INTERNET OF THINGS / INTERNET VẠN VẬT
Internet Of Thing là gì?
Internet Of Things (IoT) được gọi là Internet vạn vật, mô tả mạng lưới các đối tượng vật lý được nhúng với các cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác nhằm mục đích kết nối và trao đổi với các thiết bị và hệ thống khác qua Internet.
Cùng với một số công nghệ khác (Cloud Computing, big data, AI và học máy), IoT được gọi là những công nghệ 4.0.
Các thiết bị này bao gồm từ các đồ vật gia đình thông thường đến các công cụ công nghiệp tinh vi. Với hơn 10 tỷ thiết bị IoT được kết nối hiện nay, các chuyên gia đang kỳ vọng con số này sẽ tăng lên 22 tỷ vào năm 2025.
Tại sao Internet Of Thing (IoT) lại quan trọng?
Internet vạn vạn vật giúp mọi người sống và làm việc thông minh và tiện lợi hơn. Giờ đây, chúng ta có thể kết nối các đồ vật hàng ngày như thiết bị nhà bếp, ô tô, bộ điều nhiệt, tivi dành cho trẻ thông qua Internet.
Ngoài ra, Internet vạn vật cũng là công nghệ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh trong thế kỷ 21. Một số hoạt động của IoT đối với doanh nghiệp:
-
Sản xuất thông minh.
-
Tài sản được kết nối và tiến hành bảo trì dự đoán.
-
Phản hồi hệ thống hoạt động theo thời gian thực.
-
Hệ thống mạng điện thông minh.
-
Thành phố thông minh.
-
Kết nối các hoạt động logistic.
-
Chuỗi cung ứng kỹ thuật số.
Internet Of Things mang lại cho các doanh nghiệp các lợi ích như:
-
Từ dữ liệu IoT để quản lý doanh nghiệp tốt hơn.
-
Giảm chi phí lao động và giảm thiểu lượng chất thải.
-
Tăng năng suất và hiệu quả của quá trình sản xuất.
-
Tạo ra các mô hình kinh doanh mới và dòng doanh thu.
-
Minh bạch trong các hoạt động với khách hàng, nâng cao giá trị doanh nghiệp.
Internet Of Thing (IoT) được ứng dụng trong các ngành công nghiệp nào?
Chế tạo:
-
Giám sát dây chuyền sản xuất, bảo trì dự đoán máy móc trước khi xảy ra sự cố.
-
Giảm chi phí hoạt động, quản lý tài khoản tốt hơn và ngăn chặn việc gián đoạn sản xuất.
Ô tô:
-
Tối ưu các hoạt động trong dây chuyền sản xuất.
-
Cảm biến phát hiện và cảnh báo phương tiện sắp xảy ra hỏng hóc khi đang lưu thông trên đường.
Vận tải và logistic:
-
Nhờ vào dữ liệu cảm biến, định tuyến lại các chuyến vận chuyển hàng hóa dựa vào điều kiện thời tiết, tình trạng của phương tiện hay trạng thái của tài xế.
-
Theo dõi và kiểm soát nhiệt độ của hàng tồn kho nhờ cảm biến (đặc biệt là hàng hóa phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ).
Bán lẻ:
-
Quản lý tình trạng và số lượng hàng tồn kho, tối ưu hóa chuỗi cung ứng.
-
Cải thiện trải nghiệm khách hàng và giảm chi phí hoạt động.
Chăm sóc sức khỏe:
-
Giám sát và định vị các phương tiện hay dụng cụ y tế trong các bệnh viện.
-
Thiết bị thông minh có IoT để theo dõi sức khỏe (nhịp tim, huyết áp, lượng đường trong máu,…).
-
Bác sĩ có thể theo dõi tình trạng bệnh nhân từ xa.
An toàn lao động:
-
Cảm biến phát hiện và cảnh báo tới người lao động các nguy hiểm có thể xảy ra sắp tới. Đặc biệt trong các ngành nghề nhiều nguy hiểm như hầm mỏ, mỏ dầu, khí đốt.
Nhược điểm có thể có của Internet Of Things là gì?
Mặc dù IoT là công nghệ vô cùng quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại sẽ đi kèm với một số nhược điểm như:
-
Khi các thông tin doanh nghiệp được kết nối trong hệ thống thiết bị IoT có thể bị tin tặc lấy cắp.
-
Một doanh nghiệp có thể sẽ phải quản lý số lượng lớn các thiết bị IoT.
-
Nếu có lỗi ở một thiết bị trong hệ thống, có khả năng sẽ xảy ra lỗi ở toàn bộ hệ thống.
-
Các thiết bị IoT từ các nhà sản xuất khác nhau chưa thể kết nối được với nhau.