Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cam sành cho quả ngon nhất

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cam sành cho quả ngon nhất

Cành sành vốn nổi tiếng là giống cam ngon, mọng nước, có vị chua ngọt rất đặc trưng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên không phải vùng đất nào cũng có thể trồng cam sành ngon được như đất Hà Giang, khí hậu và thổ nhưỡng ở đây hoàn toàn thích hợp với giống cam này. Vậy bạn có muốn trồng được cây cam sành ngon không? Nếu muốn thì hãy theo dõi chia sẻ dưới đây nhé.

huong-dan-trong-va-cham-soc-cay-cam-sanh-cho-qua-ngon-nhat-1

 

Đặc điểm của cây cam sành

Cam sành là giống cam đặc sản của nước ta, nó kế thừa và phát huy cực tốt từ giống cam truyền thống, khắc phục được những nhược điểm không đáng có như độ chua, mức độ tương thích với khí hậu.

huong-dan-trong-va-cham-soc-cay-cam-sanh-cho-qua-ngon-nhat-2

Quả cây cam sành có hình dáng tròn, dẹt, phần vỏ có màu xanh đậm và sần sùi. Múi bên trong có màu vàng, mọng nước, vị ngọt chua thanh mát hòa lẫn vào nhau. Quá có kích thước tương đối lớn với trọng lượng trung bình mỗi quả là 275g. Trên thị trường hiện nay, giá bán cam sành khoảng 35.000đ/kg, một mức giá khá cao, nên cây cam sành đang trở thành cây trồng kinh tế, mang lại giá trị cao.

Sau khoảng 1,5 năm trồng cam sành bắt đầu cho trái, cây sống lâu năm có thể khai thác dduocj 15 năm.

Kỹ thuật trông cây cam sành tốt nhất

Lựa chọn giống cây cam sành như nào?

Phương pháp nhân giống cây cam sành có 2 cách đó là chiết cành và ghép cành. Với phương pháp chiết cành thì cây sẽ ra trái nhanh hơn như tuổi thọ không cao và bộ rễ kém. Còn với những cây ghép thì tuổi thọ sẽ lâu, rễ khỏe cây phát triển ổn định hơn. Dù bạn chọn giống cây theo phương pháp nhân giống nào thì cần nhớ chọn loại cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và được nhân giống tại những vườn ươm có uy tín trên thị trường. Nếu mua nhiều trồng thành vườn thì nên chọn những cây trồng có chiều cao và tuổi đời bằng nhau để thuận tiện cho quá trình chăm sóc.

huong-dan-trong-va-cham-soc-cay-cam-sanh-cho-qua-ngon-nhat-3

Lựa chọn cây cam sành ghép có đường kính thân lớn hơn 0,5cm và cách vị trí ghép là 3cm, chiều cao trên 30cm. Cành lá khỏe mạnh, không có dấu hiệu saua bệnh, cây xanh tốt.

Thời điểm trồng cây cam sành

  • Vào tháng 4-5 và tháng 9-10 là thời điểm thích hợp nhất để trồng cây cam sành, vì đây thường là cuối mùa khô đầu mùa mưa nên ta không cần phải mất quá nhiều công sức để tưới nước.

  • Mật độ trồng cây cam sành nếu trồng thành vườn khoảng 4m x 5m, 4m x 4m, 3m x 4m…. tùy vào điều kiện khí hậu, môi trường đất.

Điều kiện môi trường đất và khí hậu

Cây cam sành khá tương thích với nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên nếu là đất thịt pha với tầng canh tác từ 0,5 – 1m, độ pH 5.0 – 6.5, và lượng mưa trung bình năm 1000-2000mm là thích hợp nhất.

Nếu như bạn lựa chọn trồng cam sành trên vùng trũng thì cần lên luống hay đắp mô, đào rãnh để tránh cây bị ngập úng vào mùa mưa và giữ ẩm được cho đất vào mùa khô.

huong-dan-trong-va-cham-soc-cay-cam-sanh-cho-qua-ngon-nhat-4

Trồng cây cam sành

  • Trước khi trồng cây cần đào hố với kích thước chuẩn 60x60x60cm. Bón 30-40kg phân chuồng mỗi hố + 1kg vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh. Rồi đắp kín đất tưới đẫm nước. Ủ trong vòng 1 tháng.

  • Khi trồng cây, đào một hố ở giữa và đặt bầu đất xuống, dùng tay ấn nhẹ đất xung quanh để cây đứng thẳng, có thể cắm cọc để tạo vị trí cố định cho cây, tránh tác động môi trường bên ngoài. Vào mùa khô nên sử dụng cỏ, rơm để phủ xung quanh gốc giữ ẩm cho cây.

  • Sau khi trồng tưới đẫm nước vào gốc và 3-5 ngày sau cũng vẫn phải giữ ẩm đều cho cây kích thích cây phát triển rễ mới.

  • Thời gian đầu, cây tập trung phát triển bộ rễ chưa giao tán vì thế có thể trồng xen những cây đậu, đỗ để hạn chế cỏ dại mọc.

