Hướng dẫn kỹ thuật trồng cà chua trong nhà kính đạt năng suất cao
Mục Lục
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cà chua trong nhà kính đạt năng suất cao
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cà chua trong nhà kính đạt năng suất cao
Được đăng bởi thuong
Trồng cà chua trong nhà kính ngày càng được ưa chuộng và thực hiện phổ biến nhất hiện nay. Hôm nay Apon muốn giới thiệu đến bà con kỹ thuật trồng cà chua trong nhà kính đạt năng suất cao nhất.
Thời điểm trồng cà chua trong nhà kính
Cà chua là một loài thực phẩm có thể trồng được quanh năm và thu hoạch liên tục nếu như bạn kiểm soát được chất dinh dưỡng, ánh sáng và nhiệt độ. Điều kiện để cà chua sinh trưởng và phát triển tốt nhất là nhiệt độ ban ngày khoảng 21 – 270C và ban đêm khoảng 16 – 180C. Chính vì vậy bạn cần kiểm tra và duy trì nhiệt độ trong một khoảng thời gian ngắn trước khi thực hiện gieo trồng bên trong hệ thống màng nhà kính để có thể thích nghi.
Một số loại cà chua thích hợp trồng trong nhà kính
1. Cà chua tím
Giống cà chua này có điểm đặc biệt là có màu tím và được nhập khẩu từ Mỹ. Thông thường cà chua tím được sử dụng trong mục đích phục vụ nghiên cứu y học và tại Việt Nam hầu như không phổ biến.
2. Cà chua mận
Loại cà chua này có hình dáng thon dài giống quả trứng, có vị ngọt, thịt dày và cà chua ít hạt.Thông thường loại cà chua mận này được sử dụng làm nước sốt ăn cùng với mỳ Ý Spaghetti. Tuy nhiên, giống cà chua này trồng rất ít ở Việt Nam bởi điều kiện thời tiết và nhiệt độ khó để cây thích nghi.
3. Cà chua chịu nhiệt
Đây là giống cây trồng thân thuộc, phổ biến và được trồng ở nhiều nơi ở nước ta. Loại cà chua chịu nhiệt này có khả năng chuyên biệt là trồng được quanh năm kể cả mùa khô hoặc mùa mưa. Giống cà chua này khi trồng sẽ cho nhiều trái và trọng lượng mỗi quả tương đương tầm 120 – 140 gr/quả. Ngoài ra, loại quả này còn có khả năng kháng sâu bệnh nên cực kỳ thích hợp trồng để kinh doanh và thời gian thu hoạ ch tương đối ngắn chỉ từ 60 – 65 ngày kể từ sau khi trồng.
4. Cà chua cỡ đại
Là một trong những giống cà chua có nguồn gốc từ Trung Mỹ khỏe mạnh, ít sâu bệnh, dễ trồng và dễ phát triển mà lại còn cho trái nhiều từ đó đạt năng suất cao, mỗi quả có trọng lượng khoảng 400gram. Ngoài ra, cà chua cỡ đại còn có khả năng chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt vì vậy có thể trồng trên đất xốp và có tính axit nhẹ. Hơn hết cà chua cỡ đại thịt dày và mọng nước nên cực kỳ phù hợp dùng để ăn kèm với sandwich, hamburger,….
5. Cà chua bi
Giống cà chua này có nguồn gốc từ Thái Lan, trái nhỏ hơn so với giống cà chua bình thường, hình dạng tròn, bóng đẹp. Điểm đặc biệt ở giống cà chua bi là trồng được nhiều vụ trong một năm và chỉ sau 3 tháng trồng là có thể thu hoạch và năng suất đạt được trên một cây khoảng 0,2 – 2kg. Loại cà chua bi này có thịt rất dày, có vị chua nhưng ngọt hơn cà chua thường nên cực kỳ phù hợp để làm salad hoặc ăn sống,…
Kỹ thuật trồng cà chua trong nhà kính
1. Chuẩn bị đất trồng cà chua
Thực chất trồng cà chua rất dễ và phù hợp với nhiều loại đất. Thế nhưng để tạo điều kiện cho cây cà chua phát triển tốt nhất chúng ta cần chuẩn bị đất trồng có đủ độ ẩm và dinh dưỡng. Chúng ta tiến hành chuẩn bị hỗn hợp đất trồng bằng cách trộn than bùn và cát với nhau tạo thành đất mùn. Việc làm này nhằm đảm bảo tỷ lệ hàm lượng chất dinh dưỡng có trong đất và lại bỏ được các mầm bệnh hoàn toàn.
