Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá trắm đen trong lồng bè hiệu quả nhất

Cá trắm đen được đánh giá là thực phẩm được thị trường ưa chuộng, và luôn trong tình trạng khan hiếm. Trong khi đó kỹ thuật nuôi cá trắm đen không quá phức tạp, chỉ cần nắm được quá trình chăm sóc cơ bản là bà con có thể bắt tay vào nuôi được.

Video: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá trắm đen trong lồng bè hiệu quả nhất

Kỹ thuật nuôi cá Trắm đen trong lồng

Đây là loài cá ưa thích sống ở tầng đáy, ít khi nổi lên mặt nước và ưa thích những khu vực nước tĩnh. Cá trắm đen là loài ăn tạp, chủ yếu ăn động vật phù du, ấu trùng của các loài bọ và côn trùng lúc bé. Khi trưởng thành cá chuyển sang ăn các con giáp xác và côn trùng sinh sống trong nước, có thể ăn cả những loại quả rụng xuống nước như: sung, vả … nếu khan hiếm thức ăn.

Kích thước và khối lượng của cá trắm đen rất lớn. Trung bình, chúng ta thường đánh bắt được những con trắm nặng 4 -5 kg, có một số con lên đến 20 -30kg. Thậm chí đã ghi nhận trường hợp đánh bắt được con trắm đen 40 – 50 kg.

Video: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá trắm đen trong lồng bè hiệu quả nhất - Ảnh 2.

I: Kỹ thuật nuôi cá trắm đen trong lồng

1. Thiết kế lồng nuôi:

Lồng nuôi cá có độ thông thoáng, lưu thông nước tốt. Một lồng gồm các bộ phận chính sau: Khung lồng, phao, nhà bảo vệ, lưới lồng, dây neo, neo, đá ghiềm…

a. Khung lồng:

Video: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá trắm đen trong lồng bè hiệu quả nhất - Ảnh 3.

Tùy vào điều kiện nuôi để làm khung lồng cho phù hợp (như khung lồng có kích thước 24 x 12m, gồm 2 dãy mỗi dãy 5 ô để mắt lưới lồng nuôi, mỗi ô kích thước 4,5 x 4m hoặc khung lồng có kích thước 18 x 18m, gồm 3 dãy, mỗi dãy 3 ô để mắt lưới lồng nuôi, mỗi ô kích thước 5 x 5m). 

Toàn bộ khung lồng làm bằng ống típ sắt Φ34 (hoặc Φ42, Φ49) có mạ lớp kẽm chống rỉ, mỗi đoạn sắt dài 6m và ống nối sắt Φ (phi)34.

b. Phao nâng lồng:

Phao nâng lồng : Dùng tấm xốp có kích thước 50 x 60 x 90 cm, phi nhựa 200lít. Để đảm bảo sức nổi của lồng, bố trí mỗi ô lồng từ 4 – 6 phao, phao được cố định vào khung lồng bằng dây thép.

c.  Lưới:

Video: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá trắm đen trong lồng bè hiệu quả nhất - Ảnh 5.

Lồng lưới có dạng hình hộp lập phương hoặc hình chữ nhật có 1 mặt đáy, 4 mặt bên, mặt để hở gọi là miệng lồng.

Lồng làm bằng lưới polyetylen (PE) dệt không co rút. Cỡ mắt lưới phụ thuộc vào kích cỡ cá lúc thả thường (2a) = 1 – 4cm, trong một vụ nuôi thường ta sử dụng 3 loại mắt lưới: Ban đầu chọn mắt lưới có kích thước (2a) =1cm, kích thước thứ 2: 2a = 2,5cm, kích thước thứ 3: 2a = 4cm, đáy lưới lồng được cố định bằng dây giềng nối với đá ghiềm.

2. Chọn vị trí neo lồng:

Video: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá trắm đen trong lồng bè hiệu quả nhất - Ảnh 6.

Chọn nơi thông thoáng, ít thuyền qua lại, có nguồn nước sạch không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, nước thải sinh hoạt. Địa điểm đặt lồng nuôi cá là khu vực sông, hồ có độ sâu ít nhất 3 – 4m nước (tính ở thời điểm mực nước xuống thấp nhất), đáy lồng cách đáy sông, hồ ít nhất 0,5m. Có lưu tốc dòng chảy 0,2 – 0,3m/giây, không nên nuôi ở nơi nước đứng hoặc nơi nước chảy xiết. Môi trường nước phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 6,5 – 8,5; oxy hoà tan > 5mg/lít; NH3 < 0,01mg/lít; H2S < 0,01mg/lít, nhiệt độ nước từ 20 – 330C.

Lồng bố trí trên sông thành từng cụm, mỗi cụm 10- 15 lồng (không quá 20 lồng), khoảng cách giữa các cụm cách nhau từ 200 – 300m bố trí theo hình chữ Z.