Hướng dẫn chăm sóc cây cam sành cho chất lượng quả thơm ngon

Hướng dẫn chăm sóc cây cam sành

  • Tưới nước:

Vào mùa không cần cung cấp đủ nước để bộ rễ phát triển, ngoài ra thời điểm cây ra hoa kết quả và khi quả chín phải cũng cấp nhiều nước, cam mới mọng và cho chất lượng thơm ngon.

  • Làm cỏ

Vun xới, làm cỏ cho gốc cam cũng khá quan trọng nó hạn chế sâu bệnh phát triển và giúp cho cây trồng không phải cạnh tranh đất dinh dưỡng, mỗi năm làm cỏ 2 lần vào tháng 1-2 và 8-9, xới bỏ toàn bộ đất xung quanh gốc để tiêu diệt hoàn toàn cỏ.

  • Cắt tỉa cành tạo tán

Khi cây được khoảng 1 – 2 tháng bộ rễ phát triển mạnh thì ta nên hãm ngon cây cam sành chỉ để khoảng 70cm, nếu chồi phát triển nhiều thì giữ lại 7-10 chồi khỏe nhất để phân tán sayu này, và nên để theo kiểu ngôi sao, sau này khi chồi phát triển mạnh sẽ không bị che khuất ánh sáng của nhau, cây phát triển đều.

  • Sâu bệnh hại

Cây cam sành rất dễ bị sâu bênh gây hại, điển hình là: sâu vẽ bùa, sâu nhớt, nhện đỏ, nhện trắng, sâu đục cành, sâu đục thân, sâu đục gốc, ruồi vàng, sâu hại hoa, các loại rệp gây hại, bệnh loét vi khuẩn, bệnh sẹo, bệnh muội đen…

  • Thu hoạch quả

Khi quả cam bắt đầu chuyển từ màu xanh sang vàng chiếm khoảng 20-30% diện tích vỏ thì tiến hành thu hoạch. Sử dụng kéo chuyên dụng cắt quả để không làm ảnh hưởng đến cành.

huong-dan-trong-va-cham-soc-cay-cam-sanh-cho-qua-ngon-nhat-5

Hướng dẫn chăm sóc cây cam sành sau khi thu hoạch

Sau khi thu hoạch là thời điểm mà cây cam sành cần phải bổ sung dinh dưỡng nhiều nhất vì trong suốt khoảng thời gian trước cây đã bị “vắt kiệt” sức lực để nuôi dưỡng quả rồi, vì thế, cần có chế đọ chăm sóc đặc biệt để cây phục hồi cho cho quả thơm ngon vào mùa sau. Cụ thể cần lưu ý:

  • Tỉa và tạo hình cho cành

Sau khi thu hoạch quả xong, hãy tiến hành cắt tỉa và tạo hình cho cây cam, loại bỏ toàn bộ cành khô héo, sây bệnh, cành nhỏ, cành vượt, những cành mọc xiên tán hay những vị trí quá dày, cành quá yếu… để tạo sự thông thoáng cho cây, để những cành khỏe mạnh có thể phát triển và khả năng quang hợp cũng được tốt nhất, đồng thời việc tạo cành thưa cũng hạn chế sâu bệnh phát triển gây hại.

  • Xới đất, làm cỏ

Dọn dẹp toàn bộ cỏ hoang, cây dại mọc xung quanh gốc cây cam sành theo hình chiếu tán cây, việc làm này sẽ hạn chế tình trạng mất nước và chất dinh dưỡng cũng ngăn chặn sự hình thành của vi khuẩn, nấm gây hại cho gốc cam.  Ngoài ra cũng xới lượng đất xung quanh để giúp đất thông thoáng, cấp thêm oxi cho đất để rễ cây dễ dàng “hít thở”. Lưu ý là rễ mọc khá nông nên gần gốc cây thì nên xới nông 1 chút còn khi ra xa ngoài thì có thể xới đất sâu hơn.

huong-dan-trong-va-cham-soc-cay-cam-sanh-cho-qua-ngon-nhat-6

  • Bón phân cho cây cam sành

Thời gian bón phân cụ thể sẽ chia thành 4 đợt:

+ Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch cam sành xong ta sẽ sử dụng phân hữu cơ, vôi bột, 1/3 phân đạm và phân lân tiến hành tưới cho cây.

+ Lần 2: Trước khi cây ra hoa vào đợt sau ta cũng sẽ tiến hành bón phân cho cam khoảng 1/3 lượng đạm.

+ Lần 3: khi cam đã đậu quả được 6 – 8 tuần thì tiến hành bón ½ kali và 1/3 lượng đạm cần thiết.

+ Lần 4: Trước khi thu hoạch cam sành khoảng từ 1-2 tháng thì bón ½ lượng kali còn lại.

  • Tưới nước cho cây

Cây cam sành ưa ẩm và ít chịu được hạn nên tưới nước cho cam sau khi thu hoạch là rất cần thiết, nhất là thời kỳ  cây bắt đầu nảy mầm và ra hoa cho đợt quả sau. Từ khoảng tháng 11 đến tháng 2 năm sau là thời điểm mùa khô cần tưới nhiều nước hơn cả.

Trên đây là thông tin về cây cam sành, hi vọng sẽ giúp bạn trồng và chăm sóc cây này tốt nhất nhé.

Rate this post