Hướng dẫn sử dụng 3TCloud – Quy trình tính giá thành sản phẩm – 3TCloud – Phần mềm kế toán online, Phần mềm kế toán tiện ích nhất

Kính chào Quý khách hàng,

Để tổ chức tính giá thành sản xuất sản phẩm trên Phần mềm kế toán 3TCloud cần trải qua các thao tác như sau:

PHẦN I. KHAI BÁO ĐẦU KỲ

1.1. Khai báo danh mục sản phẩm

1.2. Khai báo danh mục thành phẩm

1.3. Tổ chức hệ thống tài khoản hạch toán chi phí giá thành

1.4. Khai báo danh mục Yếu tố chi phí giá thành

1.5. Khai báo dữ liệu giá thành đầu kỳ (nếu có): Số dư tài khoản giá thành, Chi tiết dở dang từng sản phẩm, Vật tư chưa sử dụng đầu kỳ

PHẦN II. CÁC NGHIỆP VỤ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

2.1. Hạch toán xuất nguyên vật liệu và các chi phí khác

2.2. Nhập thành phẩm

2.3. Tính giá vốn

2.4. Tính khấu hao

2.5. Khai báo dữ liệu dở dang cuối kỳ

PHẦN III: PHÂN BỔ CHI PHÍ GIÁ THÀNH

PHẦN IV: THAO TÁC SAU KHI TÍNH GIÁ THÀNH

Chi tiết từng bước thực hiện như sau:

——————————***——————————

PHẦN I. KHAI BÁO ĐẦU KỲ

1.1. Khai báo danh mục sản phẩm

Mã sản phẩm cần khai báo chính là đối tượng sản phẩm mà doanh nghiệp muốn theo dõi tính giá thành.

Ví dụ:

Doanh nghiệp sản xuất bánh ngọt muốn theo dõi chi phí giá thành của 1 cái bánh ngọt loại A/ loại B/ Loại C là bao nhiêu?

Mã sản phẩm cần khởi tạo là Bánh ngọt loại A, Bánh ngọt loại B và loại C.

Doanh nghiệp sản xuất giấy quan tâm đến giá thành của 1 kg Giấy trắng mịn

Mã sản phẩm cần khởi tạo là Giấy trắng mịn.

Các bước khởi tạo mã sản phẩm:

Vào Danh mục chọn Danh mục sản phẩm công trình.

Nhấn dấu + trên thanh menu hoặc phím tắt F2 để thêm mới màn hình khai báo mã sản phẩm.

Hiện màn hình khai báo thông tin mã sản phẩm.

Các tham số cần chú ý gồm:

Phân loại
Chọn S – Sản phẩm.

Mã sản phẩm
Là ký tự gợi nhớ sản phẩm.

Đơn vị tính
Là đơn vị của sản phẩm đang khai báo.

Chi phí tỷ lệ
Có muốn áp dụng phân bổ tỷ lệ cho sản phẩm này không. Thông thường sẽ tích là C – Có phân bổ tỷ lệ.

Sản phẩm mẹ
Nếu quy trình sản xuất có nhiều công đoạn, sản phẩm đang khai báo thuộc công đoạn nào thì điền mã mã công đoạn đó tại ô này.

Cách khởi tạo mã công đoạn giống với khởi tạo mã sản phẩm.

1.2. Khai báo danh mục thành phẩm

Kết quả của quá trình sản xuất tạo ra được những loại thành phẩm gì thì sẽ được khai báo tại Danh mục vật tư, hàng hóa.

Các bước khởi tạo mã thành phẩm:

Vào Danh mục tìm đến Danh mục vật tư hàng hóa.

Nhấn dấu + trên thanh menu hoặc phím tắt F2 để thêm mới màn hình khai báo thành phẩm.

Hiện màn hình khai báo thông tin thành phẩm:

Các tham số cần chú ý gồm có:

Mã vật tư
Ký tự gợi nhớ cho thành phẩm.

Nếu 1 quy trình sản xuất (1 mã sản phẩm) chỉ tạo ra 1 loại thành phẩm duy nhất thì nên đặt Mã thành phẩm trùng với Mã sản phẩm đã khởi tạo trong Danh mục sản phẩm công trình, giúp dễ dàng đối chiếu và kiểm tra trong bước tính giá thành.

Tên vật tư
Tên của thành phẩm.

Đơn vị tính
Đơn vị tính của thành phẩm.

Loại vật tư
Chọn 1 – Thành phẩm.

Các tham số tài khoản
Lựa chọn tài khoản phù hợp giúp tự động hạch toán khi phát sinh các nghiệp vụ nhập xuất thành phẩm.

Tài khoản vật tư: ghi Nợ tài khoản này khi nhập thành phẩm. Có tài khoản này khi xuất thành phẩm.

