Hướng dẫn kỹ thuật cắt tỉa cành cho cây cà phê

Việc cắt cành cho cây giúp loại bỏ được những cành cây bị sâu bệnh và những cành không mang trái nhất là cành tăm cạnh tranh dinh dưỡng với cành thứ cấp.Việc cắt cành cho cây giúp loại bỏ được những cành cây bị sâu bệnh và những cành không mang trái nhất là cành tăm cạnh tranh dinh dưỡng với cành thứ cấp.

Thời điểm cắt tỉa

Cây cà phê có 2 thời điểm cắt cành: Cắt ngay sau khi thu hoạch xong để cây khỏi mất sức và vào giữa mùa mưa khoảng tháng 6 hoặc 7 dương lịch cắt sơ lại một lần nữa.

Những cành cần được cắt tỉa ngay

Những cành khô, cành không có lá, cành già cỗi không còn khả năng cho trái hay những cành bị sâu bệnh thì cần phải loại bỏ ngay lập tức.

Cành thứ cấp mọc hướng vào bên trong tán lá mà không hướng ra ngoài, những cành mọc thẳng đứng hướng lên trên hoặc bên dưới những cành này cần phải được loại bỏ hết nếu không nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo hình cũng như thu hoạch sau này, cành mọc thành chùm cũng cần phải loại bỏ ngay luôn.

Loại bỏ luôn những cành thứ cấp nằm bên trong tán để tạo điều kiện cho ánh sáng chiếu vào bên trong tán cây để vườn cây thông thoáng hơn giảm được sâu bệnh gây hại.

Với những cành già vẫn còn khả năng cho trái thì cắt ngắn lại những cành đã mang trái để cây tập trung chất dinh dưỡng vào những cành thứ cấp bên trong có khả năng cho quả sai hơn chất lượng hơn.

Đợt cắt tỉa cành lần thứ 2 diễn ra vào thời điểm tháng 6 – 7 là thời điểm mùa mưa khi cây đã được phục hồi đầy đủ và đang trong thời kì nuôi trái, bà con cần tiến hành việc cắt cành rồi tỉa thưa thoáng cho cây.

Loại bỏ hết những cành vô hiệu còn sót ở đợt cắt cành lần thứ nhất, những cành sâu bệnh cần loại bỏ hết chừa lại những cành khỏe để nuôi dưỡng cho mùa sau. Nên cắt tỉa vừa phải, không tỉa quá nhiều sẽ khiến cho cây giảm năng suất trong vụ sau.

Khi tỉa thưa cho cây hãy loại bỏ hết những cành mọc ngược và những cành thẳng đứng, cành mọc chen chúc nhau trên cùng một đốt và những cành mọc trong cùng của tán lá.

Với vườn cà phê trong thời kì kiến thiết cơ bản thì không nên quá chú trọng đến công đoạn làm cành mà chỉ nên chú trọng đến việc tạo hình cho cây nhiều hơn.

Trong quá trình cắt bỏ bớt cành cần chú ý đến những cành cây đang có dấu hiệu bị dị dạng như cong queo hoặc là xuất hiện những màu sắc khác thường thì cần phải loại bỏ nó ngay.

Khi cắt cành không được cắt quá sát gốc lá mà cách ra khoảng 2 – 3 cm, sử dụng kéo sạch không có vướng những mầm bệnh hay kéo vừa cắt cành ở những cây bị sâu bệnh để hạn chế tình trạng lây lan.

Tạo tán cho cây

Tiến hành tạo mới tán cây bằng cách cắt ngắn toàn bộ hoặc một phần cành mang trái, sâu vào phía trong tán, chỉ chừa lại các đoạn cành dài khoảng 30cm (phía trên) và 50cm (phía dưới) theo hình nón cụt, trên nhỏ dưới xòe. Các đoạn cành còn lại sẽ phát sinh hàng loạt các cành thứ cấp mới. Nên tỉa bỏ các cành mọc quá dày để lại nuôi trên mỗi đoạn cành cũ 1 – 3 cành tơ mới, sau này sẽ phát triển tạo thành một bộ tán mới, khả năng cho trái nhiều và bền hơn.

Lưu ý khi cắt tỉa cây cà phê

Điều quan trọng nhất sau khi tỉa cành tạo tán cà phê đó chính là: Cần cung cấp nước tưới, phân bón cho cây để cây tổng hợp và phát triển tốt nhất. Điều này giúp cây nuôi mầm và cho hoa cũng như trái sai, tăng năng suất và tăng kinh tế.

Đặc biệt, cần theo dõi sự phát triển của cây, khi cây bị sâu bệnh, cần kịp thời cứu chữa.

Cắt tỉa cành đúng kỹ thuật để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển và cho ra nhiều trái./.