Influencer họ là ai? Và Influencer Marketing là gì và vai trò của nó?
Influencer và chiến dịch Influencer Marketing ngày nay đã trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực Marketing. Việc quảng bá thương hiệu thông qua những cá nhân có tầm ảnh hưởng giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. Vậy thuật ngữ Influencer là gì, những yếu tố để đánh giá Influencer và phương pháp lựa chọn Influencer hiệu quả là như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
1. Thuật ngữ Influencer là gì?
Khái niệm Influencer ngày càng được biết đến nhiều hơn ở thị trường Việt Nam
Influencer tạm dịch là “Người có tầm ảnh hưởng” – là những người nổi tiếng ở một lĩnh vực/ cộng đồng nào đó, được nhiều người biết đến trên diện rộng. Họ có thể là những người tạo ra những nội dung, xu hướng mới trên các nền tảng mạng xã hội. Những nghệ sĩ nổi tiếng, Streamer, Beauty Blogger, Vlogger hay YouTuber,…có lượng follow cao nhất định sẽ được xem là một Influencer. Những đối tượng này có sức ảnh hưởng cao và khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Vì vậy, vai trò của họ sẽ trở thành gương mặt đại diện để quảng bá hình ảnh sản phẩm/dịch vụ cho một nhãn hàng nào đó.
2. Influencer Marketing là gì?
Nếu Influencer là những người có tầm ảnh hưởng thì Influencer Marketing chính là phương thức sử dụng những người có sức ảnh hưởng một cách hợp lý trong các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Việc này nhằm giúp thương hiệu truyền tải thông điệp truyền thông, tăng độ nhận diện hoặc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp rộng rãi tới đối tượng khách hàng mục tiêu.
So với quảng cáo trực tiếp như cách làm truyền thống, việc quảng cáo thông qua Influencer sẽ giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách khéo léo hơn. Những thông tin Influencer chia sẻ về doanh nghiệp có thể được soạn trước bởi đội ngũ marketing hoặc chính họ viết tùy theo mục đích truyền tải để đảm bảo sự tự nhiên, có tác động “dẫn dắt, gợi ý” để thuyết phục người khác hành động theo kết quả dự định, mang lại hiệu quả cao nhất cho chiến dịch.
Hình thức Influencer Marketing được sử dụng rộng rãi ở mọi quy mô doanh nghiệp tại Việt Nam. Đối với các nhãn hàng lớn, kết nối với những người có ảnh hưởng trong lĩnh vực của mình nhắm đến sẽ gia tăng sự tương tác và cả sự tin tưởng mọi người dành cho sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc mới gia nhập thị trường, đặc biệt nên sử dụng Influencer Marketing để khách hàng dễ dàng chấp nhận thương hiệu mới, tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả, tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường. Họ có thể dẫn dắt cho mọi người sự tin tưởng vào thương hiệu của bạn bằng cách kết nối bạn với những người quan tâm đến họ.
Hiệu quả của Influencer Marketing mang lại cho doanh nghiệp thông qua các KPI đánh giá
Nguồn: OREVU
Influence Marketing là hình thức tiếp thị nằm trong lĩnh vực Digital Marketing, và tính cạnh tranh ngày càng tăng. Vì vậy, bắt kịp ngay xu hướng Influencer đang được khán giả quan tâm và phù hợp với thương hiệu cũng đem lại nhiều thách thức cho doanh nghiệp, đòi hỏi họ phải liên tục cập nhật và nhanh chóng liên hệ với Influencer để bắt kịp xu hướng.
3. Influencer Marketing Network là gì?
Influencer Marketing Network sẽ giúp các Influencers kết nối mạnh mẽ và đa dạng hơn
Mặt khác, Influencer Marketing Network là phần mềm mạnh mẽ để giúp bạn tổ chức các chiến dịch có ảnh hưởng liên tục từ đầu đến cuối. Influencer Marketing Network phân tích những người có ảnh hưởng bất kể họ đã đăng ký nền tảng hay chưa. Do đó, Network có phạm vi khám phá lớn hơn nhiều.
