Hướng dẫn đường đi đến Chùa Một Cột (2021) | Viet Fun Travel

Với những công trình kiến trúc độc đáo cùng ý nghĩa lịch sử lâu đời, chùa Một Cột xứng đáng là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần thúc đẩy du lịch Hà Nội tới bạn bè quốc tế. Vậy địa chỉ Chùa Một Cột nằm ở đâu?

Chùa Một Cột nằm ở đâu?

Tọa lạc trong công viên phía sau phố Ông Ích Khiêm, quận Ba Đình, Hà Nội, chùa Một Cột là một trong những di tích văn hóa lịch sử lâu đời và biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

Chùa Một Cột nổi tiếng với kiến trúc độc đáo như một đóa sen lớn đang vươn khỏi mặt nước nhờ vào hệ thống những thanh gỗ chắc chắn hỗ trợ bên dưới.

Vào năm 1962, chùa Một Cột được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Và đến năm 2012, chùa lại được Tổ chức kỷ lục châu Á công nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á.

Đến với chùa Một Cột trong tour du lịch Hà Nội, du khách sẽ được tham quan, chiêm ngưỡng những đền thờ trang trí công phu và thư giãn trong khung cảnh thanh bình. Chùa Một Cột mở tất cả các ngày trong tuần vào mùa hè và đóng cửa vào thứ 2, thứ 6 vào mùa đông.

dia chi chua mot cot nam o dau

Chùa Một Cột nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Tour Du Lịch  Hoa Lư - Tam Cốc 1 Ngày

VF39:Tour Du Lịch Hoa Lư – Tam Cốc 1 Ngày

Thời gian: 1 Ngày

Phương tiện: Đi xe về xe

Khởi hành:Hàng ngày (Từ 8h00 – 17h00)

Lịch trình: Hà Nội – Ninh Bình – Hà Nội

Giá Từ

940.000đ

Xem Tour

Đường đến chùa Một Cột

Chùa Một Cột nằm ở quận Ba Đình, phía Tây Hoàng thành Thăng Long và bên phải là lăng Bác nên du khách có thể dễ dàng đến chùa Một Cột bằng bất cứ phương tiện công cộng nào từ nội thành Hà Nội.

Từ bưu điện thành phố Hà Nội du khách đi về hướng Bắc, tại vòng xuyến đi theo lối ra thứ nhất vào Đinh Tiên Hoàng rồi rẽ trái tại DC Gallery vào Hàng Gai. Tại Authentic Battrang – Ceramic shop đi vào Hàng Bông, đi thẳng qua Xôi Cấm vào Điện Biên Phủ.

Từ đường này cắt ngang qua đường Hùng Vương sẽ đến đường Ông Ích Khiêm và ngay cạnh là chùa Một Cột.

Chùa Một Cột – Biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến

Khi nhắc đến chùa Một Cột, ngoài mang ý nghĩa tâm linh, đây còn là một trong những địa điểm du lịch đẹp nhất Hà Nội mà du khách không thể bỏ qua trong hành trình khám phá thủ đô.

Chùa Một Cột là công trình sáng tạo với sự kết hợp hài hòa của các không gian kiến trúc gồm hội họa, điêu khắc đá, mặt nước, chạm vẽ hành lang – biểu tượng của văn hóa, nghệ thuật mang đậm nét dân tộc.

Chùa xây chỉ có một gian nên được gọi là Liên Hoa Đài (đài hoa sen) với hình vuông mỗi chiều 3m, kết cấu gỗ, mái lợp ngói, bốn góc được uốn cong và phía trên có Lưỡng long chầu nguyệt.

dia chi chua mot cot nam o dau

Nhìn từ xa, chùa Một Cột như búp sen vươn lên giữa mặt hồ.

Điểm nổi bật nhất của kiến trúc độc đáo chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một trụ đá cao 4m, đường kính 1,2m gồm có 2 khối đá chồng liền khít lên nhau.

Lối dẫn vào chùa Một Cột để thắp hương lễ Phật là một cầu thang nhỏ bằng gạch, gồm 13 bậc thang rộng 1,4m và hai bên có thành tường xây gạch với bia đá giới thiệu về lịch sử của chùa.

Bên trong chùa thờ tượng Phật Bồ tát Quan Thế Âm đang ngồi trên một bông sen bằng gỗ được sơn son thếp vàng và nằm ở vị trí cao nhất trong Liên Hoa Đài.

Đặc biệt, trên bức tượng Phật là hoành phi Liên Hoa Đài gợi nhớ đến những giấc mơ của vua Lý dẫn đến quyết định cho xây dựng chùa. Phía dưới chân tượng bày nhiều hoa thơm và quả ngọt của những người đến lễ chùa.

Theo người dân địa phương truyền tai nhau rằng, những cặp đôi đến cầu nguyện ở chùa sẽ được ban cho hôn nhân và con cái.

Khi bước ra ngoài chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ao sen được bao quanh bởi lan can làm bằng sạch sành tráng men xanh phía dưới chùa Một Cột và tận hưởng không khí trong lành.

dia chi chua mot cot nam o dau

Chùa Một Cột đẹp yên bình trong nắng sớm.

Đặc biệt, theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội, du khách đừng mải mê tham quan mà bỏ lỡ cơ hội ngắm nhìn cây bồ đề to lớn, xum xuê và xanh mát phía sau chùa. Đó chính là món quà của Tổng thống Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Ấn Độ vào năm 1958.

Bên cạnh đó, chùa còn có một cổng Tam quan là một công trình mở rộng dùng cho việc tụng kinh, thờ cúng và sinh hoạt của những tăng ni. Vào những dịp lễ Tết hoặc ngày Rằm, mùng Một thì chùa chào đón rất nhiều du khách gần xa đến tham quan và cầu nguyện cho một năm may mắn, an lành.

Không chỉ hấp dẫn bởi kiến trúc độc đáo, chùa Một Cột còn là biểu tượng của sự trường thọ, trí tuệ, sự cứu rỗi và lòng nhân ái. Khác với những ngôi tháp Phật giáo, chùa Một Cột mang những triết lý nhân văn vô cùng sâu sắc với hình vuông bên ngoài đại diện cho âm, còn các cột hình tròn đại diện cho dương.

dia chi chua mot cot nam o dau

Chùa Một Cột là một – Điểm tham quan mà không ai có thể bỏ qua khi đến với thủ đô Hà Nội.

Khối kiến trúc gỗ đá rất hài hòa với cảnh quan, cây cối, ao vườn tạo vẻ cổ kính, uy nghi nhưng không kém phần nhẹ nhàng và thanh lịch của cõi Phật. Theo nhiều du khách thập phương từng đến chùa Một Cột ở Hà Nội tham quan và cầu phúc, đặc biệt là du khách nước ngoài thì họ rất ấn tượng với kiến trúc có một không hai này.

Vì vậy, thế hệ mai sau cần phải bảo tồn và gìn giữ không chỉ những di tích lịch sử mà còn liên quan tới vấn đề tâm linh của cả một dân tộc.

Nếu có dịp ra thăm Hà Nội, du khách đừng quên qua ngôi chùa Một Cột nổi tiếng này để có những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ nhất, góp phần ghi dấu nhiều kỷ niệm khó quên trong hành trình khám phá thủ đô.

Du lịch Việt Vui tổng hợp