Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca | Kinh nghiệm làm ăn | Báo ảnh Dân tộc và Miền núi

Cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông Sơn Tây – Quảng Ngãi trực tiếp trồng thử nghiệm cây mắc ca trên địa bàn huyện. Ảnh : danviet.vn

I. Điều kiện gây trồng

1. Khí hậu

– Nhiệt độ bình quân 15 – 350C, thích hợp nhất 20 – 250C;

– Lượng mưa bình quân năm: 1.600 – 2.500 mm;

– Độ cao so với mặt nước biển: 10 – 1.200 m;

– Những nơi ít bị gió phơn (gió Lào), sương muối, mưa phùn.

2. Đất đai và địa hình

– Đất đai: Chỉ nên trồng mắc ca ở những nơi đất tốt, thích hợp nhất ở nơi có độ dày tầng đất >50 cm, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng thoát nước tốt, giàu hữu cơ, độ pH (KCl) = 4 – 6,5; không trồng cây mắc ca trên đất cát, đất ngập úng, đất chua phèn;

– Địa hình: Tương đối bằng phẳng, độ dốc <200.

II. Tiêu chuẩn cây ghép đem trồng

– Cây ghép có thời gian sau ghép đạt trên 6 tháng; chiều cao chồi ghép đã hóa gỗ từ 20 cm trở lên (chiều cao cây ghép trên 50 cm); đường kính cổ rễ từ 1,0 – 1,5 cm;

– Cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, lá xanh, phiến lá phát triển bình thường.

III. Kỹ thuật trồng

1. Phương thức, mật độ và thời vụ trồng

a) Cây mắc ca có thể trồng theo 2 phương thức trồng thuần loại hoặc trồng xen với cà phê, chè, hồ tiêu:

– Trồng thuần loại với mật độ từ 205 cây/ha (cự ly 7 x 7 m) đến 278 cây/ha (cự ly 6 x 6 m);

– Trồng xen trên các rãnh luống cà phê mật độ 124 cây/ha (cự ly 9 x 9 m), 138 cây/ha (cự ly 12 x 6 m), hồ tiêu mật độ 124 cây/ha (cự ly 9 x 9 m), chè mật độ 111 cây/ha (cựu ly 15 x 6 m).

b) Thời vụ trồng tốt nhất là mùa xuân đối với các tỉnh phía Bắc, đối với các tỉnh phía Nam trồng vào đầu mùa mưa.

2. Xử lý thực bì, làm đất, đào và lấp hố

– Phát dọn toàn diện để giảm cỏ dại, sâu bệnh và tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Cuốc lật đất hoặc xới đất, rãy cỏ cục bộ 1,5 – 2 m2 xung quanh vị trí đào hố, nhặt sạch rễ cây lớn (trên 2 cm), đối với những nơi đất dốc (<20o) nên làm bậc thang theo đường đồng mức có mặt băng rộng từ 2 – 4 m;

– Đào hố kích thước 80 x 80 x 60 cm, hố được đào trước khi trồng ít nhất 1 – 1,5 tháng để phơi ải; khi đào chú ý để lớp đất trên mặt riêng để trộn với phân lót khi lấp hố;

– Bón lót và lấp hố trước khi trồng ít nhất 1,5 tháng; mỗi hố bón 50 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì), 500 g NPK và 300 g vôi bột được trộn đều với đất mặt; lấp hố bằng đất mặt xung quanh, tạo hình mai rùa cao hơn mặt đất tự nhiên 2 – 3 cm.

3. Kỹ thuật trồng

– Trên mỗi đơn vị diện tích trồng từ 4 – 5 dòng mắc ca (không trồng đơn dòng); bố trí trồng từng dòng theo hàng xen kẽ nhau để giúp tăng tỷ lệ đậu quả, tăng tính chống chịu sâu bệnh hại, giảm rủi ro mất mùa, đặc biệt là tăng tỷ lệ nhân cấp 1 của hạt theo chuẩn quốc tế;

– Dùng cuốc tạo một lỗ sâu khoảng 40 cm ở giữa hố đã lấp, đủ rộng để đặt vừa bầu cây;

