Influencer là gì? Tiêu chí đánh giá & Phân tích Influencers

Hầu hết khi nghĩ đến “Influencer”, mọi người sẽ nghĩ đến những nghệ sĩ nổi tiếng, có lượng fan đông đảo. Và chỉ có họ mới có tầm ảnh hưởng đến độc giả trong các chiến lược Marketing. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi để bạn đọc về mọi vấn đề xoay quanh chủ đề Influencer là gì và cách lựa chọn Influencer hiệu quả trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.

Influencer là gì?

Influencer tạm dịch là “Người có tầm ảnh hưởng” –  là những người nổi tiếng ở một lĩnh vực/ cộng đồng nào đó, có nhiều người biết đến trên diện rộng. Họ cũng có thể là những người tạo ra nội dung, xu hướng mới trên các nền tảng mạng xã hội. Influencer bao gồm các nghệ sĩ nổi tiếng, Streamer, Beauty Blogger, Vlogger hay YouTuber,…

Influencer có sức ảnh hưởng càng cao thì càng thu hút sự chú ý của các thương hiệu. Vai trò của họ sẽ là gương mặt đại diện để quảng bá hình ảnh sản phẩm/dịch vụ.

Influencer là gìInfluencer là gì – Những người có tầm ảnh hưởng đối với một nhóm người nhất định

Hiện nay, Influencer được phân thành 5 nhóm chính. Tùy vào mức độ ảnh hưởng và số lượng người theo dõi của họ thông qua các kênh mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok…

Influencer Marketing là gì?

Nếu Influencer là những người có tầm ảnh hưởng thì Influencer Marketing chính là hình thức sử dụng những người ảnh hưởng hợp lý trong các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Điều này nhằm mục đích truyền tải thông điệp, tăng độ nhận diện thương hiệu hoặc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp tới đối tượng khách hàng mục tiêu. Thay vì quảng cáo trực tiếp như cách làm truyền thống, việc quảng cáo thông qua Influencer sẽ giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách khéo léo hơn.

Những thông tin Influencer chia sẻ về doanh nghiệp có thể được soạn trước bởi đội ngũ marketing hoặc chính họ viết tùy theo mục đích truyền tải để đảm bảo sự tự nhiên, mang lại hiệu quả cao nhất cho chiến dịch.

Hình thức Influencer Marketing được sử dụng rộng rãi ở mọi quy mô doanh nghiệp tại Việt Nam. Đối với các nhãn hàng lớn, họ sử dụng Influencer đa số nhằm mục đích truyền tải thông điệp và tăng độ yêu quý của khách hàng với doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc mới gia nhập thị trường, đặc biệt nên sử dụng Influencer Marketing để khách hàng dễ dàng chấp nhận thương hiệu mới, tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng hiệu quả, tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường.

influencers là gìInfluencers hoạt động trên nhiều nền tảng mạng xã hội hiện nay

Influence Marketing là hình thức tiếp thị nằm trong Digital Marketing, tuy không phải là chiến lược mới thế nhưng xu hướng cạnh tranh ngày càng tăng. Vì vậy, bắt kịp ngay xu hướng Influencer nào đang được khán giả quan tâm và phù hợp với thương hiệu hãy liên hệ ngay với họ trước khi quá muộn.

Phân biệt Influencer và KOL

Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa Influencer và KOL trong thời kỳ hiện nay. Mặc dù giữa 2 khái niệm này có những điểm tương đồng, tuy nhiên dưới đây là bảng so sánh để bạn đọc nắm được sự khác nhau cơ bản giữa 2 khái niệm trên.

KOL
Influencer

Khái niệm
Là những người có kiến thức chuyên môn ở một lĩnh vực nào đó.
Là những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn hoạt động nhiều trên các nền tảng mạng xã hội

Mức độ ảnh hưởng
KOL có sức ảnh hưởng đến một cộng đồng nhất định
Mức độ ảnh hưởng là không giới hạn, họ có thể ảnh hưởng lớn tới công chúng hoặc một nhóm đối tượng khách hàng nhất định có quy mô lớn

Lượng người theo dõi
KOL có lượng người theo dõi từ 10.000 – 1.000.000 người
Influencer có lượng người theo dõi có thể lớn hơn 1.000.000

Mức độ tương tác
Các bài đăng của KOL dễ dàng nhận biết là các bài viết mang tính chuyên môn. Mức độ tương tác rất hạn chế.
Tính tương tác cao nhờ đa số hoạt động chia sẻ là các hoạt động thường nhật có tính gần gũi và gắn kết với người hâm mộ (Fan).

