Hướng dẫn hạch toán kế toán Chiết khấu thương mại – Phần mềm kế toán Smart Pro – Công ty Năng Động
Hướng dẫn hạch toán kế toán Chiết khấu thương mại
+ Định nghĩa chiết khấu thương mại : – Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng. Khoản chiết khấu thương mại sẽ trừ vào giá trước thuế GTGT.
+ Hạch toán kế toán chiết khấu thương mại : Chỉ hạch toán vào tài khoản chiết khấu khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định.
– Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm vào giá bán trên “Hóa đơn (GTGT)” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng. Trên hoá đơn thể hiện rõ dòng ghi Chiết khấu thương mại mà khách hàng được hưởng.Lần mua cuối cùng được xác định dựa trên hợp đồng kinh tế giữa các bên. Do đó, trường hợp công ty và các đại lý ký kết hợp đồng kinh tế, trong đó xác định ngày 31/12 hàng năm là ngày xác định công nợ và thực hiện chiết khấu thì ngày 31/12 được coi là lần mua cuối cùng để thực hiện việc điều chỉnh giảm giá. Nếu công ty và các đại lý không xác định lần mua cuối cùng trong hợp đồng kinh tế thì thực hiện chiết khấu sản lượng trên hóa đơn theo hướng dẫn tại Công văn số 1884/TCT-PCCS (22/6/2004).
+Trường hợp 1: Giá bán ghi trên hóa đơn là giá đã giảm giá :
-Người bán hạch toán :
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Doanh thu đã giảm giá )
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311).
-Người mua hạch toán :
Nợ TK 152,153,156 (giá đã giảm giá )
Nợ TK 133
Có TK 331
– Trường hợp 2 : Người mua hàng đạt được sản lượng mới được chiết khấu thương mại và khoản chiết khấu thương mại này được thể hiện giảm trừ vào giá trị hang bán vào hóa đơn GTGT lần cuối cùng .
Người bán định khoản :
Nợ TK 521 (Số tiền chiết khấu )
Nợ TK 3331 (Giảm số thuế GTGT phải nộp )
Có TK 111,112,131
Người mua định khoản :
Nợ TK 111,112,331
Có TK 152,153,156 (Số tiền chiết khấu )
+Chú ý : Một số doanh nghiệp thường là đại lý cấp 1 khi đạt được sản lượng bán theo quy định của công ty phân phối. Thì sẽ được thưởng một khoản tiền thường là cấn trừ vào công nợ. Thì khoản tiền này sẽ được bên đại lý cấp 1 đưa vào doanh thu khác (711) chứ không phải là chiết khấu thương mại nhé.
Nợ TK 331
Có TK 711
-Cuối kì chúng ta sẽ kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại vào tài khoản doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ .
Nợ TK 511
Có TK 521 .
Vừa rồi là cách hạch toán kế toán chiết khấu thương mại trong các trường hợp cụ thể. Các bạn có thể áp dụng vào tùy tình hình thực tiễn của doanh nghiệp mình. Ngoài ra để tiện cho việc theo dõi và thao tác các khoản chiết khấu thương mại các bạn có thể sử dụng phần mềm kế toán Smart Pro với các tính năng ưu việt cho phép thực hiện chiết khấu giảm giá nhanh và chính xác. Chúc các bạn thành công.