Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại
Các điều khoản khác
Điều khoản quyền và nghĩa vụ các bên
Hợp đồng trong các hoạt đồng đầu tư thương mại khác
Hợp đồng kinh doanh thương mại là gì? Có các loại hợp đồng thương mại, kinh tế nào? Luật Thành Công sẽ chia sẻ chi tiết và cụ thể hơn về loại hợp đồng này. Xem ngay tại bài viết này nhé.
Mục Lục
Hợp đồng kinh doanh thương mại là gì?
Hợp đồng kinh doanh thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể trong kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan đến việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại.
Các loại hợp đồng kinh tế, thương mại
Hợp đồng kinh doanh thương mại, kinh tế được thành 3 loại như sau:
Hợp đồng mua bán hàng hóa
Đây là loại hợp đồng không có yếu tố quốc tế; hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ( gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập) và hợp đồng mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa ( gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn).
Hợp đồng dịch vụ
Là loại hợp đồng cung ứng dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hóa ( gồm hợp đồng trong các xúc tiến thương mại, trung gian thương mại, các hoạt động thương mại khác) và các hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên ngành ( như hợp đồng dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, du lịch,…).
Hợp đồng trong các hoạt đồng đầu tư thương mại khác
Như các loại hợp đồng giao nhận thầu xây dựng khác như hợp đồng chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, dự án hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, nhà ở,…)
Xem thêm về: Xử phạt người sử dụng lao động khi không ký kết hợp đồng lao động
Các thông tin cần trình bày trong hợp đồng kinh doanh, thương mại
Điều khoản thông tin các bên
Là loại điều khiển thường được ghi nhận là thông tin các bên và chỉ được xác lập và thỏa thuận khi có 2 bên tham gia. Do đó, điều khoản về thông tin các bên là cơ bản và bắt buộc cần phải có.
Điều khoản về đối tượng hợp đồng
Mỗi loại hợp đồng đều có đối tượng cụ thể. Ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa thì đối tượng chính là hàng hóa.
Trong hợp đồng phải ghi nhận đúng đối tượng làm các bên giao dịch, để chắc chắn hơn các bên thường quy định về đối tượng, chất lượng, số lượng,…đối tượng của hợp đồng.
Điều khoản thanh toán
Điều khoản này có nhiều phương thức thanh toán khác nhau và mỗi loại hợp đồng sẽ có hình thức thanh toán phù hợp như: tiền mặt, chuyển khoản ngân hàng, nhờ thu,..
Điều khoản về phạt vi phạm
Điều khoản về phạt vi phạm nhằm để đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của các bên và thực hiện theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Tuy nhiên, theo Luật Thương mại 2005 thì mức phạt vi phạm không được quá 8% giá trị nghĩa vụ trong hợp đồng và chỉ phạt nếu được quy định trong hợp đồng.
Điều khoản quyền và nghĩa vụ các bên
Căn cứ vào điều khoản giá trị và nội dung hợp đồng và dựa trên các quyền lợi chính đáng mà các bên thỏa thuận với nhau để quyết định điều khoản quyền và nghĩa vụ các bên.
Điều này, có thể lặp lại những nghĩa vụ và cam kết giữa các bên tại điều khoản trước và điều khoản ràng buộc nếu xem xét lại thấy cần thiết.
Thông thường các loại hợp đồng được pháp luật quy định cơ bản nhất đối với quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia hợp đồng đó.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng thành lập công ty
Điều khoản giải quyết tranh chấp
Nếu có tranh chấp xảy ra, các bên sẽ thỏa thuận lựa chọn tòa án hay trọng tài.
Lưu ý, các hợp đồng quốc tế về việc chọn luật điều chỉnh ngay từ khi ký kết hợp đồng để tránh những rắc rối về sau.
Các điều khoản khác
Bao gồm điều khoản đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chủ thể của hợp đồng, thời hạn hợp đồng,…