I. KHÁI NIỆM, ÐẶC ÐIỂM, Ý NGHĨA CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH – Tài liệu text – Kiến Thức Cho Người lao Động Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản khá đầy đủ của tài liệu tại đây ( 547.4 KB, 121 trang )

theo thứ tự thời gian nhằm thực hiện công vụ hoặc cho rằng đó là trình tự kế tiếp nhau

theo thứ tự thời gian nhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Ngoài ra, cũng có quan điểm cho rằng thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền

của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền hợp pháp

trong việc giải quyết các công việc của nhà nước và các kiến nghị, yêu cầu thích đáng của

công dân hoặc tổ chức nhằm thi hành nghĩa vụ hành chính, bảo đảm công vụ nhà nước và

phục vụ nhân dân.

Do tính đa dạng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước nên có rất nhiều loại thủ tục

và tất cả các thủ tục đó có những đối tượng chung tạo thành khái niệm thủ tục hành

chính. Từ những quan điểm trên có thể định nghĩa thủ tục hành chính như sau:

“Thủ tục hành chính là trình tự về thời gian, không gian và là cách thức giải quyết công

việc của cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá

nhân công dân. Nó được đặt ra để các cơ quan nhà nước có thể thực hiện mọi hình thức

hoạt động cần thiết của mình trong đó bao gồm cả trình tự thành lập công sở, trình tự bổ

nhiệm, bãi nhiệm, điều động cán bộ, công chức, trình tự lập quy, áp dụng quy phạm pháp

luật để đảm bảo các quyền chủ thể và xử lý vi phạm, trình tự điều hành, tổ chức các hoạt

động tác nghiệp hành chính.”

Chỉ có các hoạt động quản lý hành chính được quy phạm thủ tục hành chính điều chỉnh

mới là thủ tục hành chính, còn các hoạt động tổ chức – tác nghiệp cụ thể nào đó trong

hoạt động quản lý hành chính không được các quy phạm thủ tục hành chính điều chỉnh

thì không phải là thủ tục hành chính .

Thủ tục hành chính chủ yếu là thủ tục trong việc thực hiện chỉ đạo thi hành pháp luật.

Thủ tục này do pháp luật quy định. Toàn bộ những quy phạm pháp luật về thủ tục hành

chính tạo thành một chế định quan trọng của luật hành chính gọi là chế định thủ tục hành

chính. Về chế định thủ tục hành chính có thể chia thành một số nhóm sau:

• Nhóm quy định về quy chế ban hành thủ tục hành chính và thẩm quyền các cơ

quan tiến hành thủ tục.

• Nhóm quy định việc thông qua quyết định cho từng loại thủ tục, truyền đạt đến

cho người thi hành thủ tục; việc thực hiện và trình tự khiếu nại, giải quyết khiếu

nại đối với quyết định ban hành.

61

2. Ðặc điểm của thủ tục hành chính

Qua nghiên cứu cho thấy, thủ tục hành chính có những đặc điểm sau:

Thủ tục hành chính được thực hiện bởi nhiều cơ quan và công chức nhà nước. Ngoài

cơ quan hành chính và công chức nhà nước là những chủ thể chủ yếu tiến hành thủ tục

hành chính, theo quy định của pháp luật hiện hành các cơ quan hành pháp, các cơ quan tư

pháp cũng có loại hoạt động thuộc hệ thống nền hành chính nhà nước cho nên các cơ

quan này cũng thực hiện một số thủ tục hành chính.

Thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết công việc nội bộ của nhà nước và công việc

liên quan đến quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của công dân. Do vậy những công việc

có thể đòi hỏi nhiều khâu, nhiều bước.

Quản lý hành chính nhà nước chủ yếu là hoạt động cho phép, ra quyết định có tính

chất đơn phương và đòi hỏi thi hành ngay nhằm mục đích giải quyết nhanh chóng, có

hiệu quả những công việc diễn ra hàng ngày trong xã hội. Do vậy, việc quy định thủ tục

hành chính đòi hỏi phải kết hợp những khuôn mẫu ổn định tương đối và chặt chẽ với các

biện pháp, thích ứng với từng loại công việc và đối tượng để đảm bảo kịp thời giải quyết

được công việc theo từng trường hợp cụ thể .

Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện chủ yếu tại tại văn phòng

công sở nhà nước và phương tiện truyền đạt quyết định cũng như các thông tin quản lý

phần lớn là văn bản. Vì thế hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ với công tác văn thư.

Nền hành chính nhà nước Việt Nam chuyển từ hành chính đơn thuần sang hành chính

phục vụ, làm dịch vụ cho xã hội, từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung quan liêu sang

cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã làm cho hoạt động quản lý hành chính

ngày càng đa dạng về nội dung hình thức, phương pháp…

Cải cách thủ tục hành chính là một hoạt động đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên,

hiệu quả và cần có sự chung sức giữa các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, các doanh

nghiệp và của toàn dân, trong đó việc nhận thức và thực hiện của hệ thống cơ quan hành

chính nhà nước là nồng cốt quyết định.

