Hướng dẫn viết mẫu công văn báo cáo cấp trên cập nhật 2023
Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hàng ngày để thực hiện các hoạt động thông tin và giao dịch nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của tổ chức. Bởi vậy, trong hoạt động tổ chức nói chung còn sử dụng mẫu công văn báo cáo cấp trên với mẫu dưới đây.
Mục Lục
1. Công văn báo cáo cấp trên là gì?
Công văn báo cáo là một loại văn bản hành chính (gồm văn bản giấy và văn bản điện tử) của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thể hiện tình hình, kết quả thực hiện công việc nhằm giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền có thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá, điều hành và ban hành các quyết định quản lý phù hợp theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
2. Có được làm công văn báo cáo cấp trên không?
Công văn không phải là một văn bản quy phạm pháp luật nên công văn không có hiệu lực đối với tất mọi người, tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn chỉ có giá trị hiệu lực, giá trị áp dụng đối với cá nhân, đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận công văn.
Công văn báo cáo cấp trên là một loại văn bản hành chính thông dụng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, bởi vậy, việc làm công văn báo cáo cấp trên không còn là khái niệm quá xa lạ và là một phần hoạt động của mình.
3. Các nội dung trong công văn báo cáo cấp trên
Để làm được công văn báo cáo cấp trên thì phải có đủ các phần, các nội dung chính sau đây:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Địa danh và thời gian gửi công văn.
- Tên cơ quan chủ quản và cơ quan ban hành công văn.
- Chủ thể nhận công văn (cơ quan hoặc cá nhân).
- Số và ký hiệu của công văn.
- Trích yếu nội dung.
- Nội dung công văn.
- Chữ ký, đóng dấu.
- Nơi gửi.
– Phần mở đầu: Nêu lý do, tóm tắt mục đích viết Công văn
- Công văn hướng dẫn: hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp dưới.
- Công văn đôn đốc: đôn đốc cấp dưới, tránh được sự thiếu triệt để trong những hoạt động chuyên môn hoặc kịp thời chỉ ra những sai sót cần khắc phục trong thực tiễn.
– Phần nội dung: Nêu cách giải quyết, nêu quan điểm, thái độ của cơ quan gửi Công văn. Trong nội dung công văn thường có 3 phần là:
- Viện dẫn vấn đề.
- Giải quyết vấn đề.
- Kết luận vấn đề.
4. Mẫu công văn báo cáo cấp trên
4.1 Mẫu 01 công văn báo cáo cấp trên
TÊN CƠ QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
……………………… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số ____/BC Ngày …. tháng …. năm 20…
BÁO CÁO
Về ………. (1)
Kính gửi:…………. (2)
……………
Đề nghị ……..
Trân trọng kính chào./.
TRƯỞNG PHÒNG
Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
– ……… ;
– …….. ;
– Lưu: VT.
4.2 Mẫu 02 công văn báo cáo cấp trên
……………….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: ……./……. ……….., ngày tháng năm
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM
Kính gửi: ……
Báo cáo kết quả hoạt động trong năm 2018 với các nội dung sau:
Kết quả kinh doanh của công ty:
……
Trong đó:
1.……
2……
3…
Việc thực hiện các quy định của pháp luật:
………
- Các vi phạm trong quá trình hoạt động (nếu có):
……
Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG
(Ký tên, đóng dấu)
5. Một số câu hỏi liên quan
5.1 Báo cáo là gì?
Báo cáo là một loại văn bản hành chính (gồm văn bản giấy và văn bản điện tử) của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thể hiện tình hình, kết quả thực hiện công việc nhằm giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền có thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá, điều hành và ban hành các quyết định quản lý phù hợp theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
5.2 Công văn là gì?
Công văn là loại văn bản hành chính được dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Các cơ quan Nhà nước sử dụng Công văn làm phương tiện giao tiếp chính với cấp trên, cấp dưới và công dân. Ngoài ra, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp cũng phải soạn thảo và sử dụng Công văn trong hoạt động hàng ngày để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.
5.3 Vai trò của công văn là gì?
Vai trò chủ yếu của Công văn là để thực hiện hoạt động thông tin và giao dịch trong phạm vi thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức.
Toàn bộ những nội dung trên là hướng dẫn của ACC về mẫu công văn báo cáo cấp trên. Để đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức diễn ra một cách nhanh chóng, thuận tiện, việc tuân thủ các quy định về soạn thảo công văn là một điều cần thiết. Bởi vậy, khi có nhu cầu, liên hệ với ACC qua 1900.3330 để biết thêm chi tiết nhé!
5/5 – (3199 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin