Hướng dẫn giáo viên hình thành kỹ năng sống cho trẻ

  • Hướng dẫn giáo viên hình thành kỹ năng sống cho trẻ

    kỹ năng sống cho trẻ kỹ năng sống cho trẻ tiểu học kỹ năng sống cho trẻ mầm non kỹ năng sống cho học sinh kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi kỹ năng sống cho trẻ là gì đào tạo kỹ năng sống cho trẻ kỹ năng sống cho trẻ em dạy kỹ năng sống cho trẻ

    Kỹ năng sống cho trẻ mầm non Từ những cố gắng nỗ lực của bản thân trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài tôi nhận thấy bản thân đã có được kinh nghiệm hơn về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tôi đã có được sự đồng thuận hợp tác của tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường, Sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp nhà trường đạt được một số kết quả như sau:

    – 100% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, trực nhật, sắp xếp bàn ăn, tự chia thìa vào các đĩa mỗi bàn…, được rèn luyện kỹ năng tự lập, kỹ năng nhận thức…

    – 100% trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội: kỹ năng cảm xúc, giao tiếp, trẻ đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, kính trọng lễ phép người lớn tuổi và tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở gia đình.

    – Tỷ lệ trẻ ra lớp so với năm trước tăng 60 trẻ. Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 90% trở lên.

    – Ngoài ra trẻ còn có các kỹ năng khác như: Chăm sóc vệ sinh cá nhân, nhận thức bản thân, giao tiếp, nhận thức môi trường tự nhiên, môi trường xã hội….

    – Cha mẹ luôn coi trọng và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trường, tham gia vào các buổi họp phụ huynh đạt 90% , tham gia vào các hoạt động dạy, hoạt động tự chọn, trực tiếp giúp trẻ hoàn thành một số bài tập, các yêu cầu của cô.

    Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua giờ đón trẻ, trả trẻ. Bảng thông tin dành cho cha mẹ, phiếu đánh giá trẻ theo chuẩn 5 tuổi ở cuối mỗi chủ đề và thông qua sổ bé chăm ngoan mà cô giáo gửi về theo các tháng trong năm học.

    Giao tiếp giữa cha mẹ với con cái tốt hơn, đa số cha mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con cái, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ. Cha mẹ cảm thấy hài lòng về kết quả học tập của trẻ, tin tưởng vào cách giáo dục nhà trường, thông cảm chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu để làm đồ dùng tự tạo phục vụ cho việc học tập, vui chơi của trẻ.

    – 100% trẻ đều được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tính tò mò, khả năng sáng tạo, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin. Qua đánh giá chất lượng trẻ cuối năm theo bộ chuẩn phát triển 5 tuổi, tỷ lệ trẻ đạt được ở các mặt phát triển khá cao từ 97% trở lên. Giúp trẻ đã đủ hành trang tri thức, kỹ năng sống, sẵn sàng học tập ở trường tiểu học.

    Năm học này công tác xã hội hóa giáo dục cho nhà trường với tổng số tiền là: 165.000.000 đ để giúp cho trẻ được sử dụng phòng vi tính với đầy đủ máy tính và một số đồ dùng phục vụ cho môn học.

    Cô giáo tạo cơ hội để trẻ được trò chuyện với cô, chú ý đến những câu hỏi của trẻ giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻ trong lớp.Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn,  phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ.

    Nhà trường đã có những kế hoạch cụ thể, chi tiết hơn, có các biện pháp tích cực hơn để hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt với trẻ mẫu giáo lớn.

    Có kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất kịp thời cho cô và trẻ, đồ dùng, trang thiết bị phù hợp, đa dạng, bền đẹp sử dụng có hiệu quả

    – Nhìn vào bảng tôi nhận thấy 100% trẻ các lớp có chuyển biến khá rõ rệt, kỹ năng trẻ tăng khá cao so với đầu năm. Trẻ lớp A1: “Kỹ năng hiểu biết và chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng”: đầu năm là 76% cuối năm đạt 98% so với đầu năm đã tăng 22%; “kỹ năng giữ an toàn cá nhân” đầu năm 78% cuối năm 100% so với đầu năm tăng 22%.

    – Trẻ lớp A2: “kỹ năng nhận thức về bản thân” đầu năm 80% cuối năm 97% tăng so với đầu năm 17%; “kỹ năng hợp tác với người khác” đầu năm 80% cuối năm đạt 98% so với đầu năm tăng 18%

    – Trẻ lớp A3: “Nghe hiểu lời nói” đầu năm 75% cuối năm 97%; kỹ năng giao tiếp đầu năm 75% cuối năm 95% tăng so với đầu năm là 20%

    Hướng dẫn giáo viên hình thành kỹ năng sống cho trẻ

    1. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
    2. Kết luận

    Theo khảo sát ban đầu của trẻ thì nhiều kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non B xã Vạn phúc. Tôi nhận thấy nhiều Kỹ năng sống cho trẻ mầm non của trẻ còn yếu kém hoặc chưa hình thành như kỹ năng thể hiện văn hóa trong giao tiếp, kỹ năng chăm sóc bản thân, kỹ năng tôn trọng người khác….

    Hiện nay ở trường tôi thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khá thường xuyên. Với nhiều hoạt động học, hoạt động vui chơi, các hoạt động khác được lồng ghép hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy những kỹ năng sống mà giáo viên hướng dẫn cho trẻ là những kỹ năng nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện theo 4 mặt phát triển của “bộ chuẩn phát triển 5 tuổi” và đánh giá trẻ 120 chỉ số được chia vào 9 chủ đề học trong năm. Ngoài ra còn đánh giá trẻ cuối năm học theo 5 mặt phát triển giáo dục. Trước đây giáo viên gọi tên của những kỹ năng đó là kỹ năng tự phục vụ, và bây giờ gọi nó với tên mới là “Kỹ năng sống cho trẻ mầm non”, Kỹ năng sống không chỉ là những kỹ năng phục vụ mà còn có cả những kỹ năng tâm lý, kỹ năng hợp tác, chia sẻ, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp các kỹ năng đó qua một năm thực hiện đề tài nghiên cứu trẻ được trải nghiệm nhiều hơn, cách hướng dẫn của cô cụ thể, rõ ràng hơn, các hình thức dạy trẻ thu hút hơn và cô đã tìm ra những biện pháp phù hợp vào dạy trẻ. Vì vậy đa số trẻ đã hình thành được các kỹ năng sống theo yêu cầu của độ tuổi.

    II.Bài học kinh nghiệm:

    Với những kết quả đạt được, bản thân tôi đã đúc rút  được một số kinh nghiệm chung nhất do nghiên cứu tài liệu, do tích lũy được trong suốt quá trình công tác, với mong muốn gửi đến cô giáo, cha mẹ trẻ những kỹ năng quan trọng, cần có ở trẻ và điều cần làm, cần tránh. Nhằm giúp cô giáo, cha mẹ hình thành các kỹ năng sống cơ bản  của trẻ mầm non như sau:

    – Giáo viên phải được trang bị và thực hành thành thạo về các phương pháp giảng dạy kỹ năng sống. Tích cực nghiên cứu tìm thấy cái mới, sáng tạo để đưa vào dạy trẻ

    – Thống nhất về nội dung giáo dục trong nhà trường để tiến hành đưa vào dạy trẻ. Nội dung giáo dục xây dựng phải cụ thể, phù hợp với từng khối lớp

    – Cần có chuẩn về  nội dung giáo dục đào tạo kỹ năng sống cho trẻ để định hướng và đi đến sự thống nhất theo tiêu chuẩn chung. Trong quá trình dạy trẻ, những kỹ năng sống cần có ở trẻ được xác định dựa trên những tiêu chí cụ thể  của mỗi kỹ năng, xác định phương pháp đánh giá mức độ hình thành kỹ năng trẻ sau mỗi tiết học, sau một chủ đề, kết thúc năm học.

    – Bổ sung cho giáo viên các tài liệu giáo trình giảng dạy về kỹ năng sống cho trẻ mầm non đến giáo viên. Bên cạnh đó hướng dẫn giáo viên tìm tài liệu tham khảo qua sách báo, trên các trang vvebsite của BGD&ĐT,

    – Hướng dẫn tích hợp nội dung hình thành kỹ năng sống vào những hoạt động học và chơi hàng ngày của trẻ. Lựa chọn những kỹ năng sống đưa vào các chủ đề phù hợp để hình thành cho trẻ

    – Cần có sự kết hợp với gia đình trong việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ, việc rèn luyện kỹ năng cần thực hiện thường xuyên ở nhà. Nêu cao vai trò phối hợp của giáo viên với cha mẹ trẻ.

    – Cần xây dựng các lớp điểm để tiến hành thực nghiệm và từ đó nhân rộng ra các khối, lớp khác ( chú ý đến các tiêu chí dạy trẻ về nhận thức, kỹ năng sao cho phù hợp với từng độ tuổi và khả năng nhận thực của trẻ)

    – Nhà trường cần được trang bị thiết bị mầm non cơ sở vật chất tốt để hỗ trợ cho việc hình thành kỹ năng sống của trẻ

    – Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần phải khơi gợi và phát huy sự tham gia của trẻ bên sự hướng dẫn của giáo viên, không nên áp đặt ý kiến hay suy nghĩ chủ quan của người lớn

    – Giáo viên phải có sự hiểu biết về tâm sinh lý của trẻ. Nền tảng của việc giáo dục kỹ năng sống là ý thức cao về giá trị bản thân của trẻ, cô giáo phải tạo được không khí dân chủ, thoải mái, có những tác động kịp thời, tạo không khí tranh luận sôi nổi để trẻ biết cách chấp nhận hoặc không chấp nhận. Giáo viên cũng phải chú ý đến cách phản hồi của mình đối với trẻ, hạn chế chê trẻ hoặc phủ nhận câu trả lời của trẻ.

    – Giáo viên, phụ huynh cần nhận thấy vai trò quan trọng của việc hình thành kỹ năng sống. Nhận thấy việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết vì đây là những kỹ năng hình thành nhân cách cho trẻ mầm non

                III. Khuyến nghị:

    – Phòng giáo dục tạo điều kiện hơn nữa cho công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các trường về nội dung, giáo dục kỹ năng sống.

    – Giáo viên cần tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, hội thi của BGH tổ chức.

    – Vận dụng sáng tạo những gợi ý của BGH vào thực tế giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cụ thể của lớp mình phụ trách.

    Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc “ chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non B xã Vạn Phúc”. Kính mong các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp đóng góp ý kiến để giúp tôi có thêm Sáng kiến kinh nghiệm mầm non để chỉ đạo hướng dẫn giáo viên hình thành kỹ năng sống cho trẻ được tốt hơn.

     

    Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/kynangsongtreem