Ích lợi là gì ? Đơn vị ích lợi là gì ?
Khi sử dụng thuật ngữ này, các nhà kinh tế không coi ích lợi là thuộc tính của một hàng hoá hay dịch vụ, mà chỉ là biểu hiện của sự thoả mãn thu được từ việc sử dụng nó. Chẳng hạn gạo có tính chất như nhau trong thời kỳ đói kém và thời kỳ dư thừa, trong khi ích lợi thực sự của nó tuỳ thuộc vào thời điểm tiêu dùng (một miếng khi đói bằng một gói khi no). Ích lợi của người tiêu dùng thay đổi tuỳ theo tình trạng thể chất và tinh thần của anh ta. Do vậy, ích lợi là điều kiện riêng có của từng cá nhân.
Ích lợi là khái niệm gây nhiều tranh cãi và có nguồn gốc từ thời cổ Hylạp. Các triết gia Hy Lạp đã sử dụng khái niệm này khi tìm cách xác định giá trị kinh tế. Vấn đề họ nêu ra không phải chỉ là cách tính toán, mà dụng chạm tới bản chất, tức giá trị thu được từ hành vì kinh tế.
Tiếp tục phương pháp liếp cận này, J.Bentham (1748-1832), triết gia người Anh, đã lập luận rằng hành vi của con người bị chi phối bởi các tính toán khôn ngoan: anh ta quyết định hành động nếu niềm vui hay khoái cảm thu được từ hành động đó lớn hơn sự đau đớn do nó gây ra. Nói cách khác, con người có bản chất vị lợi và họ xác định các giá trị kinh tế trên cơ sở này. Bentham cho rằng có thể đo được niềm vui và sự đau đớn do một hành động tạo ra bằng các đem về ích lợi, giống như trọng lượng có thể đo bằng kilogram. Ngoài ra, Ông còn tin rằng có thể cộng ích lợi của tất cả các cá nhân lại với nhau để được tổng ích lợi của toàn xã hội và cho rằng xã hội cần phải tối đa hoá tổng ích lợi này, đây chính là quan điểm về ích lợi thu được.
Sau này các nhà kinh tế cho rằng không thể và không cần phải phản ánh ích lợi theo cách như thế – Các nhà kinh tế di theo quan điểm như vậy được gọi là người theo quan điểm ích lợi thứ tự, vì họ cho rằng chỉ có thứ tự, tức vấn đề sắp xếp sở thích theo một thứ tự nào đó là cần thiết, còn việc xác định quy mô ích lợi hoàn toàn không có ý nghĩa. Kết quả xếp hạng ích lợi theo thứ tự như thế có thể biểu thị bằng lược đồ bàng quan. Mặc dù khi sắp xếp người ta không cần tới đơn vị ích lợi, nhưng hiện nay các nhà kinh tế vẫn dùng khái niệm này để chỉ mức ích lợi mà cá nhân thu được khi tiêu dùng một hàng nào đó. Xem hàm ích lợi, lợi ích.