Hướng dẫn nâng vật nặng đúng cách, tránh chấn thương

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Thanh Bình – Bác sĩ Phục hồi chức năng – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Rối loạn cơ xương nghề nghiệp là một biểu hiện của tác hại nghề nghiệp gặp khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Đây còn là biểu hiện của nhiều loại rối loạn khác nhau về mức độ, tư thế nhẹ đến nặng, mạn tính, gây mất khả năng lao động.

Chấn thương khi nâng vật nặng thường do tư thế nâng nhấc không đúng, trọng lượng mang vác vật không an toàn…

1. Hướng dẫn mang vác vật nặng đúng cách, tránh chấn thương

Việc bê vác vật nặng là nguyên nhân lớn gây các chấn thương, thoái hóa cột sống. Ngay cả khi bạn bê một vật không quá nặng nhưng do làm sai tư thế thế cũng có thể dẫn tới hậu quả không tốt cho cột sống. Nhất là đối với những người đã lớn tuổi, người từng có tiền sử về xương khớp, thì những có tổn hại này có thể gây ra hậu quả nặng nề như bị đau lưng khi bê đồ nặng. Do đó, cần thực hiện các bước sau để nâng vật nặng đúng cách:

  • Kiểm tra vật trước khi nâng: kiểm tra bằng cách đẩy nhẹ vật đó xem vật đó có dễ dàng di chuyển hay không, nặng hay nhẹ. Kích thước của vật không tương đương với trọng lượng
  • Kiểm tra vật đó có được đóng gói đúng cách: Xem trọng lượng của vật được phân bố cân bằng và đóng gói kỹ chưa.
  • Có dễ dàng cầm chặt vật cần nâng lên không?
  • Để tránh làm tổn thương cột sống của bạn, hãy sử dụng một cái thang khi cần nâng một vật cao hơn đầu của bạn.
  • Đứng càng gần vật bạn nâng càng tốt. Nếu không gần có thể kéo vật gần về phía mình nếu có thể.
  • Tránh không cong lưng và tránh với tay ra ngoài tầm với của bạn.
  • Khi nâng dùng sức của đôi chân và cánh tay không nên dùng sức của vùng lưng dễ làm tổn thương cột sống.
  • Không cố nâng các vật nặng vượt quá khả năng nâng vác của bản thân đặc biệt các vật nặng hơn nhiều so với khối lượng bản thân thường nâng vác.
  • Trong khi nâng, ôm sát vật nặng vào người. Luôn chỉ dùng cơ bắp, và cử động của tay, chân, đùi, chứ không dùng cử động của lưng, hông trong khi nâng. Giữ lưng luôn thẳng, không ngửa ra phía sau.
  • Mở chân rộng bằng vai. Khối nặng phải luôn đặt giữa 2 chân. Nắm thật chắc vào khối nặng đang mang. Ép hai cùi chỏ vào. Không được nâng vật nặng với tư thế hai cùi chỏ khuỳnh ra hai bên.
  • Luôn mang vác vật với kích thước và độ cao vừa đủ để có thể nhìn thấy rõ đường đi. Không được di chuyển về phía trước nếu không nhìn thấy được các ghềnh, gờ chướng ngại vật ở phía trước. Khi chuyển hướng, xoay chân để xoay người, không được xoay lưng hoặc hông.
  • Khi đặt vật nặng xuống dùng cơ bắp và các cử động của tay, đầu gối, không dùng cử động của lưng. Không được phép cúi người để đặt vật nặng xuống. Khi đặt vật nặng lên kệ, lên bệ xe tải, đặt vật nặng xuống và đẩy vào. Luôn đẩy chứ không kéo. Khi kéo, ta khiến tay, vai, lưng làm việc ở vị trí không tự nhiên. Các cử động ở vị trí kéo là bất lợi cho các cơ bắp tay, vai, lưng. Thực tế chứng minh rằng con người đẩy thì hiệu quả hơn kéo các vật nặng.

Thang

2. Tránh tổn thương vùng lưng khi nâng vật nặng

Nâng vật nặng

  • Khởi động trước khi nâng bất cứ vật gì.
  • Không nên vội vã, hãy nghỉ một chút giữa các lần nếu bạn phải mang vác nhiều vật
  • Nhìn xung quanh trước khi bạn nâng, và nhìn xung quanh khi bạn nhấc nó lên. Đảm bảo rằng bạn có thể quan sát xung quanh khi bạn đang vác nó.
  • Tránh đi trên bề mặt trơn hoặc không bằng phẳng khi mang vác một vật gì.
  • Hãy nhớ rằng đai lưng không thể bảo vệ được cho bạn vì chưa chứng minh được lợi ích bảo vệ lưng của đai thắt lưng.
  • Nhờ người khác giúp đỡ khi bạn cần bê một vật rất nặng. Có thể sử dụng đòn bẩy hoặc xe kéo.

Với những chấn thương do mang vác vật nặng, người bệnh cần có biện pháp giảm đau, chống viêm để can thiệp tạm thời và cần đi thăm khám cơ xương khớp tại những vị trí bị viêm đau, tránh tình trạng kéo dài thành bệnh xương khớp mãn tính.

Bệnh nhân bị chấn thương do mang vác vật nặng có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám, chẩn đoán và điều trị giúp phục hồi chức năng xương khớp. Các bác sĩ khoa Cơ xương khớp giàu chuyên môn và kinh nghiệm tại Vinmec sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất hiện nay để đánh giá tình trạng chấn thương và chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số

hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.