Tài khoản giá vốn: ghi Nợ tài khoản này với giá trị giá vốn khi xuất bán thành phẩm trong hóa đơn bán hàng.

Tài khoản doanh thu: ghi Có tài khoản này với giá trị doanh thu khi xuất bán thành phẩm trong hóa đơn bán hàng.

Tài khoản chiết khấu, hàng bán bị trả lại: Chi Nợ tài khoản này trong các giá trị giảm trừ doanh thu khi phát sinh chiết khấu trong hóa đơn bán hàng và giá trị hàng bán bị trả lại trong phiếu Hàng bán bị trả lại.

Mã sản phẩm
Để thể hiện mối quan hệ: thành phẩm này được tạo ra từ mã sản phẩm nào (quy trình sản xuất sản phẩm nào).

Có thể có nhiều mã thành phẩm liên kết tới cùng 1 mã sản phẩm. Các mã thành phẩm có cùng liên kết tới 1 mã sản phẩm sẽ có giá trị nhập kho/ 1 đơn vị thành phẩm như nhau.

1.3. Khai báo hệ thống tài khoản theo dõi giá thành

Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo TT200-BTC: Không cần chia thêm tiểu khoản nếu sử dụng mặc định 4 tài khoản chi phí gồm:

621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

622 – Chi phí nhân công trực tiếp

627 – Chi phí sản xuất chung

154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo TT133-BTC: Nếu muốn thể hiện chi tiết từng loại chi phí cấu thành lên giá thành sản phẩm lên tổng hợp phát sinh tài khoản cần tiền hành chia thêm tài khoản để theo dõi. Vì theo hệ thống tài khoản mặc định chỉ có duy nhất tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để theo dõi giá thành.

Gợi ý chia tiểu khoản thành 4 tiểu khoản như sau:

1541 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

1542 – Chi phí nhân công trực tiếp

1543 – Chi phí sản xuất chung

1548 – Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Cách tại tiểu khoản tham khảo hướng dẫn chi tiết tại link.

Khi thêm tiểu khoản chú ý tham số “tài khoản giá thành” để là C.

Trường hợp doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo TT133-BTC chỉ muốn dùng mỗi tài khoản 154 để hạch toán chi phí giá thành những vẫn muốn phân ra từng loại chi phí phục vụ mục đích phân bổ thì có thể không chia tiểu khoản mà áp dụng tham số dưới đây là “Yếu tố chi phí”.

1.4. Khai báo danh mục yếu tố chi phí

Vào Danh mục chọn Danh mục yếu tố chi phí.

Yếu tố chi phí dùng để gọi tên các loại chi phí cấu thành trong giá thành của sản phẩm.

Giá trị của 1 yếu tố chi phí được xác định bằng cách tập hợp giá trị hạch toán của các chứng từ ghi nhận Nợ “Tài khoản chi phí” đối ứng Có với “Tài khoản yếu tố” trừ đi những khoản giảm trừ ghi Nợ “Tài khoản yếu tố” đối ứng là Có “Tài khoản chi phí”

Doanh nghiệp áp dụng theo chế độ kế toán TT200-BTC, có thể sử dụng mặc định các loại yếu tố đã khai báo sẵn.

Doanh nghiệp áp dụng theo chế độ kế toán TT133-BTC, có chia tiểu khoản của 154 thì cần chú ý sửa lại tham số yếu tố chi phí cho phù hợp.

Trường hợp doanh nghiệp theo chế độ kế toán TT133-BTC, nhưng không chia tiểu khoản của 154 vẫn có thể tách theo dõi riêng từng yếu số căn cứ vào tài khoản yếu tố không trùng nhau khi khai báo các yếu tố.

Tại màn hình Danh mục yếu tố chi phí nhấn dấu + hoặc phím tắt F2 tương đương với thao tác thêm mới 1 mã yếu tố chi phí, Kích đúp hoặc phím tắt F3 tương đương sửa mã yếu tố hiện có theo mong muốn.

1.5. Khai báo dữ liệu giá thành đầu kỳ

Trường hợp trước đó doanh nghiệp đã phát sinh giá thành và có giá trị dở dang cuối kỳ thì tại kỳ đầu tiên nhập liệu trong phần mềm sẽ cần khai báo cáo thông tin dở dang đầu kỳ (nếu có) gồm: Số dư đầu kỳ tài khoản giá thành, Chi tiết dở dang đầu kỳ từng sản phẩm, Vật tư chưa sử dụng đầu kỳ.

a. Số dư đầu kỳ tài khoản giá thành

Doanh nghiệp áp dụng theo TT200 hoặc TT133 mà không chia thêm tiểu khoản 154, số dư đầu kỳ cần khai báo tương ứng là số dư Nợ tài khoản 154.