Bởi vì Influencer Marketing Network chủ động trong cách họ tìm kiếm influencer, họ có thể giúp bạn tìm thấy những influencer đang nói về các từ khóa hoặc chủ đề quan trọng cho thương hiệu của bạn. Bên trong một nền tảng, bạn có thể tìm kiếm những influencer phù hợp mà không phải lo lắng về việc là những người như nào đang ở trong nhóm.
Influencer Marketing Network sẽ có thể tìm thấy bất kỳ ai nói về thương hiệu của bạn. Điều này có thể giúp bạn tìm thấy những influencer là người hâm mộ đích thực của sản phẩm hoặc ngành của bạn, vì vậy bạn biết những người theo dõi của họ có nhiều khả năng quan tâm đến sản phẩm của bạn hơn. Điều này cũng cho phép bạn tạo mạng của riêng mình.
4. Phân loại Influencer phổ biến nhất hiện nay
4.1 Phân loại Influencer theo số lượng người theo dõi
Hiện nay, Influencer được chia thành 5 nhóm dựa vào lượt người theo dõi:
Nhóm Nano Influencer: 1.000 – 10.000 người theo dõi
Nhóm Micro Influencer: 10.000 – 50.000 người theo dõi
Nhóm Middle Influencer: 50.000 – 500.000 người theo dõi
Nhóm Macro Influencer: 500.000 – 1.000 người theo dõi
Nhóm Mega Influencer: trên 1.000 người theo dõi
Những loại Influencer hiện nay tại Việt Nam
4.2 Phân loại Influencer theo số lượng tính chất công việc
VIPs/Celebrities
Là người nổi tiếng hay người của công chúng: người có danh tiếng, thu hút sự chú ý của truyền thống và công chúng như diễn viên, người mẫu, ca sĩ, MC, vận động viên,… là nhóm influencer có độ nhận biết rộng nhất, tuy nhiên để lựa chọn influencer trong nhóm này hiệu quả, cần đánh giá Relevance trên nhiều phương diện, từ đối tượng fan, thương hiệu cá nhân đến thông tin nhâu khẩu học và chủ đề quan tâm.
Professional Influencers
Là các chuyên gia, người có chuyên môn cao và có sức ảnh hưởng trong ngành hàng: Những người này vừa có độ Reach tương đối cao (thấp hơn Celeb) và có mức độ Resonance và Relevance với ngành hàng cao nhất.
Citizen Influencers
Là những người có 5000+ friends và followers có những chia sẻ về ngành hàng tạo được nhiều sự chú ý, Những người tiêu dùng có chia sẻ về ngành hàng hoặc kinh nghiệm, đánh giá về sản phẩm: Những người có độ Resonance và Relevance tương đối cao, tuy nhiên độ Reach thấp nhất trong 3 nhóm influencer.
Những thuật ngữ Reach, Relevance và Resonance là gì? Hãy tiếp tục đọc phần bên dưới nhé.
5. Những tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer
Có 4 tiêu chí để đánh giá Influencer
Do sự bùng nổ của mạng xã hội, dẫn đến số lượng Influencer tăng nhanh chóng mặt, khiến việc tìm ra gương mặt phù hợp đối với thương hiệu ngày càng khó khăn hơn. Vì vậy, có 4 tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer là gì trên các nền tảng mạng xã hội để việc tìm kiếm Influencer thích hợp dễ dàng hơn, bao gồm: Reach (Độ phủ), Relevance (Sự liên quan), Resonance (Cộng hưởng), Sentiment (Chỉ số cảm xúc).
Tiêu chí 1: Reach – Mức độ ảnh hưởng
Reach sẽ được đánh giá dựa trên số lượng người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội như Fans, Followers. Nhiều nhãn hàng hiện nay ưu tiên lựa chọn những Influencer có độ phủ lớn và được quan tâm nhiều trên các nền tảng mạng xã hội cho các chiến dịch quảng bá của mình. Tuy nhiên đây chỉ là một trong những tiêu chí để đánh giá độ phù hợp của Influencer với thương hiệu và điều này cũng không hoàn toàn đảm bảo khả năng thành công của chiến dịch.
