạy học.

1.1. Chất lượng bài giảng:

Các chỉ tiêu

Chuẩn bị tốt bài giảng, phân phối thời gian cân đối, hợp lý ở các phần hoàn thành kế hoạch bài giảng. Bài giảng trình bày khoa học, lôgic, phù hợp đặc trưng bộ môn, ý tưởng rõ ràng mạch lạc, nổi bật trọng tâm bài dạy, và tạo được hứng khởi cho người học. Phấn đấu 75% giáo viên đạt chất lượng bài giảng tốt, 25% khá.

1.2. Chất lượng sinh hoạt chuyên môn:

Các chỉ tiêu:

Sinh hoạt tổ CM thường kỳ 2 lần/tháng. Phấn đấu 95% nội dung họp có chất lượng chú trọng sâu việc tự học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu chuyên môn.

1.3. Kiểm tra đánh giá học sinh:

Các chỉ tiêu

Đảm bảo 100% học sinh được kiểm tra và đánh giá theo quy định Điều lệ trường học và quy chế chuyên môn.

Đảm bảo 100% các đề kiểm tra đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT.

2. Mục tiêu về tổ chức các hoạt động học tập và rèn luyện.

2.1. Tổ chức việc học tập các bộ môn văn hóa

Các chỉ tiêu

Học sinh đi học đầy đủ, nghỉ học có lý do chính đáng. Phấn đấu 99% HS có ý thức trách nhiệm, xác định đúng động cơ học tập, rèn luyện đạo đức tốt.

2.2. Tổ chức các hoạt động giáo dục khác:

Các chỉ tiêu

Phấn đấu 100% học sinh được tham gia các họat động ngoại khóa và các hoạt động GDNGLL, hướng nghiệp, các hoạt động đoàn thể, xã hội.

Phấn đấu 30% các tiết hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp có chất lượng tốt được thực hiện thông qua hoạt động tham quan dã ngoại và tiếp xúc thực tế.

2.3. Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS:

Các chỉ tiêu

Phấn đấu 99% HS khá tốt về hạnh kiểm, trên 98 % HS có học lực từ TB trở lên trong đó có 60% đạt khá, giỏi. Học sinh thi vào THPT đạt 80% trở lên.

3. Mục tiêu về xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên.

Các chỉ tiêu:

Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.

Cán bộ quản lý sử dụng CNTT vào công tác quản lý 100%. Giáo viên nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 45 tuổi sử dụng thành thạo máy tính và sử dụng CNTT vào dạy học. Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin 35% trở lên.

Đến năm 2020 có 85% giáo viên đạt năng lực dạy học khá và giỏi.

          Đến năm 2025 có 100% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ đại học.

4. Mục tiêu về huy động các nguồn lực tài chính, CSVC.

Các chỉ tiêu:

Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa nâng cấp. Trang bị các thiết bị phục vụ dạy- học, làm việc đạt chuẩn. Thư viện xuất sắc cấp Tỉnh.

Các phòng tin học, thí nghiệm thực hành, phòng đa chức năng được trang bị nâng cấp theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.

Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh – Sạch – Đẹp- An toàn”. Vận động cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục thông qua việc huy động các nguồn tài lực từ học sinh, cựu học sinh, cha mẹ học sinh, các cơ quan, xí nghiệp, công ty, các doanh nhân thành đạt đóng trên địa bàn.

5. Mục tiêu về nâng cao chất lượng GD và tự kiểm định CLGD.

Các chỉ tiêu:

– Qui mô: Số lớp học: Từ 7 đến 10 lớp.

– Chất lượng học tập:

+ 60% học sinh có học lực khá, giỏi (15% học lực giỏi)

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 2% không có học sinh học lực kém)

+ Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào THPT hàng năm đạt 80%.

+ Thi học sinh giỏi cấp Thành phố xếp thứ 7 – 9 phấn đấu có học sinh dự thi cấp Tỉnh đạt giải.

– Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống :

+ Chất lượng đạo đức: 99% hạnh kiểm khá, tốt.

+ Tiếp tục ổ chức các chuyên đề giáo dục kĩ năng sống, lồng ghép trong các môn học, các tiết hoạt động ngoài giờ, các hoạt động ngoại khóa cho học sinh nhằm trang bị các kỹ năng sống cơ bản, học sinh tích cực, tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.

6. Mục tiêu về xây dựng quan hệ Nhà trường – Gia đình – Xã hội.

Các chỉ tiêu:

Thực hiện tốt quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Đảm bảo thông tin liên lạc giữa nhà trường và cha mẹ học sinh trong giáo dục, nhà trường cung cấp thông tin đầy đủ (100%) theo tháng, học kỳ, cả năm về kết quả đánh giá xếp loại rèn luyện 2 mặt của học sinh.

Tăng cường, kết hợp với các tổ chức xã hội trong giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh khi các em tham gia các hoạt động ngoài xã hội.

