Hướng dẫn rút tiền thẻ tín dụng, phí rút tiền, 10 lưu ý

Thẻ tín dụng có rút tiền được không? Rút tiền thẻ tín dụng có thực sự tốt như mọi người vẫn thường nghĩ? Liệu rằng đây có phải là hình thức tài chính lừa đảo hay bất hợp pháp? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề nhức nhối này ngay trong bài viết dưới đây.

 

 

Tìm hiểu về rút tiền thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép chủ sở hữu thẻ thực hiện các giao dịch tài chính trong hạn mức đã thỏa thuận với tổ chức phát hành.

Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để thực hết tất cả các giao dịch: mua sắm online, thanh toán dịch vụ, du lịch và ăn uống,… thậm chí là rút tiền thẻ tín dụng.

Tuy tiện lợi là thế, song thẻ tín dụng vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế mà nhiều người còn chưa hiểu hết, đặc biệt là vấn đề rút tiền từ thẻ tín dụng.

Hướng dẫn rút tiền thẻ tín dụng, phí rút tiền, 10 lưu ý - ảnh 1Hướng dẫn rút tiền thẻ tín dụng, phí rút tiền, 10 lưu ý - ảnh 1

Thẻ tín dụng có rút được tiền không?
Nhà phát hành cho phép bạn rút tiền mặt từ thẻ với một hạn mức cho phép.

 

Tin tức liên quan:

▸ Top các loại thẻ ngân hàng, cách mở thẻ và sử dụng tại vn

▸ Top 9 các ngân hàng nhà nước Việt Nam uy tín, lãi suất thấp

▸ Internet banking là gì? 10 tính năng hữu ích trên app banking

 

1. Rút tiền thẻ tín dụng là gì?

Sử dụng thẻ tín dụng tức là bạn đang vay tiền của tổ chức ngân hàng đó. Còn rút tiền từ thẻ tín dụng cũng là hình thức “tạm ứng” tiền mặt tại cây ATM của ngân hàng đó thông qua lệnh rút tiền.

 

2. Có nên rút tiền thẻ tín dụng không?

Có 2 ưu điểm lớn khi sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền:

  • Bạn có thể tùy thích rút tiền ở bất kỳ nơi nào và bất cứ lúc nào giống như những thẻ Visa hay thẻ Napas thông thường.

  • Tuy bản chất là “vay nợ” nhưng bạn không cần phải trải qua thủ tục phức tạp mới được rút tiền như: nộp hồ sơ, chờ duyệt, chứng minh thu nhập….(Vì khi quyết định phát hành thẻ tín dụng cho bạn thì ngân hàng đã xác minh những vấn đề này từ trước rồi.)

Bên cạnh đó, hình thức rút tiền này vẫn có nhiều nhược điểm như:

  • Phí rút tiền khá cao

  • Phí trả thường niên cũng cao hơn so với những loại thẻ Visa, Napas..

  • Bị giới hạn khoản vay: ngân hàng chỉ cho phép rút một khoản tiền mặt trong hạn mức cho phép của thẻ.

Hướng dẫn rút tiền thẻ tín dụng, phí rút tiền, 10 lưu ý - ảnh 2Hướng dẫn rút tiền thẻ tín dụng, phí rút tiền, 10 lưu ý - ảnh 2

Thẻ tín dụng được rút tối đa bao nhiêu tiền? Bạn sẽ bị giới hạn số tiền rút.
Thông thường là chỉ được rút 50-70% hạn mức của thẻ

 

12 cách đầu tư vàng hiệu quả hơn chứng khoán, ngân hàng

12 cách đầu tư vàng hiệu quả hơn chứng khoán, ngân hàng12 cách đầu tư vàng hiệu quả hơn chứng khoán, ngân hàng

★ ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★

 

3. Rút tiền thẻ tín dụng có hợp pháp không?

Rút tiền thẻ tín dụng là hình thức “xài trước trả sau” hay còn gọi là “vay nợ hợp pháp” được cung cấp bởi hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam.

