Hướng dẫn trồng cây bồ kết mang lại giá trị kinh tế cao – Cao khô – Dược liệu Mevina
Nhắc đến bồ kết là nhớ ngay đến mùi hương thơm nhẹ nhàng trên mái tóc của mẹ và mùi khói xông ấm áp trong những ngày mùa đông giá lạnh. Ngày nay, bồ kết đã trở thành nguyên dược liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực sản xuất. Việc trồng cây bồ kết cũng đang được nhân rộng ở nhiều vùng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giới thiệu chung về cây bồ kết
Bồ kết có tên khoa học là Gleditsia fera thuộc họ Vang. Ngoài tên gọi bồ kết thì nó còn có các tên gọi khác là bồ kếp, chùm kết, tạo giác, phác kết (tiếng gọi của dân tộc Tày), co kết (tiếng gọi của dân tộc Thái).
Đặc điểm cây bồ kết
-
Cây bồ kết là cây gỗ thẳng và to, có độ cao từ 5 – 7 m. Thân cây cứng, có phân nhánh và có gai nhọn mọc thành chùm từ thân. Thân và cành có màu trắng xám.
-
Lá bồ kết thuộc loại lá kép, mọc so le và có rảnh. Lá hình thuôn, bóng và hơi có lông ở mặt trên, nhạt hơn và nhẵn ở mặt dưới.
-
Bồ kết có hoa mọc thành cụm ngoài kẽ lá. Hoa màu trắng, có đài và nhụy.
-
Quả bồ kết có hình dáng như quả họ đậu, có hạt. Khi quả chín sẽ khô và có màu đen.
Tác dụng của cây bồ kết
Bồ kết thường mọc ở rừng thứ sinh, đôi khi thấy cả ở ven rừng núi đá vôi hoặc trồng ở vườn nhà. Bộ phận được sử dụng làm dược liệu của loại cây này là quả, hạt và gai. Theo nghiên cứu thì bồ kết có những tác dụng nổi bật sau đây:
-
Duy trì mái tóc chắc khỏe nhờ chứa thành phần chính là saponaretin và flavonozit. Đó là những hoạt chất có công dụng cân bằng hoạt động của tuyến bã nhờn trên da đầu, phục hồi nang tóc. Nhờ vậy gội đầu bồ kết sẽ giúp mái tóc chắc khỏe và giảm gãy rụng.
-
Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da đầu giúp ức chế một số loại nấm và vi khuẩn gây bệnh ngoài da như viêm da tiết bã nhờn, nấm da đầu.
-
Ngăn ngừa rụng tóc, kích thích tóc mọc. Các chất chống oxy hóa trong quả bồ kết còn có khả năng ức chế gốc tự do làm giảm nguy cơ hói đầu.
-
Hỗ trợ điều trị mụn nhọt ngoài da nhờ khả năng ức chế nấm và tụ cầu vàng. Dùng nước sắc từ quả bồ kết giúp ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng, phục hồi mô da và ngăn ngừa lở loét hiệu quả.
-
Quả bồ kết điều trị viêm nhiễm hô hấp, hỗ trợ điều trị bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng và viêm amidan do virus hoặc vi khuẩn.
-
Sử dụng bài thuốc xông từ bồ kết làm thông thoáng đường thở và giảm đau rát cổ họng.
Nhờ có những giá trị lớn như vậy cho nên cây bồ kết đã được trồng với số lượng lớn để làm nguồn dược liệu. Điều này mang lại rất nhiều giá trị kinh tế.
Những giá trị của việc trồng cây bồ kết
Công dụng của bồ kết không chỉ tốt cho mái tóc mà còn có tốt trong điều trị mụn nhọt, chữa các bệnh lý về hô hấp. Do đó, việc trồng cây bồ kết đã được nhân rộng, mang lại giá trị kinh tế cao.
Cây bồ kết vốn là loại cây mọc hoang, tự sinh tự dưỡng. Do đó, khi được nhân giống trồng với số lượng lớn làm nguồn dược liệu thì việc chăm sóc không hề phức tạp. Do đó, người dân không phải tốn nhiều công sức hay chi phí phân bón cho loại dược liệu này. Điều này góp phần làm giảm áp lực chi phí đầu tư cho người dân.
Cây bồ kết có nhiều tác dụng lớn nhờ có chứa nhiều hoạt chất quý. Những hoạt chất này là nền tảng để sản xuất nên các loại sản phẩm như dầu gội đầu, tinh dầu xông … Trồng cây bồ kết là một hình thức gia tăng giá trị kinh tế để giúp người dân có thêm thu nhập.
Cây bồ kết thường được trồng bằng hạt hoặc trồng cây bồ kết ghép và ra hoa đậu quả từ năm thứ tư. Sau đó, hàng năm cây đều cho ra hoa kết quả cho thu hoạch đều đặn. Bồ kết là loại cây rất sai quả và ít sâu bệnh. Nhờ vậy, người dân trồng cây bồ kết không mất nhiều công sức, chi phí đầu tư nhưng vẫn nhận được giá trị kinh tế lớn, ổn định.
Ngày nay, có rất nhiều vùng dược liệu đã nhân bản diện tích trồng cây bồ kết. Ngoài việc gia tăng sản lượng thì những vùng dược liệu trồng cây bồ kết còn giúp nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân. Không những vậy, loại cây này cũng giúp phủ xanh đất trống đồi trọc giúp giữ màu cho đất và ngăn lũ lụt, xói mòn ở các vùng miền núi cao.
Các bước chuẩn bị trồng cây bồ kết
Để trồng cây bồ kết thì người ta có thể trồng theo 2 cách. Đó là gieo hạt hoặc trồng cây bồ kết ghép. Tùy theo nhu cầu mà người dân có thể lựa chọn cây giống bồ kết khác nhau.
Chuẩn bị cây giống
Cây giống bồ kết thường được gieo từ hạt hoặc ghép. Nếu gieo hạt thì lựa chọn những hạt già và mẩy. Gieo hạt vào bầu đất đã chuẩn bị sẵn và chờ cho tới khi nảy mầm. Chăm sóc mầm cây cho tới khi thấy cây có độ cao từ 40 đến 60 cm thì mang đi trồng.
Nếu trồng cây bồ kết ghép thì cũng chú ý lựa chọn những cây khỏe mạnh, không có sâu bệnh và đặc biệt có mầm chồi to khỏe.
Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng cây cần được làm sạch cỏ để phòng trừ sâu bệnh. Đào hố trồng cây có kích thước 40cmx40cm x40cm. Sau khi đào hố thì cho đất phơi màu khoảng 15 ngày. Sau đó thì mang cây trồng xuống các hố đã đào sẵn.
Thời vụ trồng
Tùy vào từng vùng mà thời vụ trồng cây bồ kết sẽ khác nhau. Thông thường thì thời vụ trồng bồ kết là vào đầu mùa xuân, thời điểm tháng 9-11 âm lịch hàng năm.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bồ kết
Bồ kết không kén đất, bồ kết cũng rất dễ chăm vì hầu như cây tự sinh trưởng dựa vào chất dinh dưỡng và nguồn nước tự nhiên.
Kỹ thuật trồng cây bồ kết
Cách trồng cây bồ kết như sau:
-
Đào hố trồng cây cách nhau 7 – 10cm, kích thước hố 40 x 40 x 40 cm
-
Bón lót 5 – 7 kg phân chuồng mục cho mỗi hố
-
Đặt cây, lèn gốc và tưới ẩm cho cây. Có thể dùng bèo tây phủ xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây và hạn chế cỏ dại.
Chú ý nên trồng cây vào những ngày trời mưa, độ ẩm cao để kích thích cây nhanh mọc rễ, sinh trưởng và phát triển tốt.
Cách chăm sóc cây bồ kết
Bồ kết không cần chăm sóc nhiều, và cũng rất ít thấy sâu bệnh. Do cây thường được trồng ở những vùng dược liệu cho nên khi còn nhỏ cần chú ý bảo vệ cây, tránh trâu bò phá hoại.
-
Năm thứ nhất số lần chăm sóc cây là 2 lần vào vụ đông xuân và hè thu. Tức là thời điểm trồng là tháng 11-12 và thời điểm thu hoạch là tháng 5-6 trong năm. Khi những cây con bị chết thì cần tiến hành trồng dặm dọn cỏ sạch sẽ, phát cây leo và xới gốc quanh hố.
-
Năm thứ 2 cũng chăm sóc 2 lần/ 1 năm. Dọn cỏ dại và dây leo, xới đất quanh hố trồng kết hợp bón phân NPK mỗi hố 100g kết hợp phân vi sinh bón theo tỷ lệ 1:1 để kích thích cây ra hoa đậu quả.
Cây bồ kết dễ trồng và việc chăm sóc nó không tốn nhiều công sức. Cây không kén đất trồng và cũng không đòi hỏi quá nhiều phân bón cho nên trồng cây bồ kết rất tiết kiệm công sức và chi phí. Loại cây dược liệu này khi ra quả thì rất sai và sau 4 năm đã cho thu hoạch. Việc thu hoạch được duy trì đều đặn hàng năm, mang lại giá trị kinh tế cao.