– Rạch bỏ vỏ bầu nilon ra khỏi bầu đất; đặt bầu ngay ngắn trong lòng hố, chỉnh cho cây đứng thẳng; lấp đất và nén chặt; vun đất xung quanh gốc cây 40 cm thành hình mai rùa, cao hơn mặt đất khoảng 5 cm để dễ dàng thoát nước khi mưa; lưu ý các thao tác thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bầu đất của cây;

– Dùng 3 cọc dài 60 – 80 cm cắm thành hình tam giác xung quanh, cách gốc cây 40 – 50 cm, buộc chụm phần trên ngọn cọc lại tương ứng với 2/3 chiều cao của cây và buộc vào thân cây để cố định, bảo vệ cây khỏi bị gió làm nghiêng;

– Tủ rơm rạ, cỏ hoặc bổi thành lớp dày 4 – 5 cm rộng 1 m xung quanh gốc cây để giữ độ ẩm và ngăn cỏ dại.

 Cây mắc ca có thể trồng theo 2 phương thức trồng thuần loại hoặc trồng xen với cà phê, chè, hồ tiêu. Ảnh : nhanong.com.vn

IV. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cây trồng

1. Chăm sóc

– Nếu trồng xong không có mưa thì tưới ẩm ít nhất trong 20 ngày để cây phục hồi và ra lộc non; trong 2 tháng tiếp theo thực hiện tưới cây 1 tuần 1 lần; lượng nước tưới 10 – 15 lít/cây;

– Xới xáo, làm cỏ, phá váng xung quanh gốc cây từ 0,8 – 1 m; mỗi năm chăm sóc 2 lần và tiến hành thường kỳ hàng năm.

2. Bón thúc

a) Bón thúc khi cây trồng được 2 năm tuổi trở lên, bón vào tháng 1 – 2 hàng năm bằng phân chuồng hoai kết hợp phân NPK và vôi bột;

b) Cuốc rãnh rộng và sâu 25 – 35 cm theo hình chiếu tán lá, rải đều phân chuồng xuống trước sau đó rắc vôi bột, cho một lớp đất mặt mỏng xuống trộn đều và cuối cùng rải đều phân NPK và lấp đất, cụ thể:

– Năm thứ 2: Bón 10 – 20 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,1 kg NPK và 0,1 kg vôi bột;

– Năm thứ 3: Bón 20 – 30 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,2 kg NPK và 0,1 kg vôi bột;

– Năm thứ 4: Bón 30 – 40 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,3 kg NPK và 0,1 kg vôi bột;

– Năm thứ 5: Bón 40 – 50 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,4 kg NPK và 0,1 kg vôi bột;

– Những năm tiếp theo khi cây đã ra quả: Bón 50 – 70 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 1,0 kg lân và 0,2 – 0,4 kg Kali và 0,1 kg vôi bọt.

– Thời kỳ bón: Khu vực Tây Nguyên bón vào tháng 8 – 9, khu vực Tây bắc bón vào tháng 10 – 11; bón sau khi thu hoạch quả và vệ sinh tỉa cành, tạo tán.

3. Phòng trừ sâu hại

– Quét vôi xung quanh gốc cây mỗi năm 2 lần: lần 1 vào tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau; lần 2 vào tháng 7 – 8 để phòng chống sâu hại;

– Vị trí quét bắt đầu từ phần dưới gốc cây (bới phần đất mặt sâu xuống 2 cm) quét lên thân cây khoảng 50 – 80 cm;

– Kiểm tra thường xuyên thân cây, nếu bị sâu đục thân thì dùng kim tiêm bơm thuốc trừ sâu vào lỗ sâu đục rồi lấy đất sét bịt lại.

4. Tỉa cành tạo tán

– Thực hiện tỉa cành tạo tán ở năm thứ nhất và năm thứ hai;

– Tùy vào tình hình cụ thể, với cây sinh trưởng ngọn mạnh thì cắt ngọn thân chính để xúc tiến phân cành; đối với những cây sinh trưởng ở ngọn yếu không cần cắt ngọn thân chính, chỉ cắt bớt ngọn các cành bên;

– Cắt ngọn được tiến hành 3 lần: lần 1 ở vị trí cách mặt đất 1 m; lần 2 ở vị trí cách 0,6 – 0,8m so với vị trí bấm lần 1; lần 3 cách vị trí bấm lần 2 từ 0,6 – 0,8m;

– Chọn những cành khỏe (2 – 3 cành) giữ lại, tỉa bỏ những cành yếu;

– Sau năm thứ 2 để cây phát triển bình thường, các năm tiếp theo chỉ tỉa bỏ những cành rất nhỏ phát triển ở tầng tán thứ 3 đối với những cây có tán quá dày.

 

Theo : khuyennongvn.gov.vn

– Nhiệt độ bình quân 15 – 350C, thích hợp nhất 20 – 250C;- Lượng mưa bình quân năm: 1.600 – 2.500 mm;- Độ cao so với mặt nước biển: 10 – 1.200 m;- Những nơi ít bị gió phơn (gió Lào), sương muối, mưa phùn.- Đất đai: Chỉ nên trồng mắc ca ở những nơi đất tốt, thích hợp nhất ở nơi có độ dày tầng đất >50 cm, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng thoát nước tốt, giàu hữu cơ, độ pH (KCl) = 4 – 6,5; không trồng cây mắc ca trên đất cát, đất ngập úng, đất chua phèn;- Địa hình: Tương đối bằng phẳng, độ dốc <200.- Cây ghép có thời gian sau ghép đạt trên 6 tháng; chiều cao chồi ghép đã hóa gỗ từ 20 cm trở lên (chiều cao cây ghép trên 50 cm); đường kính cổ rễ từ 1,0 – 1,5 cm;- Cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, lá xanh, phiến lá phát triển bình thường.a) Cây mắc ca có thể trồng theo 2 phương thức trồng thuần loại hoặc trồng xen với cà phê, chè, hồ tiêu:- Trồng thuần loại với mật độ từ 205 cây/ha (cự ly 7 x 7 m) đến 278 cây/ha (cự ly 6 x 6 m);- Trồng xen trên các rãnh luống cà phê mật độ 124 cây/ha (cự ly 9 x 9 m), 138 cây/ha (cự ly 12 x 6 m), hồ tiêu mật độ 124 cây/ha (cự ly 9 x 9 m), chè mật độ 111 cây/ha (cựu ly 15 x 6 m).b) Thời vụ trồng tốt nhất là mùa xuân đối với các tỉnh phía Bắc, đối với các tỉnh phía Nam trồng vào đầu mùa mưa.- Phát dọn toàn diện để giảm cỏ dại, sâu bệnh và tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Cuốc lật đất hoặc xới đất, rãy cỏ cục bộ 1,5 – 2 m2 xung quanh vị trí đào hố, nhặt sạch rễ cây lớn (trên 2 cm), đối với những nơi đất dốc (<20o) nên làm bậc thang theo đường đồng mức có mặt băng rộng từ 2 – 4 m;- Đào hố kích thước 80 x 80 x 60 cm, hố được đào trước khi trồng ít nhất 1 – 1,5 tháng để phơi ải; khi đào chú ý để lớp đất trên mặt riêng để trộn với phân lót khi lấp hố;- Bón lót và lấp hố trước khi trồng ít nhất 1,5 tháng; mỗi hố bón 50 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì), 500 g NPK và 300 g vôi bột được trộn đều với đất mặt; lấp hố bằng đất mặt xung quanh, tạo hình mai rùa cao hơn mặt đất tự nhiên 2 – 3 cm.- Trên mỗi đơn vị diện tích trồng từ 4 – 5 dòng mắc ca (không trồng đơn dòng); bố trí trồng từng dòng theo hàng xen kẽ nhau để giúp tăng tỷ lệ đậu quả, tăng tính chống chịu sâu bệnh hại, giảm rủi ro mất mùa, đặc biệt là tăng tỷ lệ nhân cấp 1 của hạt theo chuẩn quốc tế;- Dùng cuốc tạo một lỗ sâu khoảng 40 cm ở giữa hố đã lấp, đủ rộng để đặt vừa bầu cây;- Rạch bỏ vỏ bầu nilon ra khỏi bầu đất; đặt bầu ngay ngắn trong lòng hố, chỉnh cho cây đứng thẳng; lấp đất và nén chặt; vun đất xung quanh gốc cây 40 cm thành hình mai rùa, cao hơn mặt đất khoảng 5 cm để dễ dàng thoát nước khi mưa; lưu ý các thao tác thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bầu đất của cây;- Dùng 3 cọc dài 60 – 80 cm cắm thành hình tam giác xung quanh, cách gốc cây 40 – 50 cm, buộc chụm phần trên ngọn cọc lại tương ứng với 2/3 chiều cao của cây và buộc vào thân cây để cố định, bảo vệ cây khỏi bị gió làm nghiêng;- Tủ rơm rạ, cỏ hoặc bổi thành lớp dày 4 – 5 cm rộng 1 m xung quanh gốc cây để giữ độ ẩm và ngăn cỏ dại.