2. Chuẩn bị hạt giống
Tùy theo điều kiện khí hậu, thời tiết của từng nơi khác nhau sẽ chọn hạt giống khác nhau nhưng phải luôn đảm bảo đạt tiêu chuẩn. Vì vậy bạn nên chọn hạt giống F1 bởi đây là hạt giống tốt nhất, khỏe nhất, phát triển nhanh và có sức đề kháng tốt nhất.
3. Cách ươm hạt khi trồng cà chua trong nhà kính
Để ươm hạt khi trồng cà chua chúng ta nên thực hiện theo 3 bước sau:
- Bước 1:
Hãy tiến hành pha nước ngâm hạt cà chua với tỷ lệ 3 nóng + 2 lạnh, rồi ngâm hạt trong vòng 3 tiếng, sau đó là vớt hạt ra.
- Bước 2:
Tiếp theo đặt hạt cà chua vào một lớp vải mỏng và ủ ở nhiệt độ 25 – 300.
- Bước 3:
Sau đó bạn cần thường xuyên kiểm tra và quan sát hạt đến khi có vết nứt thì bắt đầu mang đi gieo trồng.
Sau khi đã xử lý hạt thì chúng ta đem hạt cà chua đi gieo trồng bằng cách nhấn hạt xuống tầm 0,5 – 0,8cm.Tiếp theo hãy phủ lên một lớp đất mỏng và tưới nước vừa đủ để tạo độ ẩm cho đất và cây nhanh nảy mầm. Việc tưới nước bạn cần thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày vào buổi sáng và chiều để cung cấp độ ẩm và đủ nước cho cây tăng trưởng khỏe mạnh.
4. Đưa cây cà chua vào bầu trồng hoặc chậu
Để trồng cà chua đứng vững bạn nên đặt cây con cà chua vào giữa bầu đất rồi nén đất, lưu ý không nên nén quá chặt tránh làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. Ngoài ra bạn cũng cần đảm bảo giữa các cây cà chua là 30 – 40cm, giữa các hàng cà chua là khoảng 60cm và mật độ trồng khoảng từ 1800 – 2000 cây/m2. Lưu ý, bạn nên trồng vào thời điểm chiều mát, không nên trồng vào buổi sáng bởi khi nắng lên cây sẽ dễ mất nước làm cho cây khô héo dẫn đến cây phát triển chậm. Ngay sau khi trồng cây con xong thì bạn hãy tưới thêm nước để giữ độ ẩm cho đất và cũng không nên tưới quá nhiều khiến cho cây bị đổ hoặc úng nước.
Kỹ thuật chăm sóc cà chua trong nhà kính
1. Bổ sung nước và dinh dưỡng cho cây
Ngoài cách tưới tươi truyền thống, bạn có thể sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để cung cấp nước và chất dinh dưỡng khi trồng cà chua. Bên cạnh đó bạn cần phải luôn đảm bảo độ pH từ 5,5 – 6,5 và độ ẩm cho đất ở mức khoảng 60 – 70% bởi đây là môi trường lý tưởng phù hợp nhất để hỗ trợ cho quá trình phát triển của cà chua khi trồng trong nhà kính. Khi pha dung dịch dinh dưỡng bạn cũng phải bảo đảm hòa tan hoàn toàn với nước, tránh hiện tượng kết tủa làm cho cây khó hấp thụ. Ngoài ra, bạn cũng phải thường thường xuyên kiểm tra độ PH và EC để cây sinh trưởng và phát triển như bình thường. Đặc biệt là trong giai đoạn cà chua ra hoa lại cần lượng nước cực lớn. Vì vậy bạn phải luôn giữ cho đất có độ ẩm phù hợp thì mới có thể giúp cho cà chua thụ phấn và đậu quả dễ dàng.
2. Bón phân thường xuyên
Việc bón phân nên được tiến hành thường xuyên để giúp cây cà chua phát triển ổn định và tốt nhất. Bạn nên sử dụng các loại phân bón giàu Nitơ và Kali để bón cho cây cà chua và khi cà chua đã bắt đầu chín thì bạn cần phải giảm lượng phân bón cho cây. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh bón phân vào thời điểm cuối mùa thu hoặc mùa đông bởi thời điểm này không giúp cây cà chua sai hoa, nhiều trái mà còn khiến cây chết.