Tiêu chí 2: Relevance – Mức độ liên quan giữa Influencer với cá tính thương hiệu
Để xác định mức độ liên quan và gắn kết giữa Influencer và thương hiệu, chúng sẽ được đánh giá dựa trên 4 yếu tố sau đây:
- Thương hiệu cá nhân: Nó bao gồm các quan niệm sống, thói quen, cách phát ngôn và những chủ đề họ phát ngôn trước công chúng, bên cạnh đó là phong cách thời trang và làm đẹp.
- Nhân khẩu học: Gồm các yếu tố: Giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân và lĩnh vực họ đang hoạt động
Nội dung, đặc điểm bài viết được chia sẻ: Văn phong viết bài, các chủ đề họ quan tâm và cách họ truyền tải đến người hâm mộ
Đối tượng khán giả: Đối tượng khán giả của họ là ai, nhân khẩu học và chủ đề họ quan tâm là gì?
Tiêu chí 3: Resonance – Khả năng thay đổi suy nghĩ của người dùng
Khi Influencer sáng tạo nội dung trên “ngôi nhà” Social Network của họ, những người yêu quý họ hoặc theo dõi họ sẽ có sự tương tác với những bài đăng họ chia sẻ. Từ đó kích thích họ trải nghiệm sản phẩm giống Influencer và tạo nên hiệu ứng đám đông, sản phẩm đến tay khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng.
Tiêu chí 4: Sentiment – Chỉ số cảm xúc
Chỉ số cảm xúc là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn Influencer cho chiến dịch truyền thông của các nhãn hàng. Đây cụ thể là việc Influencer mang lại những cảm xúc tiêu cực hay tích cực đối với nhóm khán giả quan tâm họ.
Nếu họ tuyền tải những cảm xúc tích cực sẽ góp phần tăng sự yêu thích của nhóm khán giả đến thương hiệu. Trong trường hợp Influencer xảy ra các Scandal gây ra ảnh hưởng vô cùng lớn đến các nhãn hàng họ đang đại diện hoặc quảng bá, người dùng tẩy chay thương hiệu.
6. Cách lựa chọn Influencer phù hợp với từng mục tiêu marketing
Sau khi đã đánh giá được Influencer dựa trên 4 tiêu chí kể trên, doanh nghiệp cần tiếp tục xác định sự phù hợp của Influencer với từng chiến dịch marketing dựa trên 3 yếu tố chính: Awareness, Interest, và Purchase Intention.
Awareness – Mức độ nhận diện thương hiệu
Influencer nói chung và celebrities nói riêng là những người có tầm ảnh hưởng rất lớn. Họ là những người sở hữu hàng triệu Fan hoặc nhiều hơn vì vậy những bài viết của họ có độ tương tác vô cùng cao. Với những nhãn hàng mới gia nhập thị trường hoặc muốn tăng độ nhận diện thương hiệu, việc sử dụng Celebrities sẽ giúp thu hút sự chú ý lớn từ người tiêu dùng, khiến họ thảo luận và nói về thương hiệu một cách tự nhiên.
Interest – Mức độ quan tâm
Người tiêu dùng chỉ thực sự phát sinh nhu cầu mua sản phẩm khi họ có nhu cầu cần được đáp ứng. Những thắc mắc về sản phẩm họ chỉ thực sự chia sẻ với những người hoặc nhóm người tin cậy. Vì vậy, trong trường hợp này nên lựa chọn những người ảnh hưởng có chuyên môn trong ngành, độ uy tín cao, đủ trình độ giải đáp thắc mắc liên quan đến sản phẩm. Từ đó, người tiêu dùng dễ dàng đưa ra vấn đề của mình và ra quyết định mua sản phẩm.