Doanh nghiệp áp dụng theo TT133 và có chia nhỏ tiểu khoản 154 phục vụ theo dõi chi tiết giá thành thì số dư đầu kỳ cần khai báo tương ứng là số dư của tiểu khoản tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Thường được đặt là 1548 – Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Chi tiết cách khai báo số dư đầu kỳ có thể tham khảo tại link.

b. Chi tiết giá trị dở dang đầu kỳ từng sản phẩm

Chi tiết các bước khai báo xem tại link.

c. Khai báo vật tư chưa sử dụng đầu kỳ

Chi tiết các bước khai báo xem lại link.

PHẦN II. CÁC NGHIỆP VỤ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu và các chi phí khác

a. Nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu đi sản xuất

Chi tiết các bước nhập liệu xem tại link.

b. Nghiệp vụ xuất thẳng nguyên vật liệu cho sản xuất

Chi tiết tham khảo tại link.

c. Nghiệp vụ nhập lại nguyên vật liệu từ sản xuất sản phẩm

Chi tiết tham khảo tại link.

d. Hạch toán chi phí nhân công và chi phí khác

Với các hạch toán chi phí như hạch toán lương, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất sẽ nhập liệu tại các nghiệp vụ như:

Phiếu chi – Báo nợ tại phân hệ TIỀN MẶT TIỀN GỬI

Phiếu kế toán tại phân hệ KẾ TOÁN TỔNG HỢP

Với các chứng từ này để bổ sung cột Sản phẩm để có thể nhập đích danh mã sản phẩm, công đoạn cho chi phí phát sinh sẽ khai báo tại Danh mục chứng từ.

Cấn khai báo chứng từ nào thì đến dòng chứng từ đó kích đúp hoặc nhấn F3 hiện màn hình khai báo chi tiết. Chọn “Có” theo dõi tham số “Sản phẩm”.

2.2. Nhập thành phẩm

Nhập liệu số lượng thành phẩm thu được từ quá trình sản xuất tại phiếu nhập thành phẩm. Đơn giá – Thành tiền của thành phẩm sẽ được cập nhật sau khi thực hiện các thao tác phân bổ tính giá thành.

Chi tiết cách nhập liệu xem lại link.

2.3. Tính giá vốn lần 1

Trước khi đến bước tính giá thành phải thực hiện thao tác Tính giá vốn.

Tính giá vốn để xác định giá trị xuất kho của vật tư hàng hóa, trong đó có các nguyên vật liêu xuất ra phục vụ sản xuất.

Chi tiết thao tác tính giá vốn xem tại link.

2.4. Tính khấu hao

Trường hợp Doanh nghiệp có Tài sản cố định, Công cụ dụng cụ – chi phí trả trước phân bổ vào chi phí giá thành thì phải thực hiện thao tác Tính khấu hao trước khi tính giá thành.

Chi tiết các bước tính khấu hao xem tại link.

2.5. Khai báo dữ liệu dở dang cuối kỳ

a. Sản phẩm dở dang cuối kỳ

Trường hợp theo kỳ tính giá thành (tháng/quý/năm) chi phí sản xuất đã phát sinh nhưng có sản phẩm vẫn ở trên dây chuyền sản xuất chưa hoàn thành thành phẩm thì được gọi là sản phẩm dở dang. Thông tin sản phẩm dở dang này cần được khai báo chi tiết để xác định được giá thành cho sản phẩm hoàn thành và phần cho sản phẩm dở dang.

Có 2 phương pháp xác định chi phí của sản phẩm dở dang trên phần mềm là: Nguyên vật liệu trực tiếp và Sản phẩm hoàn thành tương đương.

Chi tiết cách khai báo xem tại link.

b. Vật tư chưa sử dụng cuối kỳ

Vật tư, nguyên vật liệu xuất ra để sản xuất nhưng cuối kỳ tính giá thành sử dụng hết cũng chưa nhập lại kho thì gọi là vật tư chưa sử dụng cuối kỳ. Giá trị của vật tư chưa sử dụng cuối kỳ sẽ được treo qua giá trị Dư Nợ tài khoản tập hợp giá thành (Thường là Tk 154).

Chi tiết cách khai báo xem lại link.

Sau khi đã hoàn thiện các thao tác ghi nhận chi phí ở Phần II, tiếp theo sẽ là thao tác phân bổ chi phí giá thành vào từng loại sản phẩm.

PHẦN III. PHÂN BỔ CHI PHÍ GIÁ THÀNH

Thao tác phân bổ tính giá thành thực hiện chi tiết như sau:

Tích chọn phân hệ SẢN XUẤT GIÁ THÀNH. Hiện cột Nghiệp vụ chọn Phân bổ tính giá thành sản phẩm.