7. Mục tiêu về xây dựng môi trường Giáo dục.

Các chỉ tiêu:

Đảm bảo xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm Xanh- Sạch – Đẹp. Ngăn chặn kịp thời các tác nhân tiêu cực ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục và phát triển nhà trường. Phấn đấu từ năm 2016 Nhà trường thật sự là nhà trường thân thiện, học sinh tích cực.

8. Mục tiêu về tổ chức bộ máy và quản lý điều hành các hoạt động.

Các chỉ tiêu

Phấn đấu trường đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng nhân sự, 100% kế hoạch hóa nhà trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm “tin học hóa” quản lý giáo dục. Cơ cấu tổ chức nhà trường ổn định.

C. Phương châm hành động:

“Tập trung toàn lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện vì uy tín và thương hiệu của nhà trường”

IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC:

A. Các chương trình hành động chiến lược (mục tiêu ưu tiên)

Chương trình 1:  Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác quản lý:

– Hoạch định và cam kết xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về kiến thức khoa học và năng lực nghề nghiệp.

– Đổi mới công tác quản lý phù hợp yêu cầu đổi mới. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý EMIS.

+ Ứng dụng công nghệ số và truyền thông hiện đại.

+ Chế độ báo cáo, giám sát, đánh giá, kiểm tra.

+ Phát triển đội ngũ.

– Quản lí nhân sự

+ Chế độ giảng dạy và phát triển nghề nghiệp của giáo viên.

+ Các qui định tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chuyên môn.

+ XD các qũy  hỗ trợ học tập, giảng dạy, sáng kiến kinh nghiệm…

Người phụ trách: BGH, Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm.

Chương trình 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên:

– Xây dựng đội ngũ CBGV- CNV có phẩm chất chính trị. Có năng lực chuyên môn khá giỏi. Có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

– Tổ chức xếp hạng và công bố công khai kết quả chất lượng của từng tổ chuyên môn, từng giáo viên trong toàn trường.

Người phụ trách : Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.

Chương trình 3: Đổi mới phương pháp Dạy – Học:

– Thực hiện cuộc vận động toàn trường đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của GV.

– Xây dựng chương trình, nội dung hội thảo về đổi mới PPDH dựa trên những tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập cho các giáo viên trong nhà trường, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học.

– Đến năm 2017 có 100% giáo viên sử dụng thành thạo CNTT vào dạy học.

– Tăng cường kiểm tra về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá. Đảm bảo đến năm 2025 có 100% giáo viên được đánh giá là áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

– Phát triển các phương tiện dạy học hiện đại :

+ Hệ thống phòng thiết bị thí nghiệm, phòng thực hành bộ môn, phòng đa chức năng.

+ Mạng LAN, mạng truyền thông học tập, mạng quản lí nội bộ kết nối với mạng phòng GD&ĐT với mạng Internet.

Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên bộ môn.

Chương trình 4: Xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật

– Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. Chú trọng các yêu cầu phát triển, hợp tác, cam kết, hợp đồng, đấu thầu, khen thưởng và phạt, v.v…

Người phụ trách : Hiệu trưởng, Ban hoạt động ngoài giờ, kế toán, nhân viên thiết bị.

Chương trình 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh

Căn cứ chuẩn và các tiêu chí về kiểm tra đánh giá HS theo QĐ số 40

Người phụ trách : Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.

Chương trình 6:  Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng nhà Trường:

– Xây dựng hệ thống tổ chức kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục. Triển khai kiểm định chất lượng nhà Trường , công bố công khai kết quả kiểm định.

– Đến năm 2016 trường tham gia chương trình đánh giá ngoài kiểm định chất lượng giáo dục theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và  Đào tạo.

Người phụ trách : Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên.

B. Các hoạt động giải pháp chiến lược:

1. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới:

– Tổ chức đánh giá Hiệu trưởng theo chuẩn Hiệu trưởng, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS.

– Để xây dựng môi trường sư phạm bình đẳng, thúc đẩy sự nỗ lực phấn đấu và nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, bắt đầu từ năm 2016 thực hiện việc học sinh đánh giá giáo viên, giáo viên đánh giá cán bộ quản lý.

– Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao trình độ đào tạo, các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới. Đến năm 2020 có 100% số giáo viên trường đạt trình độ đại học.

– Có chính sách khuyến khích thực sự đối với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng.

– Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ. Xây dựng lực lượng cán bộ quản lý tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành. Tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục.

Người phụ trách: Chi bộ, Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn

2. Nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục:

– Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có ý thức và trách nhiệm cao trong học tập, có lối sống lành mạnh, có bản lĩnh, trung thực, có năng lực làm việc độc lập và hợp tác, có kỹ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ham thích học tập và học tập có kết quả cao; có năng lực tự học; hiểu biết và tự hào, yêu quý nhà trường, Tổ Quốc. Khả năng sử dụng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh trong học tập và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

– Phát triển các hoạt động giao lưu, rèn luyện của học sinh và giáo viên nhằm nâng cao kĩ năng sống và văn hóa nghề nghiệp.

