Hướng dẫn mới nhất phân loại chất thải rắn sinh hoạt đúng quy định • Hello Bacsi

>>> Tham khảo thêm: Trổ tài tái chế 10 chai nhựa thành đồ dùng gia đình siêu dễ

Chất thải rắn vô cơ có khả năng tái sử dụng, tái chế

phân loại chất thải rắn

Đối với chất thải rắn vô cơ có thể tái sử dụng và tái chế, có thể phân loại chất thải rắn theo các nhóm:

  • Nhóm nhựa: Là các vật liệu bằng nhựa như chai, lọ, can thùng, khay đựng thức ăn, nắp đậy chai nhựa, đĩa CD, DVD, và các vật liệu làm bằng nhựa trên sản phẩm có ký hiệu PE, PP, PVC, PETE).

  • Nhóm ni lông: Túi nhựa mỏng các loại,.. Tùy loại và chất lượng của vật liệu khi thải bỏ. Có thể phân loại vào nhóm chất thải tái chế hoặc nhóm chất thải còn lại.

  • Nhóm giấy: Các loại giấy báo, tạp chí; hộp giấy; dĩa, hộp sữa carton, bìa thư; sách; tập; ly giấy có thể tái sử dụng, tái chế

  • Nhóm kim loại: sắt, nhôm, thép, đồng, vỏ bao bì kim loại (lon bia, nước ngọt, lon đồ hộp)

  • Nhóm cao su: vỏ xe, dép, săm lốp,..

  • Nhóm thủy tinh: vỏ chai bia, nước ngọt, chai đựng thực phẩm, kính, kiếng vỡ…

Phân loại chất thải rắn sinh hoạt khác

  • Quần áo, giày dép, các loại sợi và các loại vải,… Cũng tùy vào chất lượng của vật liệu có thể phân loại vào nhóm chất thải tái chế hoặc nhóm chất thải còn lại.

  • Túi ni lông, thùng mouse. Tùy chất lượng của vật liệu khi thải bỏ hoặc nhu cầu thải bỏ, có thể phân loại vào nhóm chất thải tái chế hoặc nhóm chất thải còn lại.

  • Thuốc lá, hạt hút ẩm, giấy bạc, hạt hút ẩm, tóc.

  • Hộp xốp, các loại khăn lau làm từ chất liệu sợi

  • Bụi bẩn từ vệ sinh nhà cửa, đất trồng cây

  • Các vật liệu làm bằng tre (thúng, rổ, sọt tre, ống tre, cây tre)

  • Các loại pin sau sử dụng.

    Đối với Pin, bạn không nên cho vào sọt rác ngay lập tức vì mỗi viên pin có chứa 1 lượng thủy ngân đủ làm ô nhiễm

    500 lít nước,

    mà hãy tách chúng ra riêng rồi gửi về những nơi chuyên thu gom và xử lý.

>>> Đọc thêm: Dạy con tái sử dụng và tái chế rác thải để môi trường mãi xanh

Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả

Sau khi phân loại chất thải rắn, thu gom, tập kết các loại rác, tùy vào nhóm được phân loại, rác thải rắn sẽ được xử lý bằng các phương pháp khác nhau. Sau đây là những phương pháp xử lý chất thải bổ biến hiện nay:

Đốt, chôn lấp rác thải rắn sinh hoạt hợp lý

Đây là phương pháp phổ biến và đang là vấn đề lớn ở nước ta hiện nay bởi cần phải xử lý khói thải trong quá trình thiêu đốt rác thải rắn. Tùy vào thành phần khí thải để có thể sử dụng phương pháp xử lý phù hợp khác như phương pháp vật lý, phương pháp hoá học (kết tủa, lọc,..)

Vì vậy, Chính phủ quy định lộ trình hạn chế xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp. Đồng thời chất thải rắn sinh hoạt phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

>>> Xem thêm: Bật mí cách chọn loại nhựa an toàn cho sức khỏe cả nhà

Xử lý bằng phương pháp tái chế chất thải

phân loại chất thải rắn

Để giảm thiểu chất thải phát sinh, việc tăng cường phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu hồi, tái sử dụng, tái chế cũng rất quan trọng. Hơn nữa phương pháp tái sử dụng chất thải rắn này cũng giúp kích thích sự phát triển ngành công nghiệp, giảm sử dụng nguồn nguyên liệu khai thác tài nguyên quốc gia và bảo vệ môi trường.

Có rất nhiều loại chất thải rắn có thể tái sử dụng như đồ nhựa, bìa giấy cứng, kim loại, giấy hay, nilon từ hộ gia đình bán lại cho người người thu mua đồng nát.

Hoặc nếu bạn thích hoặc có trồng cây tại nhà, bạn có thể tận dụng rác thải sinh hoạt dạng hữu cơ để làm phân bón cho cây với phương pháp ủ phân vermicompost.

>>> Xem thêm: 5 cách tái chế bàn chải bạn có thể thử ngay!

Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học

Quá trình xử lý bằng phương pháp sinh học được áp dụng đối với các chất hữu cơ không độc hại.

Quy trình ủ sinh học xử lý rác thải sinh học:

  • Đầu tiên là khử và xử lý cho tới khi chúng xốp và ẩm.

  • Duy trì độ ẩm, nhiệt độ nhằm giữ các vật liệu luôn ở trạng thái yếm khí lớn trong thời gian ủ.

Hy vọng bạn đọc hiểu hơn về chất thải rắn, cũng như biết cách phân loại chất thải rắn đúng cách để cùng chung tay giảm tải trọng rác thải vì môi trường xanh và sạch.