Hướng dẫn tính sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phầm hoàn thành tương đương
Hướng dẫn cách tính giá thành theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Công thức tính sản phẩm dở dang cuối kỳ nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung.
TÍNH SẢN PHẨM DỞ DANG THEO ƯỚC LƯỢNG SẢN PHẨM HOÀN THÀNH TƯƠNG ĐƯƠNG
Mục Lục
1.Đối tượng áp dụng và đặc điểm của phướng pháp ước lượng sản phầm hoàn thành tương đương.
a.Đối tượng áp dụng phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:
Phương pháp này vận dụng phù hợp với hầu hết các loại doanh nghiệp nhưng phải gắn với điều kiện có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và mức tiêu hao của từng khoản mục chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm.
b.Đặc điểm của phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Đặc điểm của phướng pháp này biểu hiện ở các mặt:
Chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí trong cấu thành của chi phí sản xuất
Nếu mức độ tiêu hao của các khoản mục chi phí tương đương với tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang thì chỉ cần qui đổi số lượng sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành nói chung để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
2.Công thức tính toán sản phẩm dở dang theo ước lượng hoàn thành tương đương
Sản phẩm dở dang theo phương pháp này là chi phí vật liệu trực tiếp và chi phí chế biến ( bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung )
CPSXDDCK = CPVLTTDDCK + CPCBDDCK
( Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = Chi phí vật liệu trực tiếp dở dang cuối kỳ + Chi phí chế biến dở dang cuối kỳ )
-
Chi phí vật liệu trực tiếp
: chi phí vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ.
-
Chi phí chế biến
: Chi phí nhân công trức tiếp và chi phí sản xuất chung
a.Trường họp chi phí vật liệu phụ bỏ 1 lần vào quá trình sản xuất
Chi phí vật liệu trực tiếp công thức tính như sau ( Chi phí vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ )
CPVLTTDDĐK + CPVLTTPS
CPVLTTDDCK = ———————————— x SLSPDDCK
SLSPHTNK + SLSPDDCK
ghi chú ( SLSPHTNK là số lượng sản phầm hoàn thành nhập kho)
Chi phí nhân công trực tiếp :
CPNCTTDDĐK + CPNCTTPS
CPNCTTDDCK = ———————————— x SLSPHTTĐ
SLSPHTNK + SLSPHTTĐ
Chi phí sản xuất chung:
CPSXCDDĐK + CPSXCPS
CPSXCDDCK = ———————————— x SLSPHTTĐ
SLSPHTNK + SLSPHTTĐ
b.Trường hợp chi phí vật liệu phụ bỏ dần vào trong quá trình sản xuất
Chí phí vật liệu chính :
CPVLCTTDDĐK + CPVLCTTPS
CPVLCTTDDCK = ———————————— x SLSPDDCK
SLSPHTNK + SLSPDDCK
Chi phí vật liệu phụ :
CPVLPCDDĐK + CPVLPPS
CPVLPCDDCK = ———————————— x SLSPDDCK
SLSPHTNK + SLSPDDCK
Chi phí nhân công trực tiếp :
CPNCTTDDĐK + CPNCTTPS
CPNCTTDDCK = ———————————— x SLSPHTTĐ
SLSPHTNK + SLSPHTTĐ
Chi phí sản xuất chung:
CPSXCDDĐK + CPSXCPS
CPSXCDDCK = ———————————— x SLSPHTTĐ
SLSPHTNK + SLSPHTTĐ
3.Ví dụ minh họa về tính sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp ước lượng hoàn thành tương đương.
a.Ví dụ 1:
Doanh nghiệp N sản xuất sản phẩm A, áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên nộp thuế GTGT theo pp khấu trừ. Giá trị sản phẩm dở dang của sản phẩm A đầu kỳ được chi tiết dưới đây ( đơn vị tính : đồng )
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ :
1.Trị giá NVL chính xuất kho đưa vào sản xuất sản phẩm A 12.000.000 đồng
2.Trị giá vật liệu phụ xuất kho để sản xuất sản phẩm A là 288.000 đồng, sử dụng ở bộ phận quản lý phân xưởng là 3.760.000 đồng, bộ phận bán hàng 1.500.000 đồng, bộ phận quản lý doanh nghiệp 1.000.000 đồng.
3.Tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên :
-Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A: 3.840.000 đồng
-Quản lý phân xưởng : 560.000 đồng
-Bộ phận bán hàng : 2.500.000 đồng
-Bộ phận quản lý doanh nghiệp : 2.000.000 đồng
4.Trích khấu hao TSCD trong kỳ :
-TSCĐ ở phân xưởng : 616.800 đồng
-Bộ phận bán hàng : 600.000 đồng
-Bộ phận quản lý doanh nghiệp : 400.000 đồng
5.Cuối kỳ có 1.00 đơn vị sản phẩm A hoàn thành nhập kho thành phẩm. Số lượng sản phẩm A dở dang cuối kỳ là 200, mức độ hoàn thành 50%. Biết rằng sản phẩm dở dang của sản phẩm A được đánh giá theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Yêu cầu :
1.Định khoản, lập sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2.Tính giá thành sản phẩm A :
-Vật liệu chính và phụ bỏ ngay từ đầu quá trình sản xuất
-Vật liệu phụ bỏ dần vào trong quá trình sản xuất, biết rằng vật liệu phụ thừa nhập trở lại kho là 3.000 đồng, phế liệu thu hồi nhập kho trị giá 20.000 đồng.
Bài giải về phương pháp ước lượng hoàn thành tương đương như sau:
Xuất kho nguyên vật liệu dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm :
N621: 12.000.000
C1521: 12.000.000
Xuất kho vật liệu phụ :
N621: 288.000
N627: 3.760.000
N641: 1.500.000
N642: 1.000.000
C1522: 6.548.000
Tiền lương phải trả cho cán bộ nhân viên
N622: 3.840.000
N627: 560.000
N641: 2.500.000
N642: 2.000.000
C334: 8.900.000
Khấu hao TSCD
N627: 616.800
N641: 600.000
N642: 400.000
C214: 1.616.800
Kết chuyển để tính giá thành sản phẩm A
N154: 21.064.800
C621: 12.288.000
C622: 3.840.000
C627: 4.936.800
Đánh giá sản phẩm dở dang của sản phẩm A theo phương pháp ước lượng hoàn thành tương đương, mức độ hoàn thành 50%
a.Trường hợp vật liệu phụ bỏ ngay từ đầu vào quá trình sản xuất:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm A dở dang cuối kỳ:
Như vậy chúng ta đã hoàn thành bài giá thành sản phẩm
Trụ sở: 89 Nguyễn Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh
Chi Nhánh: 36/54 đường TX 24, P. Thạnh Xuân, Q.12
Điện thoại: 0971 388 296 – 0968 11 69 69
Email: [email protected]