Đặc điểm công việc
KOL sẽ dành thời gian để tập trung vào lĩnh vực chuyên môn và chia sẻ kiến thức.
Influencer sẽ tập trung sáng tạo nội dung, quay dựng video để truyền tải thông điệp, xây dựng hình ảnh của họ, hoặc quảng bá sản phẩm/dịch vụ.

Các dạng Influencer tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay, Influencer được chia thành 5 nhóm dựa vào lượt người theo dõi:

  • Nhóm Nano Influencer: 3.000 – 10.000 người theo dõi
  • Nhóm Micro Influencer: 10.000 – 50.000 người theo dõi
  • Nhóm Middle Influencer: 50.000 – 100.000 người theo dõi
  • Nhóm Macro Influencer: 100.000 – 500.000 người theo dõi
  • Nhóm Mega Influencer: trên 500.000 người theo dõi

influencer việt namInfluencer sẽ tập chung quay dựng video và làm hình ảnh để truyền tải thông điệp

Những tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer là gì?

Có 4 tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer là gì trên các nền tảng mạng xã hội. Reach (Độ phủ), Relevance (Sự liên quan), Resonance (Cộng hưởng), Sentiment (Chỉ số cảm xúc).

Tiêu chí 1: Reach – Mức độ ảnh hưởng

Reach sẽ được đánh giá dựa trên số lượng người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội. Nhiều nhãn hàng hiện nay ưu tiên lựa chọn những Influencer có độ phủ lớn và được quan tâm nhiều trên các nền tảng mạng xã hội cho các chiến dịch quảng bá của mình. Tuy nhiên đây chỉ là một trong những tiêu chí để đánh giá độ phù hợp của Influencer với thương hiệu.

Tiêu chí 2: Relevance – Mức độ liên quan giữa Influencer với cá tính thương hiệu

Để xác định mức độ liên quan và gắn kết giữa Influencer và thương hiệu, chúng sẽ được đánh giá dựa trên 4 yếu tố sau đây:

  • Thương hiệu cá nhân: Nó bao gồm các quan niệm sống, thói quen, cách phát ngôn và những chủ đề họ phát ngôn trước công chúng, bên cạnh đó là phong cách thời trang và làm đẹp.
  • Nhân khẩu học: Gồm các yếu tố: Giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân và lĩnh vực họ đang hoạt động
  • Nội dung, đặc điểm bài viết được chia sẻ: Văn phong viết bài, các chủ đề họ quan tâm và cách họ truyền tải đến người hâm mộ
  • Đối tượng khán giả: Đối tượng khán giả của họ là ai, nhân khẩu học và chủ đề họ quan tâm là gì?

Tiêu chí 3: Resonance – Khả năng thay đổi suy nghĩ của người dùng

Khi Influencer sáng tạo nội dung trên “ngôi nhà” Social Network của họ, những người yêu quý họ hoặc theo dõi họ sẽ có sự tương tác với những bài đăng họ chia sẻ. Từ đó kích thích họ trải nghiệm sản phẩm giống Influencer và tạo nên hiệu ứng đám đông, sản phẩm đến tay khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng.

Tiêu chí 4: Sentiment – Chỉ số cảm xúc

Chỉ số cảm xúc là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn Influencer cho chiến dịch truyền thông của các nhãn hàng. Đây cụ thể là việc Influencer mang lại những cảm xúc tiêu cực hay tích cực đối với nhóm khán giả quan tâm họ.

Nếu họ tuyền tải những cảm xúc tích cực sẽ góp phần tăng sự yêu thích của nhóm khán giả đến thương hiệu. Trong trường hợp Influencer xảy ra các Scandal gây ra ảnh hưởng vô cùng lớn đến các nhãn hàng họ đang đại diện hoặc quảng bá, người dùng tẩy chay thương hiệu.

Làm thế nào để trở thành Influencer chuyên nghiệp?

làm sao để trở thành influencerLàm sao để trở thành influencer chuyên nghiệp?

Influencer là một ngành vô cùng hấp dẫn đối với người trẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để trở thành một Influencer chuyên nghiệp: Dưới đây là 3 bước để bạn xác định được kênh truyền thông, lĩnh vực hoạt động cũng như hướng đi cho riêng mình.

