Hướng dẫn tính thuế xuất khẩu

Đa số hải quan đều đã tính toán sẵn Thuế xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp trên tờ khai. Vậy kế toán đã biết cách tính các mức thuế trên và cách kiểm tra để biết doanh nghiệp đã nộp thuế đúng?

>>> Xem thêm: Hướng dẫn tính thuế nhập khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu

1. Căn cứ tính thuế nhập khẩu (NK)

Đối với mặt hành áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ phần trăm:

– Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan;

– Giá tính thuế từng mặt hàng;

– Thuế suất từng mặt hàng;

– Tỷ giá tính thuế;

– Đồng tiền nộp thuế. học xuẩt nhập khẩu ở đâu tốt

Đối với mặt hàng áp dụng thuế nhập khẩu tuyệt đối:

– Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan;

– Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hóa;

– Tỷ giá tính thuế;

– Đồng tiền nộp thuế.

2. Giá tính thuế xuất khẩu (XK)

Giá tính thuế xuất khẩu:

– Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng: giá FOB và giá DAF được xác định theo quy định của pháp luật về trị giá hải quan đối với hàng xuất khẩu.

+ FOB: Free on board – vận tải đường biển

+ DAF: Delivery at frontier – giao hàng trên bộ

– Không bao gồm chi phí vận tải (F-Freight) và bảo hiểm quốc tế (I-Insurance).

Lưu ý khi xác định giá tính thuế XNK:

– Ðối với hàng hoá XNK, nếu có hợp đồng mua bán và có đủ các chứng từ hợp lệ, đủ điều kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng.

– Trong trường hợp hàng hoá XNK theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu, thì giá tính thuế áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy định.

– Giá tính thuế tính bằng đồng Việt Nam. Ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng nhà nước công bố.

3. Thuế suất thuế xuất khẩu (XK)

Thuế suất thuế xuất khẩu:

Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ Tài chính ban hàng. Biểu thuế sử dụng thuế suất tỷ lệ phần trăm (%), phân biệt theo mặt hàng nhằm hướng dẫn hoạt động xuất khẩu. học nghiệp vụ kế toán

4. Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu (XNK)

Mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm

Mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối

Lưu ý: để xác định mức thuế suất nộp cho từng mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, cấu tạo hàng hóa mà công ty xuất nhập khẩu và áp dụng 06 (sáu) quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. 

Ví dụ 1: Công ty Thăng Long xuất khẩu 1200 bút chì A2, giá FOB là 6 USD/sản phẩm, hợp đồng có quy định thanh toán chậm sau 6 tháng với lãi xuất 0,3 % tháng, thuế xuất khẩu 3%, tỉ giá là 1USD = 20.000 VND

Lời giải:

Giá tính thuế = 1.200 * 6 * 20.000 * (1 + 0,3% * 6) = 146.592.000 đồng

Thuế xuất khẩu = 146.592.000 * 3% = 4.397.760 đồng

Ví dụ 2: Trong tháng 10/2015 Công ty ABC có phát sinh các nghiêp vụ sau:

1Trực tiếp xuất khẩu lô hàng gồm 500 sản phẩm A. Theo hợp đồng giá FOB là 10 USD/sp. Tỷ giá tính thuế là 21.000 đ/USD.

1. Nhận ủy thác nhập khẩu lô hàng B theo tổng giá trị mua với giá CIF là là 30.000 USD. Tỷ giá tính thuế là 21.500 đ/USD.

2. Nhập khẩu 5.000 sản phẩm C. Theo hợp đồng giá FOB là 8 USD/sp, phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế là 2 USD/sp. Tỷ giá tính thuế là 22.000 đ/USD.

3. Trực tiếp xuất khẩu 10.000 sản phẩm D theo điều kiện CIF là 5 USD/sp, phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế là 5.000 đ/sp. Tỷ giá tính thuế là 21.500 đ/USD.

4. Nhập khẩu nguyên vật liệu E để gia công cho phía nước ngoài theo hợp đồng gia công đã ký, trị giá lô hàng theo điều kiện CIF quy ra tiền VN là 300.000.000 đ.

Khi tra cứu biểu thuế thì thấy: thuế xuất khẩu sản phẩm A và D là 2%, thuế nhập khẩu B và E là 10%, sản phẩm C là 15%.