Người phụ trách: Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.

3. Huy động nguồn lực tài chính và phát triển cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật:

Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Huy động được các nguồn lực của xã hội, các tổ chức kinh tế – xã hội.

Phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở cơ sở đào tạo về nội dung đào tạo, tài chính, nhân sự; hoàn thiện mô hình, cơ chế hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng trường ở cơ sở giáo dục để thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của đơn vị.

Xây dựng và giữ vững trường chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cơ bản thực hiện việc đổi mới quá trình dạy học. Trong đó, chú trọng đến chuẩn hóa phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và trang thiết bị dạy học.

+ Nguồn lực tài chính:

– Ngân sách Nhà nước.

– Ngoài ngân sách “ Từ xã hội, cha mẹ học sinh…”

+ Nguồn lực vật chất và đầu tư khác

– Khuôn viên trường và kiến trúc trường, lớp, sân bãi thể dục thể thao…

– Phòng bộ môn, thư viện, thiết bị giáo dục, các tài nguyên giáo dục. Công nghệ phục vụ Dạy – Học

+ Nguồn lực khác hoặc chủ động tạo ra trong quá trình thực hiện Kế hoạch chiến lược

– Do cơ hội tạo ra (địa lí, tài nguyên tự nhiên, nhân lực…);

– Do được giải thưởng, khen tặng…

Người phụ trách: Ban giám hiệu, BCH Công đoàn, Hội CMHS.

4. Đẩy mạnh công tác thông tin xây dựng uy tín Nhà trường:

– Xác lập uy tín và củng cố uy tín của nhà trường:

+ Xây dựng tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường.

+ Xác lập tín nhiệm đối với từng cán bộ giáo viên, công nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh.

– Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường:

+ Công bố sứ mạng, tầm nhìn và giá trị của nhà trường.

+ Quảng bá hình ảnh về hoạt động của trường tên các tạp chí trong nước…

+ Tổ chức hội thảo, báo cáo và diễn đàn dựa vào Internet.

Người phụ trách: Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội, hội đồng sư phạm, hội cha mẹ học sinh và học sinh.

5. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy. Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, công nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính.

Xây dựng kế hoạch cho vay, động viên khuyến khích để cán bộ, giáo viên, công nhân viên mua sắm máy tính cá nhân.

Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng, nhóm công nghệ thông tin.

6. Quan hệ tốt với cộng đồng:

– Tham mưu với lãnh đạo cấp trên về quy mô phát triển nhà trường trong từng giai đoạn, đồng thời phối hợp với các cơ quan ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng thực hiện nhiệm vụ chính trị, tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học.

– Thể chế hóa vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc giám sát và đánh giá giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.

– Tôn vinh các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, cựu học sinh, cha mẹ học sinh đã đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường .

7. Lãnh đạo và quản lý:

– Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục.

– Huy động ngày càng nhiều hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của nhà nước và xã hội để tăng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

2. Tổ chức:

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:

 – Giai đoạn 1: Từ năm 2015 – 2020.

– Giai đoạn 2: Từ năm 2020 – 2025.

4. Đối với Hiệu trưởng:

Tham mưu với lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phương tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường và các đoàn thể xã hội ở địa phương. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

5. Đối với Phó Hiệu trưởng:

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

6. Đối với tổ trưởng chuyên môn:

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, công nhân viên:

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng

 kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

8. Yêu cầu khi tổ chức giám sát và đánh giá việc thực hiện, kết quả thực hiện:

+ Xác định mục đích, nêu rõ nội dung, cách thức, hình thức, quy trình tổ chức giám sát. Qui định trách nhiệm, quyền hạn của bộ phận giám sát, đánh giá.

+ Căn cứ trên hệ thống các chỉ số đo lường như:

– Phản ánh thực trạng, quá trình thực hiện và kết quả.

          – Quản lý, kiểm soát các hoạt động, các kết quả.

– Các loại tiêu chuẩn: Hệ thống định mức, chuẩn mực của nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của địa phương.

– Nhóm các chỉ số điều kiện (đầu vào): Qui mô phát triển; Số lượng và cơ cấu trình độ đội ngũ, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị.

       

Đặng Thanh Huyền

Đặng Thanh Huyền

– Nhóm các chỉ số kết quả: Tỷ lệ HS tốt nghiệp; HS lên lớp; HS vào các trường THPT và sự hài lòng của cha mẹ học sinh, của xã hội.

 

          Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển mà trường THCS Ninh Nhất trong giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2025. Rất mong cấp cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo để kế hoạch được thực hiện có hiệu quả.