Tuy nhiên, Nhà nước vẫn không khuyến khích vấn đề hình thức rút tiền này bởi vì xuất hiện nhiều trường hợp rút tiền, đáo hạn và giao dịch thanh toán khống: 

– Theo quy định, khi rút tiền thẻ tín dụng tại cây ATM thì ngoài số tiền vay thì bạn còn phải trả thêm 3-4%/tháng phí rút tiền và 2-3%/tháng phí lãi suất tùy ngân hàng.

Hướng dẫn rút tiền thẻ tín dụng, phí rút tiền, 10 lưu ý - ảnh 3Hướng dẫn rút tiền thẻ tín dụng, phí rút tiền, 10 lưu ý - ảnh 3

Dù hợp pháp nhưng Nhà nước vẫn không khuyến khích vấn đề rút tiền từ thẻ tín dụng

 

– Sở dĩ phí rút tiền và lãi suất lại cao đến như vậy là do Nhà nước muốn giảm thiểu tình trạng nợ xấu của người dân. Thắt chặt an ninh và kinh tế thị trường: vay quá nhiều nên không thể trả hết được.

– Từ đó, phát sinh nhiều trường hợp rút tiền tại máy POS để “né tránh” lãi suất, đáo hạn khoản vay…

  • Máy POS (Point of Sale – là loại máy bán hàng thường thấy ở các loại hình dịch vụ nhà hàng khách sạn, ăn uống, cửa hàng tiện lợi

  • Máy POS sẽ thực hiện các giao dịch mua sắm bằng thẻ. Chứ tuyệt đối không được rút tiền mặt bằng máy. 

– Nhiều doanh nghiệp lợi dụng máy POS để mở các dịch vụ: rút tiền không hạn mức, đáo hạn thẻ tín dụng, rút 100% hạn mức, chỉ từ 1,1%…

Đây chính là mặt tối của việc rút tiền từ thẻ tín dụng, làm sai lệch ý nghĩa ban đầu của thẻ, vi phạm pháp luật.

Hướng dẫn rút tiền thẻ tín dụng, phí rút tiền, 10 lưu ý - ảnh 4Hướng dẫn rút tiền thẻ tín dụng, phí rút tiền, 10 lưu ý - ảnh 4

Người dân tuyệt đối không sử dụng hình thức rút tiền từ thẻ tín dụng tại các máy POS

 

4. Phí rút tiền thẻ tín dụng

Rút tiền thẻ tín dụng mất phí bao nhiêu? Như đã nói, phí rút tiền từ thẻ tín dụng sẽ khá cao, dao động khoảng từ 2-4% tùy vào ngân hàng của bạn chọn. Rút càng nhiều tiền thì phí càng cao.

Bên cạnh đó, khi rút tiền mặt từ thẻ bạn còn phải đối mặt với mức lãi suất “cao ngất ngưởng”. 

  • Đối với các giao dịch thanh toán thông thường: bạn sẽ không cần phải trả lãi trong vòng 40-50 ngày kể từ ngày thực hiện.

  • Đối với giao dịch rút tiền mặt từ thẻ tín dụng: lãi suất được tính ngay tại thời điểm rút tiền.

có nên rút tiền từ thẻ tín dụng - ảnh 5có nên rút tiền từ thẻ tín dụng - ảnh 5

Rút tiền thẻ tín dụng có mất phí không? Có, thậm chí là mức phí khá cao.
Tùy vào ngân hàng mà phí rút tiền sẽ dao động từ 2-4%.

 

5. Hướng dẫn cách rút tiền thẻ tín dụng

Cách rút tiền thẻ tín dụng cũng giống với cách rút tiền thẻ Visa hay Napas. 