3. Loại bỏ chồi rễ cây và làm cỏ
Công đoạn loại bỏ chồi rễ nên được thực hiện mỗi tuần 1 lần để loại bỏ những chồi của rễ cây hoặc những chồi bên ở vị trí tiếp xúc với thân cây. Tốt nhất bạn chỉ nên để lại những chồi chính và chồi cao nhất nhằm hướng cây phát triển đi lên thay vì phát triển theo chiều ngang. Nếu phần đầu của cây cà chua bị hỏng thì chồi ở ngọn sẽ được thay thế để làm thân chính. Bên cạnh đó việc làm sạch cỏ dại cần được tiến hành đều đặn bằng cách nhỏ bỏ để chúng không chiếm dụng không gian và nguồn dinh dưỡng của cây cà chua. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian và công sức chúng ta có thể sử dụng bạt phủ đất chống cỏ để thay thế cách tiêu diệt cỏ dại truyền thống.
4. Cắt tỉa bớt lá và quả
Bên cạnh việc loại bỏ chồi và làm sạch cỏ thì bạn cũng cần phải chú ý đến công đoạn cắt tỉa bớt lá và quả trong suốt quá trình trồng cà chua. Đến giai đoạn cây ra quả bạn nên cắt tỉa bớt chỉ nên để mỗi chùm khoảng 4 – 5 quả và loại bỏ những quả quả hoặc quả bị biến dạng. Vào mùa đông, nếu quả quá to thì bạn có thể giảm xuống chỉ để khoảng 3 quả 1 chùm để cây tập trung dinh dưỡng nuôi tốt những quả còn lại. Ngoài ra, những giống cây cà chua cho quả nhỏ thì bạn có thể cắt bớt quả để cây không bị quá sức khi nuôi quả.
5. Phòng trừ sâu bệnh gây hại cho cà chua
Phòng ngừa sâu bệnh luôn là vấn đề được quan tâm nhất trong quá trình trồng cà chua trong nhà kính. Để cho ra những quả cà chua đỏ mỏng, tròn đẹp không bị sâu bệnh tấn công chúng ta có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh sau đây:
-
Thường xuyên sử dụng quạt thông gió cho nhà kính vào mùa hè để ngăn sâu bệnh phát triển gây hại cho cây cà chua.
-
Thay đất mới trước khi bắt đầu trồng mùa vụ cà chua mới nhằm phòng bệnh hại rễ cây trồng.
-
Luôn duy trì độ ẩm cho đất, không nên tưới quá nhiều nước để tránh bị nấm mốc hoặc bệnh tắc ẩm.
-
Không nên lắp đặt hệ thống tưới tiêu trên cao vì sẽ dễ làm cho cà chua bị nhiễm bệnh.
-
Thường xuyên cắt tỉa lá rụng để cây có đủ không gian hấp thụ ánh sáng mặt trời và ngăn ngừa nấm mốc xám gây bệnh.
-
Sử dụng
lưới chống côn trùng
để ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng vào phá hoại cây cà chua.
6. Thu hoạch cà chua trong nhà kính
Cà chua sau khi trồng từ 60 -65 ngày là bắt đầu có quả và chuyển dần từ màu xanh sang cam và cuối cùng là sang màu đỏ. Vì vậy thời điểm thu hoạch tốt nhất là cà chua phát triển đủ kích thước và chuyển sang màu đỏ, không nên thu hoạch quá muộn sẽ làm cho cà chua bị dập và thời gian bảo quản không được lâu. Đặc biệt khi thu hoạch nên cắt nên cắt luôn cả cuống để cà chua không bị mất nước, giữ tươi được lâu hơn.
Xem thêm: Bí quyết trồng đậu Hà Lan trong nhà kính sai quả, ít bệnh
Kỹ thuật trồng cà chua trong nhà kính không quá phức tạp tuy nhiên phải luôn đảm bảo cẩn thận trong từng giai đoạn chăm sóc để cho ra những trái cà chua mọng nước, đẹp mắt. Hy vọng qua bài viết ở trên bạn sẽ tích lũy thêm nhiều kiến thức để phục vụ cho quá trình trồng cà chua của mình. Chúc các bạn thực hiện thành công!
Bài viết nổi bật
Cách làm nhà lưới nông nghiệp trồng rau sạch
10 June, 2022
Làm nhà lưới trồng rau đang là xu thế của bà con nông dân từ nông thôn đến thành thị hiện nay. Xây dựng nhà lưới nông nghiệp đơn giản, không tốn quá nhiều chi phí so với những mô hình trồng rau khác. Mô hình nhà lưới trồng rau giúp nông dân đảm bảo […]
Các bài viết liên quan
Ứng dụng mô hình trồng nho trong nhà màng vào mùa mưa
3 April, 2023
Chia sẻ mẹo trồng súp lơ xanh trong nhà kính cho năng suất cao
3 April, 2023
Kỹ thuật trồng bắp cải trong nhà kính cho năng suất cao nhất
3 April, 2023
Liên kết mạng xã hội:
error:
Content is protected !!