3. Chọn và thả giống:

Video: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá trắm đen trong lồng bè hiệu quả nhất - Ảnh 7.

a: Chọn giống

Lựa chọn những con cá thân hình khỏe mạnh, không bị xây xát và chúng có kích thước đồng đều. Bà con có thể lựa chọn loại cá bé loại 1 lạng 2 con hoặc loại lớn hơn 2-3 lạng / con.

 b: Thả giống:

– Tiến hành tắm cho cá bằng nước muối 2- 3% (200 – 300g muối hòa với 10 lít nước sạch) trước khi thả cá xuống lồng nuôi, mục đích để cho cá sạch mầm bệnh.

– Cách thả: Giống được thả vào sáng sớm, trước khi thả ngâm túi đựng cá vào lồng nuôi 15 – 20 phút, sau đó cho nước từ từ vào miệng túi và tiến hành thả giống.

Video: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá trắm đen trong lồng bè hiệu quả nhất - Ảnh 8.

4. Thức ăn và chăm sóc quản lý:

a. Thức ăn: Có thể sử dụng thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn viên (công nghiệp).

– Sử dụng loại thức ăn viên nổi cho cá trắm đen, kích thước 1-10mm tùy theo độ lớn của cá. Bà con có thể mua tại các điểm bán thức ăn chăn nuôi, và nhờ nhân viên tư vấn loại thức ăn cho cá phù hợp.

– Cho cá ăn hàng ngày, mỗi ngày 2 lần. Lượng cám cho ăn tỉ lệ với trọng lượng cơ thể cá. Tỉ lệ này cũng thay đổi theo điều kiện thời tiết, tình trạng sức khỏe của cá và môi trường ao nuôi.

Khi cá đạt trọng lượng 500-600g/con, bà con có thể mua thêm ốc vặn về cho cá ăn. Nhằm tiết kiệm chi phí thức ăn viên.

Video: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá trắm đen trong lồng bè hiệu quả nhất - Ảnh 9.

 b. Theo dõi sức khỏe của cá:

Hàng ngày quan sát hoạt động của cá trong các lồng nuôi: Cá nổi đầu do thiếu oxy, tình hình sử dụng thức ăn, chất thải, dịch bệnh và các hiện tượng bất thường khác xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời. Cho cá ăn đủ chất lượng và số lượng.

Khi xảy ra dịch bệnh cần cách ly lồng đến vị trí an toàn và tiến hành phòng bệnh cho cá. Trường hợp cá nuôi bị bệnh nặng và có khả năng lây lan nhanh, phải tiến hành thu hoạch cá (nếu đã đạt kích cỡ thương phẩm).

Video: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá trắm đen trong lồng bè hiệu quả nhất - Ảnh 10.

c. Vệ sinh, quản lý lồng nuôi:

Trước khi thả cá và sau mỗi vụ nuôi, thu hoạch cá xong, đưa lồng lên bờ (nếu có điều kiện) dùng vôi hoặc Chlorin 30ppm phun lên lồng, sau đó phơi khô 1- 2 ngày. Trong quá trình nuôi, mỗi tuần vệ sinh lồng ít nhất một lần, dùng bàn chải nhựa cọ sạch các cạnh bên trong và ngoài lồng lưới, loại bỏ rác trôi nổi và các vật cứng bám vào cụm lồng nuôi. Tiến hành làm vệ sinh lồng trước các bữa ăn của cá.

Video: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá trắm đen trong lồng bè hiệu quả nhất - Ảnh 11.

III. Phòng bệnh thường gặp ở cá:

Biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá khi nuôi lồng:

– Trước khi thả cá cần vệ sinh lồng sạch sẽ, phơi lồng 1 – 2 ngày, sát khuẩn lồng bằng các thuốc sát khuẩn như BKC, Iotdine… Trong quá trình nuôi, định kỳ vệ sinh lồng nuôi 1 tuần/lần để loại bỏ các sinh vật bám, giúp nước lưu thông tốt hơn. Việc vệ sinh lồng nuôi được tiến hành trước khi cho cá ăn. 

– Thường xuyên treo túi vôi, túi thuốc tại vị trí cho cá ăn, ở đầu và cuối lồng nuôi, đầu nước chảy là tốt nhất nhằm tiêu diệt mầm bệnh trong môi trường nước với lượng cụ thể: Vôi bột: 2 – 4 kg/10m3 nước, độ sâu của túi vôi treo bằng 1/3 – 1/2 độ sâu mực nước trong lồng nuôi, khi vôi tan hết cần tiếp tục treo túi khác.

Video: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá trắm đen trong lồng bè hiệu quả nhất - Ảnh 12.

IV. Thu hoạch:

Sau khoảng 10 tháng đến 1 năm là cá sẽ đạt được trọng lượng 3kg – 3,5kg/con (có con lên đến 5-6kg). Bà con tiến hành thu tỉa để giảm mật độ cá.

Khoảng 2-3 ngày trước khi thu hoạch, cần giảm lượng thức ăn cho cá. Mục đích làm giảm sốc trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và sống cá. Trong quá trình thu hoạch cần nhẹ nhàng, tránh gây sốc cho cả đàn.