- Nếu trồng xong không có mưa thì tưới ẩm ít nhất trong 20 ngày để cây phục hồi và ra lộc non; trong 2 tháng tiếp theo thực hiện tưới cây 1 tuần 1 lần; lượng nước tưới 10 – 15 lít/cây;- Xới xáo, làm cỏ, phá váng xung quanh gốc cây từ 0,8 – 1 m; mỗi năm chăm sóc 2 lần và tiến hành thường kỳ hàng năm.a) Bón thúc khi cây trồng được 2 năm tuổi trở lên, bón vào tháng 1 – 2 hàng năm bằng phân chuồng hoai kết hợp phân NPK và vôi bột;b) Cuốc rãnh rộng và sâu 25 – 35 cm theo hình chiếu tán lá, rải đều phân chuồng xuống trước sau đó rắc vôi bột, cho một lớp đất mặt mỏng xuống trộn đều và cuối cùng rải đều phân NPK và lấp đất, cụ thể:- Năm thứ 2: Bón 10 – 20 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,1 kg NPK và 0,1 kg vôi bột;- Năm thứ 3: Bón 20 – 30 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,2 kg NPK và 0,1 kg vôi bột;- Năm thứ 4: Bón 30 – 40 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,3 kg NPK và 0,1 kg vôi bột;- Năm thứ 5: Bón 40 – 50 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,4 kg NPK và 0,1 kg vôi bột;- Những năm tiếp theo khi cây đã ra quả: Bón 50 – 70 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 1,0 kg lân và 0,2 – 0,4 kg Kali và 0,1 kg vôi bọt.- Thời kỳ bón: Khu vực Tây Nguyên bón vào tháng 8 – 9, khu vực Tây bắc bón vào tháng 10 – 11; bón sau khi thu hoạch quả và vệ sinh tỉa cành, tạo tán.- Quét vôi xung quanh gốc cây mỗi năm 2 lần: lần 1 vào tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau; lần 2 vào tháng 7 – 8 để phòng chống sâu hại;- Vị trí quét bắt đầu từ phần dưới gốc cây (bới phần đất mặt sâu xuống 2 cm) quét lên thân cây khoảng 50 – 80 cm;- Kiểm tra thường xuyên thân cây, nếu bị sâu đục thân thì dùng kim tiêm bơm thuốc trừ sâu vào lỗ sâu đục rồi lấy đất sét bịt lại.- Thực hiện tỉa cành tạo tán ở năm thứ nhất và năm thứ hai;- Tùy vào tình hình cụ thể, với cây sinh trưởng ngọn mạnh thì cắt ngọn thân chính để xúc tiến phân cành; đối với những cây sinh trưởng ở ngọn yếu không cần cắt ngọn thân chính, chỉ cắt bớt ngọn các cành bên;- Cắt ngọn được tiến hành 3 lần: lần 1 ở vị trí cách mặt đất 1 m; lần 2 ở vị trí cách 0,6 – 0,8m so với vị trí bấm lần 1; lần 3 cách vị trí bấm lần 2 từ 0,6 – 0,8m;- Chọn những cành khỏe (2 – 3 cành) giữ lại, tỉa bỏ những cành yếu;- Sau năm thứ 2 để cây phát triển bình thường, các năm tiếp theo chỉ tỉa bỏ những cành rất nhỏ phát triển ở tầng tán thứ 3 đối với những cây có tán quá dày.