  • Lựa chọn lĩnh vực phù hợp với khả năng: Bạn có đam mê, sở thích hoặc tài năng trong lĩnh vực gì, nó có thể hướng tới những ngành hàng nào? Từ đó xác định lĩnh vực phù hợp với bản thân
  • Suy nghĩ cơ bản những khác biệt: Từ ban đầu, bạn chưa có bất cứ một cơ hội gì trong tay, bạn có thể xác định được hướng đi dựa vào những người đi trước trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, bạn hãy khiến nó khác đi và làm nó theo cách riêng của bạn.
  • Lựa chọn kênh truyền thông: Một vài năm trở lại đây thì Instagram, Youtube và Tiktok là 3 kênh truyền thông có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Đặc biệt Tiktok là nền tảng giúp bạn nhanh chóng có được lượng lớn người theo dõi nếu nội dung chia sẻ ấn tượng và chất lượng.

Cách lựa chọn Influencer để phù hợp với từng mục tiêu marketing

Sau khi đã đánh giá được Influencer dựa trên 4 tiêu chí kể trên, doanh nghiệp cần tiếp tục xác định sự phù hợp của Influencer với từng chiến dịch marketing dựa trên 3 yếu tố: Awareness, Interest, và Purchase Intention.

  • Awareness – Mức độ nhận diện thương hiệu: Influencer nói chung và celebrities nói riêng là những người có tầm ảnh hưởng rất lớn. Họ là những người sở hữu hàng triệu Fan hoặc nhiều hơn vì vậy những bài viết của họ có độ tương tác vô cùng cao. Với những nhãn hàng mới gia nhập thị trường hoặc muốn tăng độ nhận diện thương hiệu, việc sử dụng Celebrities sẽ giúp thu hút sự chú ý lớn từ người tiêu dùng, khiến họ thảo luận và nói về thương hiệu một cách tự nhiên.
  • Interest – Mức độ quan tâm: Người tiêu dùng chỉ thực sự phát sinh nhu cầu mua sản phẩm khi họ có nhu cầu cần được đáp ứng. Những thắc mắc về sản phẩm họ chỉ thực sự chia sẻ với những người hoặc nhóm người tin cậy. Vì vậy, trong trường hợp này nên lựa chọn những người ảnh hưởng có chuyên môn trong ngành, độ uy tín cao, đủ trình độ giải đáp thắc mắc liên quan đến sản phẩm. Từ đó, người tiêu dùng dễ dàng đưa ra vấn đề của mình và ra quyết định mua sản phẩm.
  • Purchase Intention – Quyết định mua hàng: Người tiêu dùng sẽ đi đến quyết định mua hàng khi mọi thắc mắc của họ được giải đáp, họ nhận thấy sự khác biệt và tính ưu việt từ sản phẩm đó. Vì vậy cần lựa chọn nhóm Influencer có Relevance cao nhất để có sự liên kết với nhãn hàng.

Cách áp dụng vào chiến dịch Influencer Marketing là gì?

Cuối cùng là cách áp dụng Influencer vào các chiến dịch Influencer Marketing. Chúng ta sẽ có ví dụ cụ thể sau đây:

  • Reach: Sơn Tùng là một ca sĩ có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn tại Việt Nam. Mặc dù sở hữu lượng fan đông đảo tuy nhiên cũng có lượng Antifan không nhỏ. Các sản phẩm được nghệ sĩ này quảng bá hoặc xuất hiện trong các MV của ảnh đều nhận được sự tranh luận và bàn tán lớn từ người tiêu dùng. Từ đó đảm bảo độ Reach cao cho sản phẩm và nhãn hàng, người tiêu dùng biết đến sản phẩm một cách tự nhiên nhất.
  • Relevance: Sơn Tùng là một người có phong cách thời trang ấn tượng và khác biệt. Vì vậy thương hiệu thời trang Biti’s Hunter đã tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình thông qua Sơn Tùng.
  • Resonance: Lượt tương tác về sản phẩm Biti’s Hunter tăng vọt sau khi nhãn hàng hợp tác với Sơn Tùng MTP. Từ đó khiến doanh số sản phẩm tăng đáng kể. Số lượng người truy cập vào trang web của Biti’s Hunter ngày càng cao. Từ đó khiến Biti’s chiếm lại thị phần giày nội địa.

Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ các thông tin xoay quanh chủ đề Influencer là gì và làm sao để trở thành Influencer chuyên nghiệp nhất. Để tìm hiểu thêm nhiều bài viết hay cùng chủ đề hãy truy cập trang web của chúng tôi. Chúng tôi mong rằng bài viết trên đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn!

Xem thêm bài viết:

  • KOC là gì? Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng KOC để làm Marketing
  • KOL là gì? Lợi ích của KOL đối với doanh nghiệp