IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC – Tài liệu text
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 75 trang )
69
có thể nói, phương pháp quản lý là bộ phận năng động nhất trong hệ thống quản lý.
Nó là nhân tố biến đổi hệ quản lý từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động. Nó phải luôn
luôn thích nghi với những biến đổi bên trong (thay đổi quy mô tổ chức giáo dục, thay
đổi quy mô và chất lượng đội ngũ giáo viên, … ) và bên ngoài hệ thống (tiến bộ khoa
học kỹ thuật: môi trường kinh tế – xã hội, môi trường giáo dục, … ).
Các phương pháp quản lý giáo dục bắt nguồn từ những nguyên tắc quản lý giáo
dục, do đó chúng cũng tồn tại khách quan. Trình độ hoàn thiện và hiệu quả của các
phương pháp quản lý giáo dục phụ thuộc vào mức độ phù hợp của chúng với những cơ
sở Khoa học giáo dục, với những nguyên tắc quản lý giáo dục và với trình độ phát
triển của hệ thống giáo dục. Vì vậy phương pháp quản lý giáo dục không thể xuất phát
từ ý muốn chủ quan của chủ thể quản lý. Vấn đề là sử dụng, lựa chọn. phối hợp chúng
như thế nào trong số các phương pháp quản lý cho phù hợp với hoàn cảnh và đối
tượng cụ thể nhằm đạt mục tiêu của tổ chức lại tuỳ thuộc vào trình độ và nghệ thuật
của chủ thể quản lý. Có rất nhiều ví dụ cho thấy nếu chỉ có mục tiêu, mặc dù mục tiêu
có tốt đẹp đến đâu, mà không có phương pháp tốt thì mục liêu cũng chỉ là điều mơ
ước.
Việc sử dụng phương pháp quản lý giáo dục đặt ra một số yêu cầu chủ yếu sau
đây :
– Phương pháp quản lý giáo dục phải phù hợp với mục đích quản lý giáo dục. Có
thể nói mục đích quản lý giáo dục quyết định việc lựa chọn phương pháp quản lý.
Người lãnh đạo có quyền lựa chọn phương pháp quản lý, song không có nghĩa là chủ
quan, tuỳ tiện, bởi mỗi phương pháp quản lý khi từ dụng lại tạo ra một ưu thế trội, một
cơ chế tác động mang tính khách quan vốn có của nó. Trong nhà trường, không phải
bất cứ lúc nào và với bất kể đối tượng nào (giáo viên, học sinh) người hiệu trưởng
cũng có thể dùng cách ra lệnh là đạt hiệu quả.
– Phương pháp quản lý phải phù hợp với nguyên tắc quản lý .Và ,phương pháp
quản lý lại chịu sự chi phối lần thứ hai bởi nguyên tắc quản lý, ngoài lần thứ nhất bởi
mục tiêu quản lý như đã nói ở trên. Ví dụ, hiệu trưởng đang vận dụng nguyên tắc tập
trung dân chủ trong quá trình xây dựng kế hoạch năm học thì phương pháp quản lý
thích hợp ở đáy là giải thích, thuyết phục để mọi giáo viên hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa.
nội dung kế hoạch và từ đó xác định trách nhiệm của mình trong việc thực hiện kế
hoạch chung.
– Sử dụng phương pháp quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Tính khoa
học đòi hỏi chủ thể quản lý phải nắm vững đối tượng quản lý với những đặc điểm vốn
có của nó để có những tác động trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách
quan phù hợp với đối tượng đó. Tính nghệ thuật biểu hiện ở cho biết chọn đúng, biết
kết hợp khéo léo, linh hoạt các phương pháp quản lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất mục
tiêu quản lý đã đề ra. Thực tiễn giáo dục chứng tỏ có nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh
(có lẽ lúc nào cũng có và đây là chuyện bình thường) đòi hỏi nhà quản lý phải áp dụng
70
những giải pháp phù hợp. Chính lúc này đòi hòi hơn lúc nào hết trình độ, bản lĩnh và
nghệ thuật của nhà quản lý.