Hiện màn hình phân bổ giá thành lần lượt khai báo các thông tin sau:

(1)

Chọn kỳ tính giá thành.

Kỳ tính giá thành thường theo tháng/ quý/ nửa năm/ năm. Tùy theo mong muốn quản lý dữ liệu chi phí giá thành đồng thời phụ thuộc vào đặc điểm của quy trình sản xuất.

Ví dụ dây chuyền sản xuất liên tục có thành phẩm hoàn thiện theo ngày thì kỳ tập hợp giá thành thường theo tháng. Nếu quá trình sản xuất kéo dài mới có thành phẩm thì có thể tính theo quý/ nửa năm/ năm.

(2)

Tài khoản giá thành để tài khoản tập hợp giá thành.

Theo TT200 hoặc TT133 nhưng không chia tiểu khoản của 154 thì sẽ là TK 154

Theo TT133 có chia tiểu khoản thì thường dùng 1548 – Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

(3)

Mỗi yếu tố chi phí cấu thành lên giá thành sản phẩm trong cùng 1 kỳ tính giá thành chỉ được áp dụng 1 phương pháp phân bổ tùy thuộc vào đặc điểm ghi nhận chi phí.

Muốn phân bổ theo phương pháp nào sẽ tích chọn vào phương pháp phân bổ đó.

Tại màn hình Phương pháp phân bổ sẽ có yếu tố chi phí cần phân bổ.

Tích chọn vào đầu dòng yếu tố phân bổ nhấn chức năng phân bổ trên thanh menu hoặc phím tắt F10.

Nhiều nhiều yếu tố cùng áp dụng chung 1 phương pháp phân bổ. Có thể chọn 1 loạt và nhấn thao tác phân bổ 1 lần.

(4)

Sau khi đã thực hiện xong các thao tác phân bổ sẽ nhấn vào mục Tính giá thành để kiểm tra kết quả giá thành từng sản phẩm.

Hiện màn hình Chi tiết giá thành sản phẩm sẽ nhấn “Xem” ra danh sách các sản phẩm sản xuất trong kỳ tại phần 1. Khi đặt chuột vào dòng 1 sản phẩm phần 2 thể hiện chi tiết các yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm đó.

Sau khi kiểm tra không có gì bất thường và sai sót với các sản phẩm sẽ nhấn “Cập nhật”. Thao tác này sẽ giúp dữ liệu giá thành của từng sản phẩm được lưu lại đồng thời cập nhật giá trị vào phiếu nhập thành phẩm.

Hoàn thiện quá trình tính giá thành.

PHẦN IV. THAO TÁC SAU KHI TÍNH GIÁ THÀNH

Sau khi thực hiện sau thao tác ở Phần III chúng ta đã có thể xác định được chi phí giá thành của sản phẩm tuy nhiên cần lưu ý thêm các thao tác sau.

a. Tính giá vốn lần 2

Thao tác tính giá vốn được thực hiện thêm 1 lần nữa sau khi đã Cập nhật giá thành.

Thao tác này giúp xác định giá trị xuất kho thành phẩm trong kỳ (Có thể là xuất bán, xuất nội bộ,…)

b. Xóa dữ liệu giá thành đã tính khi muốn tính lại giá thành

Trường hợp trong cùng 1 kỳ đã tính giá thành rồi nhưng vì kết quả không mong muốn cần tính lại giá thành thì phải thực hiện thao tác xóa dữ liệu giá thành trước đó gồm 2 thao tác:

Bước 1: Xóa chứng từ phân bổ giá thành

Khi thực hiện phân bổ giá thành ở mục (3) phần III sẽ có chứng từ phân bổ được tạo ra giúp kết chuyển chi phí phát sinh vào tài khoản tập hợp giá thành (Ví dụ: Nợ 154 – Có 621). Chứng từ này nằm ở nghiệp vụ Chứng từ phân bổ tại phân hệ SẢN XUẤT GIÁ THÀNH.

Cần thực hiện xóa chứng từ phân bổ cũ đi trước khi thực hiện tính lại giá thành. Thao tác như xóa chứng từ thông thường. (Link)

Bước 2: Xóa phân bổ trong bảng tính giá thành

Vào mục Phân bổ tính giá thành. Chọn lại kỳ giá thành muốn tính lại. Và nhấn chức năng Xóa.

Sau khi thực hiện đủ 2 bước xóa giá thành trên tiến hành thao tác tính lại giá thành như bình thường.

Trên đây là toàn bộ quy trình áp dụng tính giá thành sản xuất trên phần mềm kế toán 3TCloud mong rằng sẽ cung cấp cho Quý khách hàng hình dung sơ bộ về thao tác để thực hiện áp dụng phù hợp vào quy trình sản xuất của doanh nghiệp mình.

Chúc Quý khách hàng thực hiện thành công!