Hy vọng mới cho holder và thợ đào Pi Network?
(ĐTTCO) – Pi Network được thành lập bởi Nicolas Kokkalis và Chengdiao Fan. Cả Kokkalis và Fan đều có bằng tiến sĩ từ Đại học Stanford (Mỹ). Khái niệm Pi Network xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2019 khi ứng dụng ra đời. Năm 2020 là năm testnet của mạng ra mắt, với số lượng người tiên phong hoạt động đã lên tới 23 triệu thợ đào và vẫn đang tiếp tục mở rộng cho đến ngày nay.
Pi sử dụng giao thức đồng thuận stellar. Điều này cho phép một số người dùng nhất định trên mạng, được gọi là các nút, xác thực các giao dịch trên một sổ cái phân tán và đạt được sự đồng thuận về thứ tự các giao dịch mới được ghi lại trên sổ cái. Các nút tạo thành các nhóm gồm ba đến năm người đáng tin cậy mà mỗi người dùng mạng biết nhau. Sau đó, về lý thuyết, họ xây dựng một mạng lưới, ngăn chặn các giao dịch gian lận vì các giao dịch chỉ có thể được xác thực nếu các nút đáng tin cậy chấp thuận.
Vào cuối tháng 12-2021, mạng mainnet của Pi Network được ra mắt, nhưng không có sàn giao dịch nào niêm yết đồng tiền này.
Một giải pháp thay thế với Pi Connect?
Vì Pi không có hiệu lực để giao dịch công khai, nên tiền điện tử Pi Network (PI) có mức ứng dụng hạn chế. Nếu mọi người không thể mua, bán hoặc trao đổi PI, nó sẽ không trở thành ứng dụng phổ biến như bất kỳ loại tiền điện tử nào. Tuy nhiên, mọi người có thể mua và bán mọi thứ trên thị trường giao dịch mạng ngang hàng (peer to peer) của Pi Network, vì vậy ứng dụng bị hạn chế.
Nhưng theo globenewswire, có một giải pháp thay thế cho vấn đề này là PiConnect. Ứng dụng này nhằm giải quyết hạn chế hiện có trên đồng tiền điện tử Pi Network, bao gồm phần thưởng khai thác và cung cấp thanh khoản. Hơn nữa, ứng dụng cung cấp cho người dùng thông tin về giá cả và tỷ giá hối đoái giữa Pi đối với các loại tiền điện tử chính thống khác.
Theo tuyên bố của nhà phát triển, PiConnect sẽ tuân theo ba quy tắc quan trọng: Thuận tiện, An toàn cao và Linh hoạt.
Liệu PiConnect có thực sự là cứu cánh cho cộng đồng Pi? Hãy chờ xem.