3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính đảm bảo cho các quy phạm vật chất quy định trong các quyết định

hành chính được thi hành thuận lợi. Nếu bỏ qua các thủ tục hành chính thì trong nhiều

62

trường hợp sẽ làm cho văn bản hành chính bị vô hiệu hóa dễ xảy ra quan liêu, cửa quyền,

tùy tiện.

Thủ tục hành chính bảo đảm cho việc thi hành các quyết định được thống nhất và có thể

kiểm tra được tính hợp lý cũng như các hậu quả do việc thực hiện các quyết định hành

chính tạo ra.

Thủ tục hành chính khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý sẽ tạo khả năng sáng

tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được thông qua, đem lại hiệu quả thiết

thực cho hoạt động quản lý nhà nước. Thủ tục hành chính liên quan đến nghĩa vụ và

quyền lợi của công dân. Do vậy khi được xây dựng hợp lý và vận dụng tốt vào đời sống

nó sẽ tạo ra mối quan hệ tốt giữa nhà nước với nhân dân.

Thủ tục hành chính cũng là một biện pháp của pháp luật về hành chính nên việc xây dựng

và thực hiện tốt các thủ tục hành chính sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình xây dựng và

phát triển luật pháp. Ðặc biệt khi nhà nước ta đang tiếp tục công cuộc cải cách nền hành

chính nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam thì thủ tục hành chính càng

đóng vai trò quan trọng .

Thủ tục hành chính xét trên một phương diện nhất định là sự biểu hiện trình độ văn hóa

của tổ chức. Ðây là văn hóa giao tiếp trong bộ máy nhà nước, văn hóa điều hành, nó thể

hiện mức độ văn minh của một nền hành chính phát triển.

II. CHỦ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Chủ thể của thủ tục hành chính gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức

kinh tế, đơn vị vũ trang và công dân.

Trong thủ tục hành chính có chủ thể thực hiện thủ tục và chủ thể tham gia thủ tục.

a) Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là những chủ thể có thẩm quyền nhân danh nhà

nước tiến hành các thủ tục hành chính gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và

những người có thẩm quyền công vụ. Ðây là những chủ thể bắt buộc phải có trong quan

hệ pháp luật hành chính, tuy nhiên không phải mọi hoạt động thủ tục của chủ thể này làm

phát sinh quan hệ pháp luật hành chính.

b) Chủ thể tham gia thủ tục hành chính là công dân và cũng có thể là cơ quan nhà nước,

tổ chức xã hội và những người có thẩm quyền công vụ. Loại chủ thể này bằng hành động

của mình làm xuất hiện thủ tục và tạo điều kiện để thực hiện thủ tục có hiệu quả. Các

63

hành động đó như: gửi đơn xin cấp một loại giấy tờ, gửi đơn tố cáo, thực hiện hành vi vi

phạm hành chính.

c) Ngoài ra, còn có chủ thể của thủ tục hành chính với tư cách là bên thứ ba như: người

làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người chứng kiến.

III. QUY PHẠM VÀ QUAN HỆ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Quy phạm thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính bao gồm các quy phạm quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của

các cơ quan hành chính nhà nước cũng như quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức

xã hội, của công dân trong quản lý nhà nước. Những quy phạm đó hợp thành những quy

phạm nội dung. Bên cạnh các quy phạm nội dung còn có các quy phạm quy định trật tự

tiến hành công việc nhằm thực hiện các quy định của quy phạm nội dung. Những quy

phạm đó hợp thành các quy phạm thủ tục, là các quy tắc xử sự điều chỉnh các quan hệ xã

hội hình thành trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính của các chủ thể.

Quy phạm thủ tục là phương tiện để các quy phạm nội dung của luật hành chính và một

số ngành khác vào cuộc sống. Vì vậy có thể nói, quy phạm thủ tục phát sinh trên cơ sở

quy phạm nội dung. Tuy nhiên quy phạm thủ tục có đối tượng và phạm vi điều chỉnh

riêng.

Quy phạm thủ tục hành chính rất đa dạng. Dựa vào một số căn cứ nhất định có thể chia

quy phạm thủ tục hành chính thành từng nhóm. Cụ thể:

• Nếu căn cứ vào nội dung có thể chia quy phạm thủ tục hành chính thành:

Nhóm quy phạm quy định các nguyên tắc thủ tục hành chính và thẩm quyền của các

cơ quan tiến hành thủ tục.

Nhóm quy phạm quy định quyền của các bên tham gia thủ tục.

Nhóm quy phạm quy định trình tự tiến hành thủ tục và nội dung, hình thức giấy tờ,

công văn thích ứng.

Nhóm quy phạm quy định thủ tục thông qua quyết định phù hợp với từng loại thủ tục

hành chính, truyền đạt đến ngưới thi hành, việc thực hiện và trình tự khiếu nại, giải quyết

khiếu nại các quyết định đã ban hành.

64