Lời giải: 

– NV1: Xuất khẩu 500 sp A

Giá tính thuế = 500 * 10 * 21.000 = 105.000.000 đ

Số thuế XK phải nộp = 105.000.000 * 2% = 2.100.000 đ

– NV2: Nhập khẩu lô hàng B

Giá tính thuế = 30.000 * 21.500 = 645.000.000 đ

Số thuế NK phải nộp = 645.000.000 x 10% = 64.500.000 đ

– NV3: Nhập khẩu 5.000 sp C

Giá tính thuế = 5.000 * (8 + 2) * 22.000 = 1.100.000.000 đ

Số thuế NK phải nộp = 1.100.000.000 x 15% = 165.000.000 đ

– NV4: Xuất khẩu 10.000 sp D

Giá tính thuế = 10.000 * (5 * 21.500 – 5.000) = 1.025.000.000 đ

Số thuế XK phải nộp = 1.025.000.000 x 2% = 20.500.000 đ

– NV5: NVL E được miễn thuế.

– Vậy tổng số thuế XK phải nộp là: = 2.100.000 + 20.500.000 = 22.600.000 đ

– Vậy tổng số thuế NK phải nộp là: = 64.500.000 + 165.000.000 = 229.500.000 đ

Ví dụ 3: Trong tháng 11/2014 Công ty ABC phát sinh các nghiêp vụ như sau:

1. Nhập khẩu 180.000 sp A, giá CIF quy ra là 100.000 đ/sp. Theo biên bản giám định của các cơ quan chức năng thì có 3.000 sp bị hỏng hoàn toàn là do thiên tai trong quá trình vận chuyển. Số sp này công ty bán được với giá chưa thuế GTGT là 150.000 đ/sp.

2. Nhập khẩu 5.000 sp B theo giá CIF là 5 USD/sp. Qua kiểm tra hải quan xác định thiếu 300 sp. Tỷ giá tính thuế là 18.000 đ/USD. Trong kỳ công ty bán được 2.000 sp với giá chưa thuế là 130.000 đ/sp.

3. Xuất khẩu 1.000 tấn sp C giá bán xuất tại kho là 4.500.000 đ/tấn, chi phí vận chuyển từ kho đến cảng là 500.000 đ/tấn.

Tra cứu trên biểu thuế xác định: Tất cả mặt hàng chịu 10% thuế GTGT. Thuế nhập khẩu của sp A và B là 10% và 15%. Thuế xuất khẩu của sản phẩm C là 5%.

Lời giải:

– NV1: Nhập khẩu 180.000 sản phẩm A

Số sản phẩm nhập khẩu thực tế = 180.000 – 3.000 = 177.000 sp

Giá tính thuế = 177.000 * 100.000 = 17.700.000.000 đ

Thuế nhập khẩu = 17.700.000 * 10% = 1.770.000 đ

Thuế GTGT của hàng NK = (17.700.000 + 1.770.000) * 10% = 1.947.000.000 đ

Thuế GTGT đầu ra = 177.000 * 150.000 * 10% = 2.665.000.000 đ

Thuế GTGT còn phải nộp = 2.665.000.000 – 1.947.000.000 = 708.000.000 đ

– NV2: Nhập khẩu 5.000 sản phẩm B

Số sản phẩm nhập khẩu thực tế = 5.000 – 300 = 4.700 sp

Giá tính thuế = 4.700 * 5 * 18.000 = 423.000.000 đ

Thuế nhập khẩu = 423.000.000 x 15% = 63.450.000 đ

Thuế GTGT của hàng NK = (423.000.000 + 63.450.000) * 10% = 48.645.000 đ

Thuế GTGT đầu ra = 2.000 * 130.000 * 10% = 26.000.000 đ

Thuế GTGT còn phải nộp = 26.000.000 – 48.645.000 / 4.700 * 2.000 = 5.300.000 đ

– NV3: Xuất khẩu 1.000 sản phẩm C

Giá tính thuế = 1.000 * (4.500.000 + 500.000) = 5.000.000.000 đ

Thuế xuất khẩu = 5.000.000.000 * 5% = 250.000.000 đ

– Vậy tổng thuế xuất khẩu = 250.000.000 đ

– Vậy tổng thuế nhập khẩu = 1.770.000 + 63.450.000 = 65.220.000 đ

– Vậy tổng thuế GTGT khi nhập khẩu = 1.947.000.000 + 48.645.000 = 1.995.645.000 đ

– Vậy tổng thuế GTGT còn phải nộp = 708.000.000 + 5.300.000 = 713.300.000 đ

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!

Tham khảo thêm: Cách tính Thuế tiêu thụ đặc biệt

Bài viết hướng dẫn tính thuế xuất khẩu được biên soạn bởi đội ngũ giảng viên của Trung tâm kế toán Lê Ánh để giúp các bạn hiểu rõ tính thuế xuất nhập khẩu được chính xác

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Nếu như bạn muốn theo học kế toán để được các kế toán trưởng trên 10 năm kinh nghiệm hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ kế toán thực tế thì có thể liên hệ:

KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)