Hướng dẫn nhổ răng sữa tại nhà đúng cách? Nha khoa Thùy Anh – nhakhoathuyanh
Trong giai đoạn thay răng vĩnh viễn, bố mẹ cần tránh cho trẻ tối đa các thói quen răng miệng xấu như thở bằng miệng, mút ngón tay, mút môi, nghiến răng, đẩy lưỡi,… Những thói quen xấu này sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, móm, răng mọc lệch lạc, chen chúc hoặc thưa,… Nếu không được can thiệp chỉnh nha kịp thời sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ nụ cười và khớp cắn của trẻ sau này.
Nên nhổ răng sữa trong những trường hợp nào?
Răng sữa của trẻ tốt nhất là không nên bị nhổ bỏ trước độ tuổi bé thay răng. Chúng có vai trò quan trọng trong việc định hướng vị trí của răng vĩnh viễn sau này, giúp trẻ phát âm tròn tiếng và ăn nhai tốt.
Nha sĩ khuyên chỉ nên nhổ bỏ răng sữa cho bé trong một vài trường hợp như:
+ Răng sữa bị viêm tủy, nhiều lần đau chữa mãi không khỏi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, cần nhổ bỏ để tránh viêm nhiễm lây lan tới các răng kế cận cũng như tránh nhiễm trùng xuống vùng răng vĩnh viễn.
+ Răng sữa bị sâu cụt chỉ còn phần chân răng khiến bé bị đau nhức kéo dài nhiều lần, khi này nha sĩ không thể chữa tủy để cứu chiếc răng được.
+ Răng sữa lung lay đến tuổi thay
+ Răng sữa mọc lẫy: Đây là hiện tượng răng vĩnh viễn bên dưới mọc lên rồi nhưng răng sữa vẫn chưa lung lay, thường gặp nhiều ở răng cửa hàm dưới. Nguyên nhân là do mầm răng vĩnh viễn mọc chệch hướng vào trong hoặc ra ngoài cung răng, khi răng vĩnh viễn mọc lên, chân răng sữa không bị tiêu nên không có hiện tượng lung lay.
Cách nhổ răng sữa cho bé tại nhà không đau mà an toàn
Nếu bố mẹ muốn tự nhổ răng sữa cho con tại nhà thì chỉ nên áp dụng trong trường hợp những răng sữa lung lay, đã tiêu hết chân và dễ nhổ. Khi nhổ, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
+ Đầu tiên, bạn cần đẩy thử răng cần nhổ xem tình trạng lung lay răng, nếu chiếc răng vẫn chưa đủ mềm bạn nên hướng dẫn bé lung lay thêm bằng cách di chuyển chiếc răng bằng lưỡi hoặc ngón tay của mình đến khi đủ lỏng để nhổ bỏ, cách này giúp nhổ răng sữa cho bé đơn giản và hạn chế đau.
+ Khi đã đến thời điểm thích hợp để nhổ răng sữa, cha mẹ có thể bôi thuốc gây tê tại chỗ lên nướu răng do bác sĩ nha khoa kê đơn hoặc chườm một vài viên đá lạnh để làm tê nướu là lựa chọn hiệu quả thay thế thuốc tê.
+ Tiếp theo, bạn hãy dùng gạc vô khuẩn lau sạch chiếc răng cần nhổ vài lần, sau đó dùng miếng gạc khác để nắm chặt răng. Cha mẹ có thể sử dụng găng tay cao su vì chúng có độ bám chắc hơn. Việc cầm nắm không tốt sẽ kéo dài quá trình nhổ răng và gây đau đớn, sợ hãi cho trẻ.