2. Các phương pháp quản lý giáo dục chủ yếu
Các phương pháp quản lý hết sức đa dạng và phong phú. Do đó, việc phân loại là
cần thiết. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sâu về đặc trưng, bản chấ, điều kiện sử dụng một
cách hiệu quả.
Trong sách báo về quản lý, các tác giả dựa theo tiêu chí khác nhau để có cách
phân loại khác nhau. Chẳng hạn : dựa theo nói đúng có phương pháp hành chính.
phương pháp kinh tế, phương pháp pháp luật, phương pháp xã hội ; dựa theo chức
năng có các phương pháp lãnh đạo của Đảng, phương pháp quản lý của Nhà nước
phương pháp hoạt động của đoàn thể quần chúng ; dựa theo cấp bậc có phương pháp
quân lý của cấp cao, cấp trung gian, cấp cơ sở ; dựa theo đặc trưng của đối tượng quản
lý có phương pháp quản lý tài chính, phương pháp quản lý chuyên món ;v.v… Tuy
nhiên, việc đi sâu vào vấn đề phân loại phương pháp quản lý là vấn đề không đơn giản,
vả lại cũng không phải là mục tiêu của cuốn sách này.
Trong quản lý giáo dục, cách phân loại được áp dụng nhiều và tỏ ra phù hợp là
cách phân loại dựa vào nội dung và thường được chia thành ba loại phương pháp chủ
yếu là : phương pháp hành chính – pháp luật, phương pháp giáo dục – tâm lý và
phương pháp kích thích.
a) Phương pháp hành chính -pháp luật
Phương pháp hành chính – pháp luật là tổng thể các tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và
quyền lực nhà nước.
Các mối quan hệ tổ chức và quyền uy xuất hiện ở tất cả các tổ chức giáo dục, các
cấp bậc quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục. Đặc trưng cơ bản của phương pháp
này là sự cưỡng bức đơn phương của chủ thể quản lý. Quan hệ ở đây là quan hệ giữa
quyền uy và phục tùng, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cá nhân và tổ chức. Cấp trên ra
lệnh, cấp dưới buộc phải chấp hành.
Có nhiều hình thức thực hiện phương pháp này đó là : luật (như Luật Giáo dục),
điều lệ (như Điều lệ trường Trung học cơ sở), Quy chế (như Quy chế tổ chức và hoạt
động của các trường dân lập), nghị quyết, quyết định, chỉ thị (như Chỉ thị đầu năm học
của Bộ trưởng), các văn bản hành chính, mệnh lệnh… .
Phương pháp hành chính – pháp luật được sử dụng nhằm hai mục đích chính : tổ
chức và điều chỉnh. Nhằm mục đích thứ nhất, chủ thể quản lý ban hành các văn bản
pháp quy quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức giáo dục (ví dụ, Điều lệ
trường Trung học cơ sở quy định mục đích, mục tiêu, quy mô, cơ cấu tổ chức, nội
dung hoạt động nhà trường ; vai trò, nhiệm vụ của giáo viên: học sinh, cán bộ công
71
nhân viên ; trách nhiệm. quyền hạn của hiệu trưởng nhà trường), quy định quan hệ
hoạt động trong nội bộ cũng như các đối tượng quản lý với các chủ thẻ khác. Ví dụ
như : quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thuốc Bộ Giáo dục và Đào tạo ;
cơ cấu tổ chức, quan hệ giữa các cơ quan trong Bộ ; đề ra quy chế hoạt động của các
bộ phận phù hợp với luật pháp và các thể chế pháp luật khác (như Luật Bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em, Luật Bảo vệ môi trường, Luật doanh nghiệp… ). Nhằm mục
đích thứ hai, chủ thể quản lý thông qua các hình thức như chỉ thị, mệnh lệnh hành
chính bắt buộc cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ theo phương hướng nhất định
nhằm bảo đảm sự đúng hướng, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Ví dụ như
chỉ thị về dạy thêm, học thêm nhằm uốn nắn những lệch lạc, làm giảm uy tín của nhà
trường và của giáo viên.
Xuất phát từ đặc điểm của phương pháp này như đã nêu ở trên, việc sử dụng nó
phải bảo đảm các yêu cầu sau :
– Xác định rõ căn cứ khoa học của quyết định hành chính sẽ ban hành ;
– Cân nhắc đầy đủ các lợi ích của các bên có liên quan khi thực hiện quyết định,
tránh một chiều và nhất là thiếu khách quan, chỉ nghĩ đến lợi ích của chủ thể quản lý ;
– Nắm vững thực trạng của đối tượng quản lý, bảo đảm có những thông tin đầy
đủ về vấn đề liên quan đến quyết định ;
– Sử dụng phương pháp hành chính – pháp luật phải gắn chặt với quyền hạn,
trách nhiệm của người ra quyết định ;
– Quyết định phải rõ ràng, dứt khoát, dễ hiểu, có địa chỉ người thực hiện ;
– Cần chú ý khắc phục nhược điềm của phương pháp này, đó là việc dễ gây tình
trạng hành chính quan liêu, nặng giấy tờ, quyết định không đủ căn cứ, thiếu thông tin
cần thiết, gây tổn thất không nhỏ cho tồ chức. Từ đó xuất hiện kiểu người lạm dụng
quyền hành, nhưng lại chạy trốn trách nhiệm trước tổ chức.
b) Phương pháp giáo dục -tâm lý
Phương pháp giáo dục – tâm lý là tổng thể những tác động lên trí tuệ, tình cảm, ý
thức và nhân cách của con người. Mục đích của phương pháp này là thông qua. những
mối quan hệ liên nhân cách tác động lên con người nhằm cung cấp, trang bị thêm hiểu
biết, hình thành những quan điểm đúng đắn, năng cao khả năng, trình độ thực hiện
nhiệm vụ của họ ; đồng thời chuẩn bị tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, ý thức tự
giác, tự chủ, lòng kiên trì, tinh thần tự chịu trách nhiệm, không khí lành mạnh, …trong
tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ.
Trong quản lý giáo dục, phương pháp- này được sử dụng nhiều, một phần do đặc
điểm của môi trường hoạt động giáo dục : phần khác, do tính hiệu quả cao của nó.
Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục, làm cho con người hiểu rõ đúng sai, phải – trái, tốt – xấu, lợi – hại, thiện – ác… để từ đó nâng cao tính tự giác làm việc
72
và sự gắn bó với tổ chức. Cơ sở khách quan của phương pháp này là các quy luật nhân
thức – tư duy: các quan hệ và quy luật tâm lý – giáo dục – xã hội ; trong khi đó, hoạt
động quản lý giáo dục lại diễn ra trong môi trường giáo dục, môi trường đụng chạm
nhiều đến học thuật, chính vì thế mà phương pháp giáo dục – tâm lý được sử dụng
nhiều trong quản lý giáo dục.
Yêu cầu của việc sử dụng phương pháp này là :
– Coi trọng nhân cách con người ;
– Chú trọng việc phân tích cơ sở khoa học của các quyết định quản lý, tạo sự
thống nhất trong quan niệm và hành động của các thành viên trong tổ chức .
– Thuyết phục bằng lý trí, tình cảm, xây dựng lòng tin giữa chủ thể quản lý và đối
tượng bị quản lý ;
– Hình thành niềm tự hào vè tổ chức của mình, lòng tự tin vào bản thân trong các
thành viên của tổ chức ;
– Tạo nền nếp, thói quen, tập quán, nói rộng ra là tạo thành văn hoá trong tổ chức.
trong đó có văn hoá quản lý giáo dục.
c) Phương pháp kích thích
Phương pháp kích thích là tổng thể những tác động đến con người thông qua lợi
ích vật chất, lợi ích tinh thần nhằm phát huy ở họ tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, ý chí,
trách nhiệm và quyết tâm hành động vì lợi ích chung của tổ chức.
Những kích thích về vật chất có thể kể như : các thang, bậc lương, tiền thưởng,
điều kiện sinh hoạt, lao động…có ý nghĩa tích cực đối với con người, khiến họ lao
động nhiều hơn, tốt hơn, có năng suất hơn để có những cống hiến xứng đáng cho tập
thể. Trong thực tiễn, giáo dục đã và đang tồn tại những kích thích này : tăng lương
trước thời hạn cho giáo lên giỏi: thưởng tiền cho những giáo viên có học sinh đoạt giải
quốc gia, quốc tế ,v.v…
Những kích thích về tinh thần có thể kể : phong danh hiệu thi đua, danh hiệu giáo
viên giỏi các cấp: nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân, v.v… Ngoài ra, các kích thích về
chính trị (như kết nạp Đảng), về khoa học (như tạo điều kiện cho giáo viên đi học sau
đại học), v.v…cũng thuộc loại kích thích tinh thần.
Điều cần lưu ý là cần kết hợp các kích thích vật chất và tinh thần trong quá trình
quản lý. Quá coi trọng kích thích vật chất sẽ tầm thường hoá con người, vả lại cũng
không phù hợp với môi trường giáo dục, trong đó phần lớn những trí thức hoạt động.
Ngược lại quá coi trọng kích thích tinh thần sẽ rơi vào chủ nghĩa duy ý chí. Nói như
V.G. Afanaxep : “Tuyệt đối hoá những kích thích về vật chất, sẽ có thể làm nảy sinh
những khuynh hướng tư hữu và tính tham lam. Còn bản thân những khuyến khích về
tinh thần không tự nó góp phần trực tiếp thoả mãn những nhu cầu về vật chất của con
người, và vì thế, không thể đưa lại hiệu lực lớn nhất cho việc nâng cao tính tích cực
73
lao động sản xuất của con người. Chỉ có sự thống nhất, sự tác động lẫn nhau, một mặt
là những khuyến khích vật chất và mặt khác là những khuyến khích tinh thần, mới
thúc đẩy, nâng cao không ngừng tính tích cực lao động, nâng cao năng suất lao động
và của cải xã hội, và mặt khác mới là cội nguồn tăng phúc lợi cho nhân dân, phát triển
toàn diện con người xây dựng diện mạo tinh thần và tư tưởng cao cả của anh ta” 1 .
Các phương pháp quản lý giáo dục trình bày trên đây xem như những gợi ý đối
với các nhà quản lý. Trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý cần sử dụng kết hợp
các phương pháp, bởi những lý do sau :
– Phương pháp nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc đề cao quá mức
bất kỳ phương pháp nào và lạm dụng nó đều rất dễ dẫn đến kém hiệu quả trong quản
lý.
– Đối tượng quản lý chịu sự tác động của hàng loạt quy luật khác nhau, mỗi
phương pháp chỉ có tác dụng ưu trội phù hợp với một vài quy luật nhất định.
– Hệ thống quản lý, về thực chất là một chỉnh thẻ bao gồm các bộ phận hợp thành
có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau. Do đó một phương pháp quản lý cụ thể
nào đó không thể cùng một lúc tác động có hiệu quả đến tất cả các mối quan hệ trong
hệ thống quản lý.
– Vả lại, đối tượng quản lý giáo dục là con người, mà bản chất của nó lại là tổng
hoà các quan hệ xã hội. Bởi vậy chỉ có sự kết hợp các phương pháp quản lý mới có thể
tạo ra sức mạnh tổng hợp làm thay đổi trạng thái quản lý như mong muốn của chủ thể
quản lý.
Thực tiễn chỉ đạo giáo dục đã cho ta rất nhiều bài học rút ra từ việc vận dụng kết
hợp các phương pháp quản lý giáo dục. Chủ trương xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, chủ
trương đổi mới giáo dục, chủ trương phổ cập giáo dục và rất nhiều chủ trương giáo dục
khác được thực hiện thành công trên khắp đất nước ta là minh chứng rõ rệt về việc sử
dụng phối hợp nhiều phương pháp quản lý : vừa tuyên truyền, thuyết phục, giải thích,
vừa kết hợp các biện pháp hành chính quy định trách nhiệm, quyền hạn của các chủ
thể tham gia, lại vừa sử dụng các phương pháp khuyến khích vật chất và tinh thần
nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của quần chúng trong và ngoài ngành giáo dục tích
cực tham gia phải triển sự nghiệp giáo dục.
V – CÔNG CỤ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Công cụ quản lý giáo dục là những phương tiện, những giải pháp của chủ thể
quản lý nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ, điều hoà, phối hợp và đánh giá kết quả
hoạt động của các thành viên trong tổ chức giáo dục hướng vào việc thực hiện mục
1. V. G. Afanaxep : Con người trong quản lý xã hội, Tập 2. NXB Khoa học xã hội. Hà
Nội. 1979. tr. 81.
74
tiêu đề ra.
1. Các loại công cụ trong quản lý giáo dục
a) Công cụ có tính pháp lý như : luật pháp, pháp lệnh, nghị quyết, các chính sách,
các vãn bản của các cơ quan có chức năng và thẩm quyền nhà nước ban hành (ví dụ :
Nghị quyết của Đảng về giáo dục và các vấn đề liên quan, Luật Giáo dục, Nghị quyết
của Quốc hội, Chỉ thị của Chính phủ, Chính sách đối với giáo viên công tác ở các
vùng khó khăn,… ).
b) Công cụ theo lĩnh vực quản lý như : công cụ quản lý ngành, công cụ quản lý
của các ngành liên quan đến giáo dục, công cụ quản lý liên ngành, …do cơ quan chức
năng ban hành (ví dụ : Chỉ thị của Bộ trưởng về nhiệm vụ năm học, Chế độ khen
thưởng đối với giáo viên, Thông tư liên bộ hướng dẫn tổ chức và hoạt động của các
trường tư thục, Hướng dẫn phân bổ ngân sách giáo dục,…).
c) Công cụ kinh tế, kỹ thuật như : công cụ hạch toán chi tiêu trong giáo dục, công
cụ thống kê, xác suất, … (ví dụ : Hướng dẫn chi tiêu trong giáo dục, Hướng dẫn thống
kê giáo dục, …).
d) Công cụ quản lý theo nội dung và quá trình quản lý như : công cụ quản lý
chuyên môn, công cụ kiểm tra đánh giá, công cụ điều chỉnh hoạt động…( ví dụ : Chỉ
thị của Bộ trưởng về thi tốt nghiệp các cấp. Hướng dẫn tuyển chọn, bồi dưỡng học
sinh giỏi. Chỉ thị về tổ chức và quản lý dạy thêm, học thêm, Quy chế, Nội quy, Quyết
định của hiệu trưởng nhà trường, Kế hoạch năm học…).
Trên đây là một số loại công cụ chủ yếu được sử dụng trong quản lý giáo dục.
Trong thực tế còn nhiều loại công cụ quản lý khác dựa theo các tiêu chí khác nhau.
Nhưng tác giả thấy không cần thiết nêu cụ thể trong sách này.
2. Yêu cầu đối với hệ thống công cụ quản lý giáo dục
Có bốn yêu cầu cụ thể như dưới đây :
a) Công cụ quản lý phải được luận chứng đầy đủ dựa trên cơ sở khoa học (lý luận
và thực tiễn) trước khi ban hành. Ví dụ trước khi ban hành Chỉ thị về tổ chức và quản
lý dạy thêm, học thêm cần phải xem xét thực trạng, bản chất, mặt tích cực, mặt tiêu cực
nguyên nhân, hậu quả, v.v… của nó để từ đó ban hành chỉ thị kèm theo các điều kiện
thực hiện cụ thể.
b) Phù hợp với thực tế, mang tính khả thi và hiệu quả. Ví dụ như để thực hiện
chủ trương phổ cập giáo dục phải có chính sách khác nhau phù hợp với đặc điểm, khả
năng và điều kiện đối với các vùng miền khác nhau.
c) Bảo đảm tính ổn định tương đối của hệ thống công cụ quản lý và có xu hướng
phát triển và hoàn thiện trong tương lai. Một chủ trương hoặc chính sách giáo dục phải