Hướng dẫn xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Khách hàng: “…Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-Cp khung xử phạt là từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng. Tôi là đội trưởng đội cảnh sát giao thông mà cũng theo Nghị định này tôi chỉ được xử phạt đến 1.200.000 đồng trong lĩnh vực giao thông đường bộ…”
Khách hàng: Xin chào Luật sư Minh Khuê, tôi có một thắc mắc mong được giải đáp:
Trong quá trình làm nhiệm vụ đơn vị của tôi có phát hiện ra một hành vi vi phạm luật giao thông là điều khiển máy kéo nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định khung xử phạt là từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng. Tôi là đội trưởng đội cảnh sát giao thông mà cũng theo Nghị định này tôi chỉ được xử phạt đến 1.200.000 đồng trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Hiện tại ở cơ quan của tôi có hai quan điểm: thứ nhất cho rằng tôi được quyền xử phạt do 1.200.000 đồng năm trong khung xử phạt nhưng quan điểm thứ 2 cho rằng vì mức cao nhất của khung phạt là 2.000.000 đồng nên không thuộc thẩm quyền xử phạt của tôi. Vậy Luật Minh Khuê giúp tôi quan điểm nào là hợp lý?
Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Cơ sở pháp lý được sử dụng trogn bài viết:
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp tôi xin đưa ra lời tư vấn như sau:
Mục Lục
1. Khái niệm xử phạt hành chính
Xử phạt hành chính là Hành vi của cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng chế tài hành chính để xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luậtkhông thuộc phạm vi các tội hình sự đã được quy định trong Bộ luật hình sự, và do các cá nhân, cơ quan hay tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính gồm có: Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan cảnh sát, bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, quản lý thị trường. Những cá nhân có quyền ra quyết định xử phạt hành chính là thủ trưởng các cơ quan nói trên và cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, nhân viên hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, thanh tra viên thực hiện chức năng thanh tra nhà nước chuyên ngành đang thi hành công vụ theo các hình thức xử phạt hành chính do luật quy định.
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm 5 nguyên tắc được quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Ví dụ:
– Hình phạt cảnh cáo theo Điều 22 quy định Hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
– Hình thức phạt tiền được quy định tại Điều 23 và 24 Luật xử lý vi phạm hành chính như sau:
Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1 tỷ đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2 tỷ đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Đối từng lĩnh vực cụ thể có mức tiền phạt tối đa khác nhau.
2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt hành chính
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt hành chính:
“Điều 52. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.
2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.”
=> Như vậy, theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thẩm quyền phạt tiền của chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải căn cứ vào mức tối đa của khung phạt tiền được quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể tương ứng trong từng lĩnh vực.
3. Xử phạt điều khiển xe không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật
Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Bảo đảm thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định cho từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định, theo yêu cầu tại quy trình kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.
Có ít nhất 02 kiểm định viên làm việc theo hợp đồng từ 12 tháng trở lên thuộc tổ chức để thực hiện kiểm định đối với mỗi đối tượng thuộc phạm vi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.
Người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định của tổ chức phải có thời gian làm kiểm định viên tối thiểu 02 năm.
Các thiết bị, nhân lực nêu trên chỉ được sử dụng để làm điều kiện đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với một tổ chức.
Tại Điểm c – khoản 2 – Điều 19 – Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:
“Điều 19. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy định về điều khiển của phương tiện khi tham gia giao thông
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên.”
4. Hồ sơ và thủ tục cấp Giấy chứng nhận
Dưới đây ta tìm hiểu về Hồ sơ và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
a. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
Bản sao quyết định thành lập đối với đơn vị sự nghiệp;
Danh mục thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định;
Danh sách kiểm định viên theo mẫu tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Nghị định 140/2018/NĐ-CP;
Một trong các tài liệu sau để chứng minh kinh nghiệm của người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định:
– Bản sao sổ hoặc tờ rời về tham gia bảo hiểm xã hội;
– Bản sao hợp đồng lao động;
– Bản sao biên bản kiểm định kèm theo giấy chứng nhận kết quả kiểm định.
b. Thủ tục
Tổ chức có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận; nộp phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định và cấp Giấy chứng nhận; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Bộ Công Thương: vật liệu nổ công nghiệp; hệ thống thủy lực nâng cánh phai thủy điện; máy và thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chỉ sử dụng cho khai thác mỏ trong hầm lò;
Bộ Giao thông vận tải: các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động để vận hành động cơ của phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không (không bao gồm các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được chuyên chở hoặc được lắp đặt trên phương tiện vận tải để làm việc trên các công trường, kho hàng, nơi sản xuất, kinh doanh); thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chỉ phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; hệ thống đường ống dẫn dầu, khí đốt trên biển;
Bộ Khoa học và Công nghệ: lò phản ứng hạt nhân; buồng thử nghiệm tương thích điện từ; các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động làm việc trong lưới điện cao áp; các loại máy, thiết bị chứa nguồn phóng xạ, bức xạ;
Bộ Xây dựng: hệ thống giàn giáo; hệ thống cốp pha trượt; thanh, cột chống tổ hợp;
Bộ Thông tin và Truyền thông: ăng ten bức xạ cao tần; máy khuếch đại công suất cao tần trong phát thanh, truyền hình;
Bộ Quốc phòng: các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chuyên sử dụng cho mục đích quốc phòng, đặc thù quân sự;
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trừ các loại máy, thiết bị, vật tư quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản 1 Điều 18 Nghị định 45/2013/NĐ-CP.
Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động: 05 năm đối với Giấy chứng nhận cấp mới
5. Quy định về thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân
Điểm b – khoản 2 – Điều 72 – Nghị định này quy định về thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân:
“Điều 72. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
b) Phạt tiền đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ…”
Như vậy, căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt nhận thấy:
Điều 19 có quy định khung hình phạt cao nhất là 2.000.000 đồng trong khi Điều 72 quy định thẩm quyền xử phạt cao nhất tới 1.200.000 đồng nên bạn sẽ không có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này mặc dù có thể ra quyết định xử phạt ở mức 1.000.000 đồng.
=> Vậy, quan điểm thứ 2 ở đơn vị bạn là có cơ sở.
Trên đây là tư vấn giải đáp thắc mắc của bạn. Nếu còn vướng mắc hoặc cần trao đổi vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi:1900.6162 để được hỗ trợ.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính – Công ty Luật Minh Khuê