Bước 1: Đến cây ATM thuộc ngân hàng của bạn

Bước 2: Đưa thẻ vào khe đọc thẻ (ở một số ngân hàng, bạn cần phải ấn nút chọn giao dịch cần thực hiện trên màn hình cây ATM thì máy mới nhận thẻ và đọc thẻ)

Bước 3: Nhập mã PIN

Bước 4: Chọn số tiền cần rút (số tiền rút phải nằm trong hạn mức cho phép, nếu vượt quá thì giao dịch sẽ lỗi không thực hiện được)

Bước 5: Nhận tiền tại hộc trả tiền

Bước 6: Nhận lại thẻ tín dụng (đối với một số ngân hàng thì bạn phải nhận lại thẻ trước thì mới lấy tiền ở hộc được)

cách rút tiền thẻ tín dụng tương tự với rút tiền thông thường - ảnh 6cách rút tiền thẻ tín dụng tương tự với rút tiền thông thường - ảnh 6

Rút tiền thẻ tín dụng có cần mật khẩu không? Có, bạn sẽ cần nhập mã PIN đã thiết lập khi mở thẻ.
Cách rút tiền từ thẻ tín dụng cũng tương tự như cách rút tiền thẻ Visa thông thường

 

10 lưu ý cần biết khi rút tiền thẻ tín dụng

Rút tiền trong thẻ tín dụng là hình thức vay tiền không được Nhà nước khuyến khích. Thẻ tín dụng ra đời chủ yếu để phục vụ cho việc mua sắm, thanh toán trực tiếp bằng thẻ chứ không phải để rút tiền.

Dưới đây là 10 lưu ý bạn cần biết rõ trước khi quyết định rút tiền từ thẻ.

 

1. Không được rút toàn bộ tiền trong thẻ

Các ngân hàng chỉ cho phép bạn rút từ 50-70% tiền mặt trong thẻ.

 

2. Lãi suất rút tiền thẻ tín dụng rất cao

Như đã nói, nếu chỉ dùng thẻ tín dụng để thanh toán hóa đơn, giao dịch mua sắm… thì bạn sẽ được miễn lãi suất. 

Còn nếu như dùng thẻ với mục đích rút tiền thì sẽ bị tính lãi ngay khi giao dịch rút tiền thành công.

Thời gian thanh toán dư nợ (trả nợ) càng lâu thì lãi suất càng nặng. Mức lãi suất thậm chí có thể lên đến 30%/năm tùy vào ngân hàng.

thẻ tín dụng có rút tiền được không - ảnh 7thẻ tín dụng có rút tiền được không - ảnh 7

Nếu rút tiền từ thẻ tín dụng thì bạn sẽ phải lãi suất khá cao

 

3. Ảnh hưởng điểm xếp hạng tín dụng

Rút tiền từ thẻ tín dụng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến loại xếp hạng tín dụng của bạn. 

Mỗi ngân hàng sẽ thường xuyên xem xét mức phí chi tiêu, số tiền mỗi lần giao dịch, thời hạn trả nợ… của bạn để xếp loại điểm tín dụng của bạn là tốt hay xấu.

  • Nếu là tín dụng tốt thì bạn có thể được nâng hạn mức trong thẻ tín dụng. 

  • Còn nếu là tín dụng xấu thì sẽ không được cấp hạn mức mới, thậm chí ngân hàng có quyền ngưng cung cấp dịch vụ nếu như bạn có số dư nợ quá nhiều.

thẻ tín dụng được rút tối đa bao nhiêu tiền, lãi suất ra sao - ảnh 8thẻ tín dụng được rút tối đa bao nhiêu tiền, lãi suất ra sao - ảnh 8

Rút tiền từ thẻ tín dụng có thể làm ảnh hưởng “điểm uy tín” của bạn

 

Tránh các trường hợp dưới đây nếu bạn không muốn biến thành “tín dụng xấu:

– Thanh toán khoản vay không đúng kỳ hạn

– Không trả phí thường niên

– Vay quá nhiều nên mất khả năng thanh toán dư nợ

– Bị một cá nhân, tổ chức khác khởi tố là không trả nợ, trốn nợ…

Cách để nâng điểm uy tín:

– Thanh toán khoản nợ đúng kỳ hạn

– Nếu dư nợ quá nhiều thì cố gắng trả trước một phần 

– Chi tiêu hợp lý, vay tiền trong khả năng thanh toán và kế hoạch trả nợ

 

4. Không rút nhiều tiền trong thẻ

Hạn chế tối đa việc rút tiền mặt ở thẻ. Lãi suất cao, phí rút tiền cũng cao sẽ khiến bạn dễ bị nợ xấu, “mang nợ chồng chất”.

Nếu có kế hoạch mua sắm với một số tiền lớn thì nên lập quỹ dự phòng hoặc thử phương án vay tiền khác ở ngân hàng, tổ chức tài chính.

rút tiền thẻ tín dụng có mất phí không - ảnh 9rút tiền thẻ tín dụng có mất phí không - ảnh 9

Hạn chế rút tiền thẻ tín dụng

 

10 sàn giao dịch tiền ảo đông người dùng nhất tại Việt Nam

10 sàn giao dịch tiền ảo đông người dùng nhất tại Việt Nam10 sàn giao dịch tiền ảo đông người dùng nhất tại Việt Nam

★ ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★

 

5. Luôn mang theo tiền mặt trong người

Tạo thói quen giữ tiền mặt phòng thân sẽ giúp bạn tránh được việc rút tiền mặt trong thẻ để sử dụng.

 

6. Trả nợ nhiều hơn khoản thanh toán tối thiểu

Để thẻ của bạn có uy tín hơn trong mắt tổ chức tín dụng thì bạn cần trả nợ càng sớm càng tốt. Nếu không thể trả hết một lần thì hãy chia nhỏ khoản nợ ra. 

Nhưng hạn chế tình trạng “thanh toán nợ tối thiểu”. Hãy cố gắng trả nhiều hơn mức tối thiểu để không bị giảm điểm uy tín.

rút tiền thẻ tín dụng có mất phí không - ảnh 10rút tiền thẻ tín dụng có mất phí không - ảnh 10

Hạn chế tình trạng thanh toán dư nợ ở mức tối thiểu.

 

7. Đảm bảo an toàn cho thẻ

– Tuyệt đối không được để lộ số thẻ cho người khác biết. Những kẻ gian rất ma mãnh và tinh vi, chúng có thể ghi nhớ số thẻ của bạn và lừa đảo rút tiền thẻ tín dụng, thực hiện giao dịch trái phép.

– Luôn giữ lại các hóa đơn sao kê: bất cứ việc gì cũng có thể xảy ra sai sót hoặc rủi ro. Giữ lại hóa đơn sẽ giúp cho quá trình giải quyết các khiếu nại của bạn được dễ dàng, nhanh chóng hơn. 

– Giữ gìn thẻ cẩn thận: giữ thẻ thật kỹ. Nếu lỡ làm rơi mất thẻ thì báo ngay đến cơ quan, tổ chức ngân hàng để được khóa thẻ khẩn cấp, tránh bị mất tiền oan.

rút tiền thẻ tín dụng có cần mật khẩu không - ảnh 11rút tiền thẻ tín dụng có cần mật khẩu không - ảnh 11

Giữ gìn, bảo mật thẻ cẩn thận để không bị lừa đảo rút tiền thẻ tín dụng

 

8. Không sử dụng dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng khác ngoài cây ATM

Như đã đề cập, tình trạng rút tiền tại máy POS hay các dịch vụ tự phát khác đều được xem là vi phạm pháp luật. Đây là hành vi bất chính, trục lợi và mang tính chất trốn tránh trách nhiệm. Bạn chỉ nên thực hiện rút tiền tại các cây ATM của ngân hàng.

cách rút tiền thẻ tín dụng online - ảnh 12cách rút tiền thẻ tín dụng online - ảnh 12

Lợi dụng tâm lý của người dùng, nhiều tổ chức xấu đã lập ra hình thức kinh doanh gắn mác: “dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng không lãi suất, không mất phí, lãi suất thấp…”

 

9. Ưu tiên thanh toán trực tiếp

Thay vì phải rút tiền mặt thì việc thanh toán trực tiếp bằng thẻ tín dụng sẽ giúp bạn được hưởng quyền lợi, đặc biệt là miễn trả lãi.

Dưới đây là cách sử dụng thẻ tín dụng hợp lý mà không cần phải rút tiền:

1. Sử dụng thẻ vào những ngày đầu kỳ

Sắp xếp tài chính ngay từ đầu tháng để không bị “áp lực” về lãi suất. Thời hạn miễn lãi là từ 40-50 ngày tùy ngân hàng.

2. Hạn chế dùng thẻ khi gần đến ngày sao kê

Tổ chức thẻ tín dụng sẽ không quan tâm rằng số tiền đó bạn chi tiêu vào đầu kỳ hay cuối kỳ, vay sớm hay vay muộn. Chỉ cần số tiền đó nằm trong đợt sao kê thì bạn vẫn bị tính lãi nếu như trả chậm.

rút tiền thẻ tín dụng online có an toàn không - ảnh 13rút tiền thẻ tín dụng online có an toàn không - ảnh 13

Sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán sẽ giúp bạn nhận được nhiều quyền lợi: hưởng nhiều chương trình ưu đãi, mua hàng trả góp 0%lãi suất…

 

1. Thường xuyên kiểm tra

Tập thói quen thường xuyên kiểm tra hạn mức và số tiền mình đã sử dụng để “ngăn chặn” kịp thời tình trạng số dư nợ vượt quá khả năng chi trả.

Cố gắng sắp xếp tài chính một cách hợp lý. Chỉ nên ưu tiên thanh toán những việc bạn cho là cần thiết và bắt buộc.

2. Thiết lập tự động thanh toán nợ

Hầu hết các ứng dụng ngân hàng online hiện nay luôn có chức năng này. Giúp người dùng tránh được tình trạng “quên ngày trả nợ”, dẫn đến việc bị tính lãi, bị phạt phí trả chậm.

thẻ tín dụng được rút tối đa bao nhiêu tiền - ảnh 14thẻ tín dụng được rút tối đa bao nhiêu tiền - ảnh 14

Nên ưu tiên sử dụng thẻ để thanh toán chứ không rút tiền mặt từ thẻ

 

10. Giải pháp thay thế

Để hạn chế phải rút tiền mặt trong thẻ, bạn có thể sử dụng các phương án dưới đây:

Vay tiền ngân hàng: ngân hàng nào cũng có hình thức cho vay tiền. Tuy thủ tục có thể sẽ hơi lâu, nhưng bù lại lãi suất sẽ “dễ thở” hơn.

Rút tiền sổ tiết kiệm: rút tiền sổ tiết kiệm trước thời hạn không phải là hướng giải quyết tốt nhất. Nhưng lãi suất tiền tiết kiệm vẫn thấp hơn khá nhiều so với lãi suất tiền thẻ tín dụng.

Vay tiền online: với những khoản vay nhỏ, bạn có thể sử dụng các app vay tiền như Momo, Viettel Pay, TP Fico…. Những ứng dụng này đều cho phép người dùng vay tiền trong một hạn mức nhất định, lãi suất thấp, thời gian trả nợ lại lâu, thậm chí có thể quy đổi số dư nợ thành nhiều kỳ để trả góp (Momo).

dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng - ảnh 15dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng - ảnh 15

Các hình thức vay tiền an toàn khác mà không cần rút tiền mặt thẻ tín dụng: vay tiền ngân hàng, rút tiền sổ tiết kiệm trước hạn, vay tiền online qua Momo, Viettel Pay, TP Fico,…

 

Kết lại

Rút tiền từ thẻ tín dụng là việc hoàn toàn hợp pháp nếu như bạn thực hiện rút tại các cây ATM, đảm bảo trả dư nợ và lãi suất đúng hạn.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng thể hơn về ưu điểm, nhược điểm rút tiền từ thẻ tín dụng. Từ đó hãy cân nhắc việc chi tiêu phù hợp để tránh gặp những rắc rối về sau.

 

Tin tức liên quan:

▸ Trái phiếu là gì, có mấy loại? 8 cách đầu tư không bị lừa

▸ Đầu tư cổ phiếu là gì, bắt đầu từ đâu? Hướng dẫn đầu tư a-z

▸ 15 nơi cho vay tiền nhanh nhất, lãi suất thấp, uy tín 100%

was last modified: