Hướng dẫn hạch toán các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế

Rate this post

Các khoản tiền phạt chính là khoản chi phí (có thể là chi phí được trừ hoặc chi phí không được trừ) mà doanh nghiệp phải gánh chịu làm giảm không những về lợi nhuận mà còn ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp. Vậy hạch toán như thế nào với các khoản tiền phạt? Trong một số trường hợp cụ thể, kế toán cần phải lưu ý những điều gì khi hạch toán các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng?

Trong bài viết này, ACMan sẽ chia sẻ tới các bạn cách hạch toán các khoản tiền phạt cụ thể theo quy định mới nhất hiện hành.

1. Phạt vi phạm hợp đồng kinh tế là gì?

Hướng dẫn hạch toán các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tếPhạt vi phạm hợp đồng (HĐ) là sự thỏa thuận, cam kết giữa các bên trong nội dung của hợp đồng, theo đó bên vi phạm có nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

Mỗi loại phạt hợp đồng thì có Bộ Luật khác nhau điều chỉnh như Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Xây dựng vì vậy mức phạt cho mỗi hình thức vi phạm trong các loại hợp đồng cũng không giống nhau. Cụ thể như sau:

– Hợp đồng Dân sự: Căn cứ theo điều 442 Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau về mức phạt dành cho bên vi phạm mà không bị không chế mức tối đa.

– Hợp đồng Thương mại: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

– Hợp đồng xây dựng: Mức phạt trong hợp đồng xây dựng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

2. Tiền phạt vi phạm hợp đồng có được tính vào Chi phí?

Căn cứ theo Khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:

“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, theo quy định trên thì khoản vi phạm hợp đồng kinh tế không nằm trong những khoản chi phí không được trừ nên khoản vi phạm hợp đồng kinh tế sẽ được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Cách hạch toán vi phạm hợp đồng kinh tế đối với bên thu tiền

Đối bên thu tiền vi phạm hợp đồng kinh tế có một trường hợp cụ thể như sau:

a. TH1: Các khoản tiền phạt được ghi giảm giá trị tài sản

Trường hợp này, kế toán ghi nhận như sau:

– Nợ: TK 331, 111, 112…

– Có các TK 151, 153, 154, 156, 241, 211…

b. TH2: Các khoản tiền phạt được ghi nhận vào thu nhập khác

Trường hợp này, kế toán ghi nhận như sau:

– Nợ 331, 111, 112…

– Có TK 711 – thu nhập khác.

c. TH3: Các khoản được bên thứ ba bồi thường

Các khoản được bên thứ ba bồi thường như tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh… thì ghi nhận như sau:

– Nợ các TK 111, 112,…

– Có TK 711 – Thu nhập khác.

Trong đó, các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm:

– Nợ TK 811 – Chi phí khác

– Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

– Có các TK 111, 112, 152,…

4. Cách hạch toán vi phạm hợp đồng kinh tế đối với bên chi tiền

Với bên chi tiền, các kế toán cần ghi nhận chi phí vi phạm hợp đồng kinh tế như sau:

– Nợ TK 811 – Chi phí khác

– Có các TK 111, 112

– Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339)

– Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

>>> Xem thêm:

Cách hạch toán hàng khuyến mãi theo quy định của Bộ Tài Chính

Thanh toán bù trừ công nợ là gì? Hướng dẫn cách hạch toán bù trừ công nợ

5. Chứng từ xử lý khi vi phạm hợp đồng kinh tế

Cơ sở để hạch toán khoản vi phạm hợp đồng kinh tế vào chi phí hợp lý bao gồm những chứng từ:

– Hợp đồng kinh tế.

– Biên bản ghi nhận thanh lý, trong đó nêu rõ vi phạm và chịu phạt theo cam kết.

– Chứng từ trả tiền qua NH hoặc phiếu chi tiền bên vi phạm và phiếu thu tiền bên phạt vi phạm có chữ ký của cả 2 bên.

– Nếu trả bằng tiền mặt cần có phiếu thu của Doanh nghiệp ( số tiền đó đẩy vào quỹ của DN).

Trên đây là một số chia sẻ của ACMan về các hạch toán các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế. Hi vọng có thể giúp đỡ cho các bạn kế toán trong công việc của mình.

Hiện nay, các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng phần mềm công nghệ hỗ trợ như phần mềm kế toán online ACMan để tránh các trường hợp phạt hành chính vì chậm nộp thuế, bảo hiểm,… Bởi lẽ ACMan có tính năng giúp nghiệp vụ quản lý thuế đơn giản, chính xác và hiệu quả hơn, cụ thể:

– Tự động lập Tờ khai thuế GTGT theo tháng/ quý, Tờ khai thuế TNDN tạm tính, Tờ khai quyết toán thuế TNDN,… các phụ lục kèm theo tờ khai và báo cáo thuế.

– Tự động khấu trừ thuế GTGT đầu vào, đầu ra để xác định số thuế phải nộp hay được hoàn lại.

Để được trải nghiệm thử miễn phí phần mềm kế toán ACMan, xin quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần phát triển công nghệ ACMan

Website: acman.vn

Điện thoại: 1900 63 66 85

Hotline: 0966 04 34 34

Email: [email protected]

Bình luận