Purchase Intention – Quyết định mua hàng
Người tiêu dùng sẽ đi đến quyết định mua hàng khi mọi thắc mắc của họ được giải đáp, họ nhận thấy sự khác biệt và tính ưu việt từ sản phẩm đó. Vì vậy cần lựa chọn nhóm Influencer có Relevance cao nhất để có sự liên kết với nhãn hàng.
> Xem thêm: Điều gì ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng?
7. Case study về việc áp dụng chiến dịch Influencer marketing hiệu quả
Cuối cùng là cách áp dụng Influencer vào các chiến dịch Influencer Marketing. Chúng ta sẽ có ví dụ cụ thể sau đây:
-
Reach
Khi chọn gương mặt đại diện cho chiến dịch Món Ngon Quận Mình, Baemin đã chọn nghệ sĩ Trấn Thành chứ không phải ai khác, một nghệ sĩ được sự quan tâm và đón nhận đông đảo của khán giả trong thời điểm đó, trong hình ảnh người đàn ông khoác lên mình bộ suit đen, đi đi lại lại và liên tục phát ngôn liên quan đến chủ đề Yêu an toàn hay Yêu thú vị.
-
Relevance
Rõ ràng Trấn Thành không phải là một đại diện quá ưu tú ở lĩnh vực ẩm thực nói riêng. Nhưng khi đặt vào ngữ cảnh một người đàn ông nổi tiếng, thường xuyên gây chú ý bằng những phát ngôn của bản thân thì Trấn Thành lại vô cùng phù hợp.
Thời điểm này, Trấn Thành đang rất nổi tiếng trong mắt chị em phụ nữ khi tham gia chương trình: “Người ấy là ai”. Với những câu nói truyền cảm hứng và kinh nghiệm trong tình yêu, Trấn Thành được chị em tin tưởng với vai trò là “quân sư tình yêu”. Hiểu được điều đó, Baemin đã hợp tác với nam MC nổi tiếng này và cho ra mắt clip: “Phụ nữ nên yêu an toàn hay thú vị”.
-
Resonance
Chiến dịch rất thành công và cải thiện mức độ nhận diện thương hiệu của Baemin. Chiến dịch đã nhận được 11.410 lượt thảo luận, và thuộc top 7/10 chiến dịch nổi bật trên mạng xã hội tháng 05/2020 (theo báo cáo của Buzzmetrics).
8. Những cách để trở thành Influencer chuyên nghiệp
Cần nắm rõ 3 yếu tố chính để trở thành một Influencer chuyên nghiệp
Tóm lại, có thể thấy Influencer là một ngành vô cùng hấp dẫn đối với người trẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để trở thành một Influencer chuyên nghiệp: Dưới đây là 3 bước để bạn xác định được kênh truyền thông, lĩnh vực hoạt động cũng như hướng đi cho riêng mình.
- Lựa chọn lĩnh vực phù hợp với khả năng: Bạn có đam mê, sở thích hoặc tài năng trong lĩnh vực gì, nó có thể hướng tới những ngành hàng nào? Thế mạnh của bạn với ngành nghề đó ra sao? Từ đó xác định lĩnh vực phù hợp với bản thân
- Suy nghĩ cơ bản những khác biệt: Từ ban đầu, bạn chưa có bất cứ một cơ hội gì trong tay, bạn có thể xác định được hướng đi dựa vào những người đi trước trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, bạn hãy khiến nó khác đi và làm nó theo cách riêng của bạn, giúp bạn trở nên khách biệt hơn so với nhiều Influencer ngoài kia.
- Lựa chọn kênh truyền thông: Một vài năm trở lại đây thì Instagram, Youtube và Tiktok là 3 kênh truyền thông có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Đặc biệt Tiktok là nền tảng giúp bạn nhanh chóng có được lượng lớn người theo dõi nếu nội dung chia sẻ ấn tượng và chất lượng.
9. Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết nhất về khái niệm Influencer là gì, tiêu chí đánh giá và yếu tố để trở thành Influencer chuyên nghiệp nhất. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về Influcner Marketing hiện nay và có thể áp dụng thành công chiến thuật này cho doanh nghiệp của mình.
———————————————
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: