Hướng dẫn lập Báo Cáo Kết Qủa Hoạt Động Kinh Doanh

Hướng dẫn lập Báo Cáo Kết Qủa Hoạt Động Kinh Doanh

Báo cáo kế quả hoạt động kinh doanh là phần quan trọng trong Báo Cáo Tài Chính mà kế toán cần quan tâm. Một số nội dung cần quan tâm trên Báo Cáo Kết Qủa Hoạt Động Kinh Doanh mà kế toán phải thực sự chú ý.

Kinh nghiệm sẻ được chi tiết trong từng chỉ tiêu của bảng Báo Cáo.

1. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo Cáo KQHĐKD

– Số liệu ghi vào cột (6) – ” Số Năm Trước” của báo cáo năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột (5) – “Năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo nay năm trước
– Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột (5) – “Năm nay” như sau:1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (mã số 1)
– Phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ trong năm báo cáo của doanh nghiệp.
=> Số phát sinh bên Có của TK 511 – doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ

2. Các khoản giảm trừ doanh thu (mã số 2)

– Là tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm bao gồm:
+ Các khoản chiết khấu thương mại
+ Giảm giá hàng bán
+ Hàng bán bị trả lại
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong kỳ (năm) báo cáo.
Số liệu lấy từ:

==> Số phát sinh bên Nợ TK 511 và đối ứng với bên Có TK 521, TK 333 (gồm 3331, 3332, 3333) trong năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái TK 521.

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (mã số 10)

– Phản ánh số doanh thu đã trừ đi các khoản giảm trừ trên
Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02
Số liệu lấy từ:
==> Bên Nợ TK 511 đối ứng với bên Có TK 911

bao-cao-ket-qua-kinh-doanh 1 - Copy

4. Giá vốn hàng bán (mã số 11)

– Phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất đã cung cấp của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ (năm) báo cáo.

Số liệu lấy từ:
==> Số phát sinh bên Có của TK 632 đối ứng bên Nợ TK 911
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (mã số 20)

– Phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hóa, thành phẩm, BĐS đầu tư và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ (năm) báo cáo tài chính.
Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11

6. Doanh thu hoạt động tài chính (mã số 21)

– Phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần (Tổng doanh thu – Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (nếu có) liên quan đến hoạt động tài chính) phát sinh trong năm báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Số liệu lấy từ:

==> Số phát sinh bên Nợ TK 515 đối ứng với bên có TK 911 trên số cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái TK 515

7. Chi phí tài chính (mã số 22)

– Phản ánh tổng chi phí tài chính phát sinh trong kỳ (năm) báo cáo tài chính gồm:
+ Tiền lãi vay phải trả
+ Chi phí bản quyền
+ Chi phí hoạt động liên doanh,…
Số liệu lầy từ:

==> Số phát sinh bên Có TK 635 “Chi phí tài chính” đối ứng với bên Nợ TK 911

 Chi phí lãi vay (mã số 23)

 

– Phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong năm báo cáo tài chính.
Số liệu lấy từ:

==> Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết Tài khoản 635.

8. Chi phí quản lý kinh doanh (mã số 24)

– Phản ánh tổng chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ (năm) báo cáo tài chính.
Số liệu lấy từ:
==> Số phát sinh bên Có TK 642 đối ứng bên Nợ TK 911 (trên Sổ Cái hoặc Nhật Ký – Sổ Cái TK 642)

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (mã số 30)

– Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo tài chính, được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + doanh thu hoạt động tài chính – chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong năm báo cáo.
Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 – Mã số 22 – Mã số 24

==> Nếu kết quả là âm (lỗ) thì ghi trong ngoặc đơn (…)

10. Thu nhập khác (mã số 31)

– Phản ánh các khoản thu nhập khác (sau khi đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) phát sinh trong năm báo cáo tài chính.
Số liệu lấy từ:

==> Số phát sinh bên Nợ TK 711 đối ứng với bên Có TK 911 (trên Sổ Cái hoặc Nhật Ký – Sổ Cái TK 711)

11. Chi phí khác (mã số 32)

– Phản ánh tổng các khoản chi phí khác khác phát sinh trong năm báo cáo tài chính
Số liệu lấy từ:

==> Sô phát sinh bên Có TK 811 đối ứng với bên Nợ TK 911 (trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái TK 811)

12. Lợi nhuận khác (mã số 40)

– Phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (sau khi đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong năm báo cáo tài chính.

Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (mã số 50)

– Phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo tài chính của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Mã số 50 = Mã số 30 – Mã số 40

14. Chi phí thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (mã số 51)

– Phản ánh chi phí thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo tài chính.
Số liệu lấy từ:

==> Tổng số phát sinh bên Có TK 821 đối ứng với bên Nợ TK 911 (trên sổ kế toán chi tiết TK 821)
Hoặc Số phát sinh bên Nợ TK 821 đối ứng với bên Có TK 911 (trường hợp này số liệu được ghi bằng số âm vào chỉ tiêu này) trên Sỏ kế toán chi tiết TK 821.

15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập Doanh Nghiệp (mã số 60)

– Phản ánh tổng số lợi nhuật thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế Thu Nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo tài chính.

Mã số 60 = Mã số 50 – Mã sô 51

Những chia sẻ trên mong giúp ích được các bạn đang làm kế toán

Mời bạn xem thêm khóa kế toán thực hành trên hóa đơn, chứng từ , excel, misa 2015 theo

image dongdau

Tham gia khóa học bạn sẽ:

1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.

2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học

do-thi-thanh-hien